Giá bán nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 102)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5. Giá bán nước sinh hoạt

Đơn giá bán nước thực tế hiện nay của huyện do UBND tỉnh quy định và được căn cứ vào:

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá thu nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

Căn cứ Thông báo Kết luận số 695-TB/TU ngày 08/11/2017 của Thường trực Tỉnh ủy về việc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch và phí thoát nước;

Căn cứ Thông tư số 54/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ TC về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ Xây dựng, về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 117/2010/QĐ-UBND ngày 28/09/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc thu thuế tài nguyên;

Căn cứ Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 13/03/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc ban hành nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về giá của cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Căn cứ Quyết định số 600/2017/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh, Về việc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch và phí thoát nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; giá nước sạch tại thị trấn Phố mới, huyện Quế Võ; thị trấn Thứa, huyện Lương Tài; thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình,thị trấn Lim, huyện Tiên Du, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.

Căn cứ Quyết định số 632/2014/QĐ-UBND ngày 25/06/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc phê duyệt phương án tạm thời giá bán nước sạch của công

trình cấp nước xã An Bình, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành; xã Cảnh Hưng, xã Tân Chi, huyện Tiên Du; xã Văn Môn, huyện Yên Phong.

Đối với giá nước áp dụng tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; ý kiến thẩm định của Sở tài chính, Sở nông nghiệp và PTNT.

Bảng 4.22. Giá bán Nước sinh hoạt nông thôn quy định áp dụng đối với Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh

Mục đích sử dụng nước

Sinh hoạt các hộ dân cư

Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh (2017)

Giá tiêu thụ nước sạch bình quân 5.700 đồng /m3.

Các mức giá trên đây đã bao gồm thuế VAT, thuế tài nguyên nước, chưa có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Theo nghiên cứu giá nước được tính bao gồm các khoản chi cho sản xuất NSHNT như:

+ Tiền lương (14%) + Tiền điện (44%)

+ Tiền hóa chất và các vật tư xử lý nước khác ( 22%) + Chi phí cho sửa chữa nhỏ (20%)

Đối với giá nước của doanh nghiệp trên địa bàn huyện UBND tỉnh quy định cụ thể cho từng công trình

Qua nghiên cứu điều tra giá bán nước sinh hoạt của UBND tỉnh dành cho công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh và công ty đầu tư xây dựng Tiêu Tương(TNHH) là 2 đơn vị cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn.

Bảng 4.23. Giá bán nước sinh hoạt nông thôn quy định áp dụng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du

Mục đích sử dụng

Sinh hoạt hộ dân cư Mức giá nước sinh hoạt

Nguồn: Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh (2017) Theo quy định của UBND tỉnh, giá nước sinh hoạt các công ty doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du cấp nước cho khu vực nông thôn, mức giá không lũy kế là 8000 đồng/m3.

Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về giá bán nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện

Đánh giá Quá cao Cao Vừa phải Thấp Tổng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Qua bảng 4.24, đánh giá của người đân về giá bán nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn cho thấy kết quả điều tra trên địa bàn, đánh giá của người dân quá cao chiếm 6,7% do thu nhập của họ so với mức giá bán nước sinh hoạt chưa thực sự phù hợp. Đánh giá về giá bán nước sinh hoạt cao là 35,8% và đánh giá mức giá nước sinh hoạt vừa phải và thấp lần lượt là 52,5% và 5%. Mức độ đánh giá mức giá vừa phải đạt tỷ lệ cao nhất.

Bảng 4.25. Quyết định tiếp tục sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn khi giá tăng cao

Lựa chọn

Tiếp tục sử dụng không quan tâm tăng giá Không sử dụng

Tiếp tục nếu giá chỉ tăng vừa phải Tổng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Qua bảng 4.25, tổng hợp từ kết quả điều tra quyết định tiếp tục sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn khi giá tăng cao như sau: Tỷ lệ tiếp tục sử dụng nước sinh hoạt nếu giá tăng cao là 27,5% do nhu cầu và sự hiểu biết của nhóm đối tượng này và họ đã bỏ nước máy (nước ngầm gia đình) và sử dụng 100% nước sinh hoạt nông thôn, tỷ lệ không sử dụng là 43,3%, họ cho rằng giá tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sinh hoạt của họ và quyết định không sử dụng nếu giá tăng. Có 29,2% số người được điều tra cho rằng họ tiếp tục sử dụng nếu giá tăng vừa phải có lộ trình nhất định theo giá cả thị trường, chứ tăng một cách vô lý là họ không đồng ý và không sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w