Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở huyện Tân Yên, nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

- Thu thập tài liệu thứ cấp : Thu thập báo cáo xây dựng dự toán; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của UBND huyện cho xã, quyết định công khai quyết toán của các xã, TT.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

- Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến công tác quản lý NSX tại huyện Tân Yên được thu thập tại các điểm khảo sát điển hình thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện, Chủ tịch, kế toán các xã, TT, người dân, các ban ngành thuộc UBND các xã, TT liên quan đến quản lý NSX tại huyện Tân Yên.

- Dữ liệu này được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện, Chủ tịch, kế toán các xã, TT, người dân, các ban ngành thuộc UBND các xã những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý thu, chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp cơ sở. Số lượng phiếu hỏi được thể hiện qua bảng 3.1:

những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm

bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý ngân sách xã trong thực tiễn tại cấp cơ sở.

- Phỏng vấn điều tra trực tiếp: Tổng số 50 phiếu, được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.1. Số liệu phiếu khảo sát Đơn vị đến khảo sát

Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kho bạc Nhà nước huyện

Chi cục thuế huyện Chủ tịch UBND xã, TT Cán bộ tài chính xã, TT Người dân

Các ban, ngành thuộc UBND xã Tổng số

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phiếu khảo sát (2015) 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Thu thập các số liệu từ các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán và Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã để mô tả toàn bộ các nhiệm vụ thu, chi NSX được giao đầu năm, mức độ biến động nguồn vốn NSX và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thu, chi qua các năm.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sách, đối chiếu mức độ hoàn thành kế hoạch của các lĩnh vực thu, chi NSX trong một năm, giữa các năm với nhau; so sánh tỷ trọng giữa của một số lĩnh với tổng thu, chi NSX qua các năm. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những kết luận, nhận xét.

* Phương pháp cân đối

Sử dụng phương pháp cân đối trong việc tính toán cân đối thu- chi ngân sách, cân đối nhu cầu - khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn NSX cho các nhiệm vụ thu, chi qua các năm nhằm phát hiện ra những nhiệm vụ chi vượt định mức

nhà nước, có khả năng bội chi ngân sách, hụt thu ngân sách không đạt dự toán để từ đó đề ra các giải pháp tiết kiệm chi nhằm mục đích tiết kiệm, hiệu quả và tăng thu ngân sách để hoàn thành mục tiêu đề ra.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu + Nhóm thu ngân sách xã

- Chỉ tiêu tổng thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Chỉ tiêu thu ngân sách xã theo nguồn thu.

-Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ thu NSX.

+ Nhóm chi ngân sách xã

- Chỉ tiêu tổng chi NSX trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Chỉ tiêu chi ngân sách xã theo từng mục

- Cơ cấu các nguồn ngân sách xã cho lĩnh vực chi thường xuyên.

- Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chi NSX.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w