PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MAI CHÂU 52 1. Thực trạng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện
4.1.1. Thực trạng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
4.1.1.1. Số lượng tài sản công
Mai Châu có 23 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn, và 22 xã. Bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước gồm: UBND huyện và 12 cơ quan chuyên môn, giúp việc ủy ban trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn.
Công tác quản lý tài sản công trên địa bàn huyện Mai Châu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho UBND huyện Mai Châu. UBND cấp huyện có nhiệm vụ sau đây:
(i) Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ TSC;
(ii) Hàng năm báo cáo HĐND cùng cấp và Sở Tài chính về tình hình quản
lý TSC;
(iii) Lập và quản lý hồ sơ về TSC;
(iv) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý TSC.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mai Châu, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về tài sản công. Nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch về quản lý tài sản công được thể hiện ở các mặt như sau:
Xây dựng, trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản công và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản công; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công theo thẩm quyền tại địa phương;
Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND huyện quyết định theo
thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản công, giao tài sản công cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản công trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND huyện quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Tổ chức quản lý và khai thác tài sản công chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản công;
Tham mưu cho UBND huyện có ý kiến với các cơ quan chức năng về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn;
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND huyện ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản công, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
giúp UBND huyện thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Với những nhiệm vụ như trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong những năm qua đã triển khai việc thực hiện quản lý tài sản công trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các tài sản là trụ sở làm việc, phương tiện đi
lại, máy móc, thiết bị và tài sản khác đã được Phòng Tài chính - Kế hoạch quản lý bằng phần mềm của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính).
Bảng 4.1. Số lượng tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
1. Diện tích đất đai
2. Xe ô tô
3. Máy vi tính
4. Máy in các loại
5. Máy điều hòa
6. Bàn ghế làm việc
7.Bàn ghế tiếp khách
8. Bàn ghế phòng họp
9. Tủ đựng tài liệu
10. Các loại thiết bị văn phòng khác
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018) Diện tích sử dụng của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu không có nhiều thay đổi. Năm 2016 là 22,1 ha, đến năm 2018 tăng lên 23,2 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,46%.
Tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu rất đa dạng, đa loại hình từ máy móc, thiết bị công tác, thiết bị tin học, đồ dùng văn phòng.
Hiện nay, để thực hiện dự án xây dựng nhà làm việc của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, đa số các đơn vị đã phải di chuyển tới nơi làm việc mới để giải phóng mặt bằng xây dựng. Vì vậy, tài sản nằm phân tán ở nhiều nơi có nhiều biến động, thay đổi làm cho công tác quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2. Giá trị tài sản công
Tình hình tài sản của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện ở bảng sau:
54
2017 tăng lên 102,69 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên 111,27 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân là 7,5%.
Bảng 4.2. Giá trị tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu 1. Tài sản cố định - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài sản khác 2. Công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ Tổng
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018) Tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đất đai là tài sản sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện đứng ra thống nhất quản lý.
Để hình thành trụ sở làm việc, cơ quan hành chính, đơn vị nghiệp không phải nộp tiền sử dụng đất (được quy định tại Luật Đất đai năm 2003). Quá trình hình thành trụ sở được đầu tư mới từ NSNN hay từ tiếp do lịch sử để lại… Tuy nhiên đều được xác lập sở hữu nhà nước trước khi sử dụng. Do vậy có thể coi là có nguồn gốc từ NSNN.
Khuôn viên đất được hiểu là tổng diện tích đất do cơ quan Nhà nước thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai cho từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Diện tích làm việc cho cán bộ, công chức là diện tích của các phòng làm việc được xác định trên cơ sở số lượng cán bộ, công chức trong biên chế và hợp đồng làm việc không có thời hạn của cơ quan, đơn vị theo quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn định mức cho mỗi chỗ làm việc.
55
làm việc của 11 Phòng ban thuộc Văn phòng UBND bao gồm các phòng như:
Phòng Lao động thương binh và XH, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Phòng Công thương…
Cho đến thời điểm hiện tại cơ bản các đơn vị sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc đã được xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản theo quy định tại Nghị định số:13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ và Thông tư số: 29/2006/TT-BTC ngày 04/4/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Riêng về bất động sản, giá trị đất đai không có nguyên tắc trích khấu hao, giá trị không bị giảm đi mà còn tăng theo thời gian. Trong tổng số quỹ đất được dùng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Mai Châu diện tích đất được sử dụng nhiều cho các đơn vị hành chính nhà nước.
4.1.2. Thực trạng quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
4.1.2.1. Bộ máy phân cấp quản lý tài sản công a. Bộ máy tổ chức quản lý
Theo Nghị quyết số 97/2018/NQ - HĐND, ngày 04/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp thẩm quyền trong việc quản lý sử dụng TSC tại cơ quan tổ chức thuộc tỉnh Hòa Bình về việc phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý. Trong đó có quy định rõ đối với tài sản là trụ sở làm việc;
phương tiện giao thông vận tải; máy móc, trang thiết bị phương tiện làm việc và các động sản khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao hàng năm, thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản qui định đối với trụ sở làm việc và phương tiện đi lại là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Mọi tài sản công đều phải có người trực tiếp quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo tồn và phát triển tài sản công. Đảm bảo tài sản công phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, công bằng, hiệu quả và tiết kiệm.
Đối với cơ quan nhà nước, việc quản lý, sử dụng tài sản được quy định theo hướng chặt chẽ, bảo đảm công năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định
mức. Nhà nước bảo đảm tài sản cho cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản vào các hoạt động có mục đích kinh doanh. Ngoài ra, một số yếu kém còn tồn tại như Bộ máy hành chính còn phức tạp, cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực trong quản lý.
