Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ các dân tộc thiểu số
4.3.1. Định hướng vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ của huyện thuận châu
- Vận động phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua, các cở sở Hội tổ chức cho hội viên học tập phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận đọng xây dựng gia đình “ 5 không, 3 sạch”, rèn luyện phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Hằng năm phải lựa chọn những phụ nữ tiêu biểu trong các phong trào thi đua để tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng.
Động viên phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực học tập, giao lưu, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các chương trình về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của phụ nữ. Tích cực tổ chức các cuộc vận động phụ nữ rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “ Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ phụ nữ nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc sống , giáo dục gia đình. Tiếp tục vận động phụ nữ thực hiện xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới.
Các cơ sở Hội phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế xã thực thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, tích cực vận động phụ nữ thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ, giảm tình trạng sinh con thứ 3, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động phụ nữ làm tốt công tác hậu phương, nâng cao nhận thức và khả năng ra quyết định của phụ nữ với các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương, phát
hiện, bỗi dưỡng giới thiệu cán bộ phụ nữ người dân tộc thiểu số tham gia công tác chính quyền và công tác lãnh đạo quản lý tại địa phương.
- Vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững: Cần đề xuất các chính sách, xây dựng các chương trình, đề án nhằm phát huy vai trò của lực lượng lao động nữ, tập trung vào đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh của phụ nữ. Tập trung giúp đỡ phụ nữ ở nhóm hộ nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận với các chương trình hỗ trợ, vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, vận động phụ nữ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Tổ chức các chương trình giúp đỡ, hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ người dân tộc thiểu số theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tích cực vận động, hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế, đẩy mạnh cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững” bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và địa phương.
Khuyến khích phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các thông tin về kinh tế xã hội và hội nhập, nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng, tăng cường giáo dục, hướng dẫn phụ nữ dân tộc thiểu số về việc thực hiện an toàn thức phẩm, vận động phụ nữ thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Xây dựng các tổ chức hội cơ sở vũng mạnh, tham gia xậy dựng chính quyền, nâng cao vai trò phản biện xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng của các tổ chức hội cơ sở, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức sinh hoạt, thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia tổ chức hội, duy trì và phát triển đội ngũ hội viên nòng cốt, tình nguyện viên. Thực hiện tốt chức nag đại diện của các tổ chức hội tại cơ sở, nâng cao công tác giám sát, đóng góp
ýkiến và phản biện xã hội, đề cuất các chính sách đối với phụ nữ. Vận động xã hội thực hiện tốt công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Tiếp tục nâng cao nhận thức, kỹ năng của các cán bộ hội, đặc biệt là cấp cơ sở. Đẩy mạnh thực hiện phương châm
“hướng về cơ sở”, thực hiện tốt công tác phối hợp mở các lớp xóa mù chữ, lớp tuyên truyền vận động đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
4.3.2. Giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
4.3.2.1. Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất nông nghiệp
Với các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương, trồng ngô, trồng sắn trên các đồi núi cao nên đa dạng hóa các nguồn lực và phương
thức hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Thuận Châu đặc biệt là hỗ trợ các ống dẫn nước để để đảm bảo tưới tiêu, phun cỏ, tăng cường khai thác các nguồn vốn vay ưu đãi qua các hội huyện Thuận Châu dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số, mở rộng vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội.
Khai thác các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các ngành, hội phối hợp để khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển sản xuất; đẩy mạnh tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến khích phụ nữ tham gia liên kết sản xuất đặc biệt là giữa phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với phụ nữ ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn, động viên phụ nữ thi đua sản xuất kinh doanh, xây dựng, biểu dương khen thương các mô hình kinh tế hiệu quả của phụ nữ.
Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn. Đặc biệt trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh, định hướng cho họ phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có như vậy đồng vốn mà chị em bỏ ra mới sinh lời. Tổ chức chính quyền địa phương cũng phải tuyên truyền giới thiệu việc làm động viên phụ nữ tiếp thu các giống mới cho năng suất cao, đưa tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Để nhân dân nhiệt tình hưởng ứng thì cán bộ xã, cán bộ hội phải là người đi đầu thí điểm. Hội phụ nữ cũng cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, hạch toán lãi lỗ trên một đồng vốn cho vay và đầu tư vào mô hình sản xuất có khả năng đem lại hiệu quả cao nhất, tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm làm ăn từ đó từng bước xoá đói giảm nghèo và nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội.
Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về thu hút phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các hội cơ sở, tích cực vận động, truyền thông công chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có các biện pháp giúp đỡ cụ thể, mang lại hiệu quả cao. Vận động phụ nữ dân tộc thiểu số đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” giảm nghèo bền vững, nâng cao kỹ thuật sản xuất và chất lượng của sống giá đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
4.3.2.2. Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
Để phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế phi nông nghiệp trên địa huyện Thuận Châu đối với phụ nữ dân tộc thiểu số thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp chính quyền và các tổ chức chính chị xã hội trên địa bàn. Đặc biệt là mở rộng đối tượng vay vốn, cắt giảm các thủ tục cho vay, mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật và thị trường cho phụ nữ để phụ nữ tự tin phát triển các mô hình có thế mạnh của địa phương như thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, đan lát, may... Tăng cường tuyền truyền, giáo dục về bình đẳng giới, khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của gia đình và xã hội, giúp phụ nữ tự tin, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho gia đình và xã hội.
4.3.2.3. Tăng cường tiếp cận thông tin và ứng dụng khoa học kỹ thuật cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận thông tin thị trường cũng là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vì con người muốn phát triển và có hiểu biết rộng thì cần phải có thông tin. Tuy nhiên do ngoài công việc tạo thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn phải dành nhiều thời gian cho công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên họ thiếu thời gian để tiếp cận và nắm bắt thông tin. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến vai trò của người phụ nữ, nhiều khi không nắm bắt được thông tin kịp thời đã làm họ mất đi cơ hội việc làm, cũng như cơ hội tham gia các hoạt động xã hội để có thể khẳng định năng lực của mình. Vì thế, để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ, chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể nên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị, các quyền và chính sách đãi ngộ cơ bản, các dịch vụ công, y tế, giáo dục, cơ hội việc làm,... đến các gia đình đặc biệt là những người nghèo, người dân tộc thiểu số những người dễ bị tổn thương và những người thường xuyên nằm ngoài các quá trình và thể chế quản trị chính thống do ít được tiếp cận với sự hỗ trợ thông tin và truyền thông.
Để tăng cường cơ hội tiếp cận việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số thì cần phải có chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ. Cần sự phối hợp giữa các Bộ ngành và địa phương đặc biệt là Hội LHPN các cấp huyện Thuận Châu để xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là đối với các nghề đẹt may, thổ cẩm truyền thống.
Các xã cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, mô hình đào tạo nghề; thực hiện công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; đa dạng, linh hoạt các chương trình đào tạo, hình thức đào tạo cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số; gắn chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu, theo đặt hàng của doanh nghiệp…
4.3.2.4. Tăng cường tiếp cận tín dụng và quản lý nguồn lực hộ cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu cần xem xét, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng năm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số. Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện. Hoàn thiện chính cho vay, thời điểm vay, định mức và lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Phối hợp chắt chẽ với các tổ chức Hội có liên quan để rà soát, lập danh sách các hộ cần vay vốn,
Đối với chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo các ngành thực hiện tốt chính sách tín dụng cho phụ nữ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hàng năm bố trí đủ tỷ lệ vốn vay cho Ngân hàng chính sách xã hội từ nguồn vốn ngân sách địa phương, ưu tiên cho vay các đối tượng hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Để phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng chính sách, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.
Thực hiện tốt những vấn đề này chính là giải pháp căn bản để tín dụng chính sách phát huy tối đa hiệu quả trong đời sống xã hội, góp phần cải thiện, chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
4.3.2.5. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục đối với phụ nữ dân tộc thiểu số
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục cả về nội dung và phương pháp, tập trung tuyên truyền miệng và truyền thông công chúng. Tăng cường sử dụng truyền thông đa phương tiện, tổ chức các hình thức tuyền truyền phù hợp với từng đối tượng, quảng bá hình ảnh, vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội. Triển khai có hiệu quả các chương trình truyền thông của Hội phụ nữ huyện Thuận Châu, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Vận động phụ nữ tham gia các lớp xóa mù chữ, đọc sách báo thường xuyên, xây dựng và tổ chức thiện tốt đề án “Tủ sách phụ nữ làm theo Bác”. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Địa chỉ tin cậy, phát triển nhân rộng mô hình tại các chi hội cơ sở.
Tích cực vận động, động viên hụ nữ tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp cho họ có được cơ hội giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp nhau mở rộng sự hiểu biết kiến thức về mọi lĩnh vực. Vì vậy một mặt cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, chức năng của phụ nữ mặt khác tự bản thân chị em cũng phải có ý thức tự mình vươn lên khắc phục khó khăn tích cực học tập trau dồi kiến thức và tham gia các đoàn thể xã hội.
Chính quyền xã cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó người chồng và các thành viên trong gia đình phải tôn trọng vợ, thông cảm với sự vất vả của vợ, quan tâm chia sẻ gánh nặng mà người vợ phải đảm đương như gánh vác việc nhà, chăm sóc con để người vợ yên tâm công tác ngoài xã hội. Khi được quan tâm chia sẻ việc nhà họ sẽ có thời gian được học tập vui chơi giải trí, đây cũng là một trong những điều kiện giúp chị em được bình đẳng trong công tác xã hội từng bước xoá bỏ mặc cảm tự ti mình là phận gái kém cỏi hơn nam giới. Đó là những công tác thiết thực nó giúp đỡ người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau phát triển, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.