Tổng quan thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

4.1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Năm 2017, diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Nam là 60.860,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 53.120,48 ha chiếm 87,28% diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều trong toàn huyện xã, có nhiều đất nông nghiệp là xã Yên Sơn với 1.138,85 ha chiếm 79,30 % tổng diện tích tự nhiên của xã, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên của huyện, xã Trường Giang có ít đất nông nghiệp nhất với 190,12ha chiếm 15%

diện tích tự nhiên của xã, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên của huyện Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

theo mục đích sử dụng năm 2017

Số TT Mục đích sử dụng

Đất nông nghiệp

1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.1.3 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp

1.2.1 Đất rừng sản xuất

1.2.2 Đất rừng đặc dụng

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.4 Đất nông nghiệp khác

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam (2017)

Huyện Lục Nam là huyện miền núi với sự phân bố đất nông nghiệp không đồng đều phân chia vùng miền núi, vùng đồi núi thấp, vùng rẻo cao. Phần diện tích cây lâu năm tương đối nhiều 10.898,97 ha chiếm 20,52% diện tích đất nông nghiệp đã tạo ra những sản phẩm cây ăn quả có giá trị cao như na, nhãn ghép, tào đài loan...tạo nên thế mạnh SXNN của huyện

Bảng 4.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2015- 2017

Stt Loại đất

Đất nông nghiệp

1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.1.3 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp

1.2.1 Đất rừng sản xuất

1.2.2 Đất rừng đặc dụng

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.4 Đất nông nghiệp khác

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam (2017) Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 có sự biến động cụ thể năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 47.852,26 ha tăng lên 5.282,33 ha năm 2016 là 53.134,59ha nhưng có chiều hướng giảm dần đến năm 2017 là 53.120,48ha giảm 14,11ha bình quân biến động giai đoạn 2015-2017 là 105,36%

Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp; đất sản xuất nông nghiệp năm

44

4.1.2. Sơ đồ, tổ chức quản lý Đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về Đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam được thể hiện qua sơ đồ 4.1

Huyện ủy, UBND huyện

Đảng ủy, UBND xã

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Cán bộ Địa chính

Văn phòng ĐK QSDĐ

Hộ, doanh nghiệp, tổ chức được giao sử dụng đất

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam (2018) Phòng Tài nguyên Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN về Đất đai, trong đó việc quản lý đất nông nghiệp (1). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp Luật về Đất đai;(2). tham mưu cho UBND huyện trong việc thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;(3). Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (4). cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân; (5). Thực hiện thống kê, kiểm kê Đất đai; (6). Xây dựng bảng giá đất; (7). Xác định giá đất cụ thể; (9). Giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai.( Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2018)

Văn phòng đăng ký Đất đai: có nhiệm vụ giúp UBND huyện; (1). Thực hiện đăng ký biến động đất đai; (2). Theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động vào sổ hồ sơ địa chính những biễn động đất đai trên toàn huyện; (3). Chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; (4). Thực hiện giao dịch đảm bảo; (5). Thực hiện thống kê đất đai; (6). Thực hiện dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính.

Công chức địa chính xã: Thực hiện nhiệm vụ QLNN về Đất đai trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Tài nguyên Môi trường. Công chức địa chính xã có nhiệm vụ: (1). Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai;

(2). Hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình lập hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai; (3). Xác nhận vào hồ sơ của người sử dụng đất; (4). Tham gia thực hiện trống kê Đất đai; (5). Tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn; (6). Xử lý các viphạm về đất đai theo thẩm quyền; (7). quản lý dấu mốc đo đạc , mốc địa giới, bảo quản tư liệu về đất đai, bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; (8). Báo cáo tình hình sử dụng đất theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w