CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thê giới và ở Việt Nam
1.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Ở cấp Trung ương, các bộ ban ngành được phân công các nhiệm vụ như sau:
- Bộ Xây dựng có tránh nhiệm quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ trì, phối hợp với các bộ
khác, ngành khác trong việc quản lý chất thải rắn đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn [5].
- Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, và các quy định có liên quan đến công nghiệp (trong đó
bao gồm cả vấn đề chất thải rắn công nghiệp). Thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động "khuyến công"
khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương.
Sinh viên: Phạm Hồng Quân – MT2001 14 - Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và
bảo vệ môi trường nói chung. Chịu trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại và phối hợp với các bộ, ban ngành hướng dẫn quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải rắn, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược kế hoạch và phân bổ ngân sách, nghiên cứu và phát triển các dự án xử lý chất thải và phê duyệt các báo cáo ĐTM.
- Các bộ, ban ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải (Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về
quản lý chất thải rắn ( Bộ thông tin - Truyền thông) hay phối hợp với bộ xây dựng thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn mới được triển khai (Bộ Khoa học và
Công nghệ)
Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiêm xây dựng định hướng xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn Trung ương [5]
Sinh viên: Phạm Hồng Quân – MT2001 15 1.3.2.2. Cấp địa phương
Các hợp phần chức năng quản lý chất thải rắn ở một số đô thi lớn tại Việt Nam được thể hiện như sau [5]:
Thu gom xử lý Vận chuyển tiêu hủy
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn tại Việt Nam [5]
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch ra chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước. Tham mưu cho Chính phủ trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở
tài nguyên và môi trường, các quận huyện, Sở giao vận tải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng quy tắc, quy chế bảo vệ môi trường của thành phố. Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiêm vụ xử lý chất thải rắn, đảm bảo vệ sinh môi trường của thành phố theo chức tránh được Sở giao thông vận tải giao.
1.3.2.3. Quản lý tổng hợp chất thải
Quản lý tổng hợp chất thải: cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp Bộ tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân thành phố
Ủy bân nhân dân Quận, Huyện
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở giao thông vận tải
Công ty môi trường đô thị
Chất thải rắn
Sinh viên: Phạm Hồng Quân – MT2001 16 các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng,...) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể
Hình 1.7. Mô hình quản lý tổng hợp chất thải [5]