Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Thành phố Vĩnh Yên là địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau:
Thứ nhất: Thành phố Vĩnh Yên đang phát triển nhanh nhằm mục đích trở thành thành phố dịch vụ, chất lượng cao. Phát triển bán lẻ hàng tiêu dùng trên cơ sở khuyến khích thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu trên việc phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng là một trong những ưu tiên hang đầu.
Thứ hai: Mặc dù đã qua ba năm thực hiện nhiện vụ phát triển bán lẻ hàng
tiêu dùng, phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện đúng tiềm năng của thành phố, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba: Quá trình thực hiện chính sách phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
-Chọn tham vấn 6 cán bộ thành phố Vĩnh Yên: +Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên: 1 + Lãnh đạo phòng công thương thành phố: 1 + Lãnh đạo phòng Kế hoạch và đầu tư: 1 + Cán bộ quản lý thuế: 1
+ Cán bộ quản lý thị trường: 2
- Chọn phỏng vấn ngẫu nhiên 150 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Chọn phỏng vấn 20 đại diện chủ cửa hàng, đại diện doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Xác định kích thước mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết mẫu lớn (Raykov and Widaman, 1995). Tuy nhiên kích thước mẫu là bao nhiêu là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Khi lựa chọn số mẫu phỏng vấn người tiêu dùng tại thành phố Vĩnh Yên, tác giả đã dựa theo hai công thức:
Công thức 1: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham and Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. (n=5*m với m là số lượng câu hỏi nghiên cứu).
Số mẫu: 70
Công thức 2: Theo Tabachnick và Fidell (1966) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được đối với phân tích hồi quy đa biến là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập). Số mẫu: 130.
Do xét thấy số mẫu tương đối lớn vì vậy tác giả đã quyết định điều tra 150 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Bảng 3.5. Tiêu chí chọn mẫu điều tra
Chỉ tiêu
Đại diện chủ cửa hàng, đại điện doanh nghiệp Cán bộ thành phố
Người tiêu dùng
3.2.2. Phương pháp điều tra thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội; chính sách cơ sở, …
- Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại cơ quan cung cấp thông tin.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Bảng 3.6. Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng
06 +Cấp thành người/thành
phố phố.
Thông tin đặc điểm kinh tế xã hội
của thành phố, tình hình thực hiện Phỏng vấn sâu phát triển các loại hình bán lẻ hàng
tiêu dùng, các nhân tố tác động đến phát triển bán lẻ hàng tiêu dùng +Đại điện chu
cửa hàng, đại diện doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
20 đại diện/
thành phố
Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Kiếm nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển bán lẻ hàng tiêu dùng
Phỏng vấn bán cấu trúc
+ Người tiêu dùng
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như:
- Các tốc độ phát triển để phân tích xu hướng phát triển của các hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội, tác động của của phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trong sự phát triển đó. Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích tình hình phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.
* Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu kinh tế: Sử dụng các số so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, tốc độ phát triển, để phân tích sự phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng của thành phố các năm qua.
* Phương pháp phân tổ thống kê:
+ Căn cứ vào tiêu thức phân tổ thống kê cho đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng:
Loại hình bán lẻ.
+ Căn cứ phân tổ thống kê cho người tiêu dùng: Trình độ người tiêu dùng, độ tuổi người tiêu dùng, giới tính.
* Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại thành phố Vĩnh Yên. Từ đó đưa ra giải pháp cho sự phát triển.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu
3.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố
- Quy mô và tốc độ tăng các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố (Số lượng điểm bán lẻ và tốc độ tăng trưởng của từng loại hình bán lẻ, tỷ trọng giá trị hàng hóa qua từng loại hình bán lẻ,…).
- Chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển (cơ cấu bán lẻ hàng tiêu dùng, thực trạng lao động trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, …).
3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng
- Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, mật độ phân bổ đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng.
- Phân tích cơ sở vật chất, kỹ thuật của loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.
- Đánh giá của người dân về các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng
- Điều kiện đảm bảo cho phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng (sự phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của thành phố, sự đồng bộ và hiện đại hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM), ...).