UBND huyện Mai Châu
Phòng Thống Kê Phòng Tài chính - Kế hoạch;
Phòng GD&ĐT
Tài sản công của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các trường học thuộc Phòng GD&ĐT
Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018) b. Phân cấp quản lý tài sản công
* Phân định trách nhiệm:
Theo Nghị quyết số 97/2018/NQ - HĐND, ngày 04/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp thẩm quyền trong việc quản lý sử dụng TSC tại cơ quan tổ chức thuộc tỉnh Hòa Bình như sau:
Chủ tịch Ủy ban huyện Mai Châu là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng tài sản trước pháp luật và lãnh đạo Văn phòng. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và gắn trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tải sản, Chủ tịch Ủy ban huyện Mai Châu uỷ quyền:
Phó Chủ tịch Ủy ban huyện Mai Châu ký quyết định giao trách nhiệm quản lý và điểu chuyển nội bộ tài sản giữa các đơn vị không có con dấu và tài khoản riêng đối với tài sản có nguyên giá từ 50 triệu đồng trở lên đến dưới 500 triệu đồng.
Phân cấp quản lý tài sản cho thủ trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban có con dấu và tài khoản riêng chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức quản lý và
sử dụng tài sản trong phạm vi được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản.
Các máy móc thiết bị được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người ý thức tốt hơn trong quản lý tài sản. Thực hiện quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với lãnh đạo các đơn vị về tình hình sử dụng tài sản của từng bộ phận.
UBND huyện Mai Châu cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào quản lý, sử dụng trong quá trình làm việc tại các cơ quan hành chính như bảng 4.3.
* Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị của cán bộ, công chức, viên chức
Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
Mỗi cán bộ từ nhân viên đến cấp lãnh đạo văn phòng được sử dụng các trang thiết bị với tổng kinh phí từ 2 tới 75 triệu đồng; Mỗi phòng làm việc của cán bộ từ cấp nhân viên đến lãnh đạo Văn phòng được sử dụng trang thiết bị với tổng kinh phí từ 18 đến 50 triệu đồng.
Bảng 4.3 nêu rõ tình hình phân cấp tài sản tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện thuộc 13 phòng ban có liên quan năm 2018 với tổng là 111,27 triệu đồng đã được phân bổ.
Tại các cơ quan quản lý hành chính tiến hành điều tra, có một số điểm mạnh như sau: Hành lang pháp lý được kiện toàn. Đối với cơ quan nhà nước, việc quản lý, sử dụng tài sản được quy định theo hướng chặt chẽ, bảo đảm công năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định mức. Nhà nước bảo đảm tài sản cho cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản vào các hoạt động có mục đích kinh doanh. Ngoài ra, một số yếu kém còn tồn tại như Bộ máy hành chính còn phức tạp, cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực trong quản lý.
Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.
Sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.
Bảng 4.3. Giá trị tài sản công tại các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện Mai Châu giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
1. Văn phòng HĐND- UBND huyện
2. Phòng Nội vụ
3. Phòng Kinh Tế
4. Phòng TN&MT
5. Phòng Quản lý đô thị
6. Phòng VH&TT
7. Phòng Tư pháp
8. Phòng Tài chính - KH
9. Phòng GD&ĐT
10. Phòng LĐTB &XH
11. Phòng Thanh tra
12. Phòng Y tế.
13. Khác
Tổng
Nguồn: UBND huyện Mai Châu (2018) Thực hiện kê khai đăng ký, báo cáo tài sản công theo đúng quy định hiện hành.
Công khai tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, đơn vị.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Qua điều tra cho thấy 100% các đơn vị thực hiện phân cấp quản lý tài sản công. Tuy nhiên, công tác phân cấp chưa cụ thể, chưa có tính quy chuẩn. Chính vì vậy mà có tới 58,33% CBCNV cho rằng việc thực hiện phân cấp chỉ mang tính hình thức gọi là có.
Khi được hỏi về hiệu quả công tác phân cấp quản lý tài sản trong cơ quan của CBCNV thì có 43,33% số người được hỏi cho rằng công tác phân cấp quản lý tài sản công là hiệu quả và rất hiệu quả. Nhưng cũng có tới hơn 50% CBCNV cho
59
Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về công tác phân cấp quản lý tài sản công của các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện
Mai Châu Đánh giá
1. Có tiến hành phân cấp quản lý tài sản không?
- Có phân cấp - Không phân cấp
2. Phân cấp theo quy định của nhà nước?
- Chỉ là hình thức
- Theo quy định của nhà nước
3. Hiệu quả công tác phân cấp quản lý tài sản công - Rất hiệu quả
- Hiệu quả - Bình thường - Chưa hiệu quả
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua điều tra cho thấy có 12 CBCNV (chiếm 20%) ý kiến cho rằng công tác phân cấp chưa hiệu quả. Lý do là: phân cấp không theo quy định nhà nước, chưa phù hợp với thực tế và chưa được chặt chẽ.
Nhìn chung, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã phân định trách nhiệm, quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan. Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban huyện Mai Châu cũng bị phụ thuộc vào Ủy ban tỉnh vì quản lý tập trung tài sản. Chính việc này đã khiến cho các đơn vị trực thuộc không phát huy được hết năng lực của tài sản cũng, các đơn vị trực thuộc sẽ bị thụ động trong việc xử lý những biến động liên quan đến tài sản, khiến cho công việc không được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời.
4.1.2.2. Lập kế hoạch mua sắm tài sản công
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài sản, các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu có văn bản đề xuất trên cơ sở nguồn kinh phí phân bổ dự toán hàng năm của huyện giao. Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch mua sắm tài sản. Phòng Tài chính - Kế hoạch lập kế hoạch mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm trình lãnh đạo Ủy ban, Văn Phòng phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó,