Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2013, có 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định cụ thể tại Điều 22 là:
2.1.3.1. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện
Luật đất đai năm 2013 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, hay Nghị định số 35, ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
trồng lúa. Đây là những văn bản có tính pháp lý, quy định cụ thể, chi tiết đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng, từ đó các cơ quan chức năng như tỉnh, huyện, xã căn cứ áp dụng, triển khai tới cán bộ, nhân dân thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân.
2.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Nội dung này được quy định tại Điều 29,30,31 Luật đất đai 2013; Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.3.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần, gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại Điều 34, Luật đất đai năm 2013. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,...) của thửa đất.
Là tài liệu pháp lý cao để Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn của cấp trên; địa phương, đơn vị (cấp huyện, xã) chủ động khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế sau đó trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt, từ đó làm căn cứ để quản lý, để điều chỉnh bổ sung, quy hoạch cho địa phương mình.
2.1.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sau khi thực hiện xong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (hàng năm, 5 năm và định hướng dài hạn hơn). Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc thường xuyên của cơ quan quản lý nhà bước nhằm mục đích đảm bảo việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chặt chẽ, đúng quy định. Việc quản lý này diễn ra theo hệ thống như tỉnh duyệt quy hoạch, kế hoạch
đối với cấp huyện; UBND huyện kiểm tra Phòng Tài Nguyên & môi trường; các xã, thị trấn trong huyện.
2.1.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Theo Luật Đất đai năm 2013, “thu hồi, trưng dụng đất” là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp luật”. Việc thu hồi đất là để tận dụng nguồn lực của đất đai nói chung và ĐNNo nói riêng. Mục đích trước hết của việc thu hồi đất là phục vụ cho lợi ích quốc gia, cộng đồng.
Chính phủ ban hành Nghị định 47/2014/CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trường hợp mà ĐNNo đang sử dụng vượt hạn mức được giao, ĐNNo nhận giao khoán... khi bị thu hồi được quy định trong điều 10 Nghị định 47/2014/CP (Chính phủ, 2014).
2.1.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, theo dõi, giám sát việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định, đúng mức bồi thường, hỗ trợ, quy trình thực hiện đảm bảo quy định đề ra.
2.1.3.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đây là công tác chuyên môn của cơ quan Tài nguyên & môi trường.Việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể liên quan.
Người đến liên hệ giải quyết công việc được giải quyết theo đúng quy định, quy trình đã được quy định rõ ràng đảm bảo tính công khai, minh bạch.
2.1.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định của Luật đất đai và Thông tư số 28, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, còn kiểm kê đất đai thực hiện 5 năm một lần.
2.1.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Để công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt, việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đang được quan tâm, đầu tư đúng mức từ trung
ương đến cấp cơ sở đã có hệ thống thông tin đất đai cơ bản hoàn thiện, giúp việc tra cứu, cập nhật, quản lý được thực hiện tốt.
2.1.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Cơ quan chức năng căn cứ vào giá đất đã được quy định, quản lý việc thực hiện liên quan đến mua, bán, trao đổi đất đai theo Luật đất đai hiện hành, Nghị định số 44, ngày 15/5/2014 quy định về giá đất của Chính phủ.
2.1.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đôn đốc, nhắc nhở khi họ chưa thực hiện nghĩa vụ của mình như tiền thuế đất đai, tiền thuê đất đai trả theo thời hạn.
2.1.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Để quản lý tốt công tác quản lý đất đai, các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thành lập các đoàn, các tổ kiểm tra chuyên đề, hay định kỳ về công tác đất đai để kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Như Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác tài nguyên môi trường của cấp huyện, UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác tài nguyên môi trường của huyện, các xã, thị trấn.
2.1.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho người dân hiểu, thực hiện, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ về đất đai;
các cơ quan chuyên môn ở mỗi cấp đề ra các biện pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai phù hợp với tình hình thực tiễn của mình.
2.1.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Đây là công tác hết sức phức tạp, đòi hỏi cơ quan chức năng các cấp cần giải quyết tốt, hợp tình, hợp lý, không để các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo liên quan đến đất đai gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.1.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Công tác quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai phụ thuộc nhiều vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, đơn vị; hoạt động này thường diễn ra ở những
địa phương kinh tế phát triển. Đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ công về đất đai như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất…
việc quản lý về dịch vụ đất đai dễ dàng hơn bởi đây là những dịch vụ công thuộc thẩm quyền kiểm soát của nhà nước, còn các hoạt động dịch vụ đất đai tư nhân rất khó kiểm soát vì chưa có các quy định cụ thể của pháp luật.
Qua tìm hiểu những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, với đặc thù là một huyện miền núi, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, qua khảo sát, nắm bắt tình hình, nhận thấy công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn có những nội dung chính cần quan tâm nghiên cứu sau, đó là:
(1) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện được xây dựng dựa vào các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo chức năng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hòa Bình, sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hòa Bình, Uỷ ban Nhân dân huyện Kim Bôi tiến hành xây dựng: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Kim Bôi”;
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã ban hành UBND huyện theo dõi, đôn đốc và kiểm soát việc thực hiện của các cơ quan, ban ngành trong huyện thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch đã đề ra đạt hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp còn rất hạn chế, ít thông tin và không được tuyên truyền để hiểu biết được về việc quản lý và sử dụng đất. Người dân chỉ biết mình được phân ruộng đất và quanh năm canh tác cần cù trên diện tích đó. Trên thực tế ở một số địa phương người dân được hỗ trợ tiền thủy lợi phí nhưng không hề biết nên cán bộ xã đã sử dụng trái phép số tiền đó mà không chi trả, hỗ trợ cho người dân. Một bộ phận không nhỏ người dân không tuân theo sự quản lý của nhà nước về quản lý đất nông nghiệp như tự ý bán ruộng đất nông nghiệp cho người khác bằng giấy thỏa thuận viết tay giữa hai cá nhân không thông qua cơ quan quản lý nhà nước, tự ý đào ao nuôi cá, trồng cây ăn quả vào diện tích đất trồng lúa… không tuân theo sự quản lý của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng tới việc quản lý đất đai gây ra nhiều vụ việc khiếu kiện, tranh chấp, lấn chiếm… phức tạp.
(2) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đều có những quy trình, thủ tục cụ thể được ban hành để các cơ quan chuyên môn căn cứ vào đó thực hiện, đây cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước cấp trên quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy định.
(3) Quản lý công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đất nông nghiệp là việc cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát xem cơ quan chuyên môn thực hiện việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng quy trình, thủ tục, kế hoạch đã đề ra không, trong quá trình thực hiện có vi phạm, có hành động tiêu cực gì không; Để phục vụ công tác quản lý được tốt Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, để giúp cho cán bộ chuyên môn thực hiện được thuận tiện, dễ dàng; quy trình này là căn cứ để người dân giám sát lại việc thực hiện thủ tục cấp giấy của cơ quan chuyên môn có đúng thời gian, đúng quy định hay không.
(4) Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
UBND huyện kiểm tra, giám sát các đoàn, các tổ kiểm tra của Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có thực hiện kiểm tra, giám sát về lĩnh vực đất nông nghiệp đúng quy định không; các trường hợp vi phạm, các điểm nóng có được xử lý, giải quyết đạt kết quả không. Công tác quản lý này giúp cơ quan chuyên môn thực hiện tốt hơn việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nươc về đất nông nghiệp 2.1.4.1. Nhóm các yếu tố về cơ chế chính sách
Nhóm yếu tố này bao gồm: Luật đất đai, Chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn), chính sách xã hội khác.
Sự chỉ đạo, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với chiến lược phát triển của các địa phương trong đó có chỉ đạo, định hướng cụ thể về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nông nghiệp là yếu tố quyết định đến toàn bộ chiến lược cũng như các kế hoạch trong quản lý và sử dụng nông nghiệp (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
Cơ chế chính sách của nhà nước và chính quyền tại địa phương có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Vì vậy, với mục tiêu quản lý sử dụng đất hiệu quả thì nhà nước cần có một cơ chế, chính sách nhất quán, hợp lý hơn nữa.
2.1.4.2. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước
Để giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thì các cấp chính quyền địa phương đóng vai trò chủ lực và rất quan trọng. Người cán bộ có trình độ và năng lực sẽ có những quyết định đúng đắn, ra các phương án có tầm chiến lược và phù hợp với địa phương tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó chính là nguồn đất nông nghiệp (Lê Đình Thắng, 2000).
2.1.4.3. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quản lý đất nông nghiệp Quá trình tổ chức thực hiện bao gồm: nhận định, đưa ra chính sách để các địa phương thực hiện quy hoạch. Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ nông trại là con đường cơ bản và lâu dài nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp, lao động và vốn của chính họ. Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp phải đạt được