ĐỘNG KIỂM TRA SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế với năng suất 3000 tấn dầu (Trang 125 - 137)

12.1. Vệ sinh nhà máy.

Vệ sinh là một trong những vấn đề không thể thiếu trong các nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất dầu lạc nói riêng. Chế độ vệ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Lượng nước dùng trong nhà máy khá lớn vì thế lượng nước thải ra cần được thoát hết.

Dầu chảy ra từ máng hứng đến bể chứa cần đảm bảo vệ sinh không để tạp chất, nước bẩn rơi vào. Nếu vệ sinh tốt thì sản phẩm dầu và khô dầu sản xuất ra có chất lượng cao, tăng hiệu suất thu hồi dầu. Ngược lại nếu vệ sinh không tốt tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn. Chính vì vậy trong sản xuất ta phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề vệ sinh.

Vệ sinh trong nhà máy bao gồm các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh phân xưởng sản xuất, thông gió, hút bụi, cung cấp nhiệt, cung cấp nước và thoát nước.

1. Vệ sinh cá nhân.

Công nhân phải ăn mặc áo quần sạch sẽ, không ăn uống trong phân xưởng sản xuất thực hiện tốt chế độ chăm sóc sức khỏe cho công nhân theo định kỳ.

2. Vệ sinh máy móc thiết bị.

Các máy móc thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh sát trùng.

3. Vệ sinh xí nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài phân xưởng sản xuất. Sau mỗi ca, mỗi mẽ cần phải vệ sinh nơi làm việc. Hàng năm tường nhà phải được quét vôi sạch sẽ, các phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà kho, nhà sản xuất phải lau chùi, nhà máy cần có hệ thống cấp thoát nước tốt.

4. Xử lý phế liệu.

Nhà máy sản xuất dầu lạc có nhiều phế liệu như vỏ lạc,bã lạc, bã hấp phụ... là những phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Do đó sau mỗi mẽ sản xuất cần phải bỏ chúng nơi quy định và đưa ra ngoài để xử lý.

5. Thông gió hút bụi.

Trong phân xưởng sản xuất đặc biệt là khu vực làm sạch và bóc vỏ lạc là nơi sinh ra nhiều bụi do đó ta cần đặt máy hút bụi để đảm bảo sức khỏe cho mỗi công nhân.

Ngoài ra trong phân xưởng sản xuất phải có bộ phận thông gió tốt để cung cấp không khí và giải nhiệt tạo điều kiện cho công nhân làm việc thoải mái.

6. Chiếu sáng tự nhiên.

Chiếu sáng tự nhiên nhằm tránh bệnh nghề nghiệp cho công nhân và tăng năng suất làm việc. Độ chiếu sáng nơi công tác phải đảm bảo bộ phận ánh sáng đồng đều đến các bộ phận tránh nơi quá sáng, quá tối.

7. Cung cấp nước.

Nước đưa vào sản xuất phải đạt được các tiêu chuẩn nước dùng trong sản xuất thực phẩm. Không chứa cặn cơ học, không độc, không chứa các chất gây ăn mòn, không chứa các ion kim loại nặng NH3, NO3. không chứa các vi sinh vật có hại, nước phải có độ cứng thấp và trung tính.

Để đạt được các tiêu chuẩn trên, nước trước khi đưa vào sản xuất cần phải qua hệ thống xử lý nước để tách tất cả các tạp chất có hại ra khỏi nước.

Để xử lý nước nhà máy sử dụng phương pháp hóa lý

Sơ đồ xử lý nước Nước sông

Bể gia vôi Bể gia vôi Bể gia vôi

Bể lắng Phin lọc cát 1

Hồ chứa Phin lọc cát 2

Xử lý clo(bằng nước javen) Phin than (khử mùi clo)

Đưa vào sản xuất Nguyên tắc làm việc

2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + H2O Các ion Ca2+, Mg2+ trong nước tạo kết tủa

CO2 + OH = HCO3

HCO3- + OH  CO32- + H2O Ca2+ + CO32-  2CaCO3 Mg2+ + OH- Mg(OH)2 Mg2+ + CO32-  2MgCO3

Khi cho phèn chua Al2(SO4)3. FeSO4.24H2O vào nước sẽ tạo ra kết tủa Al(OH)3. Các kết tủa này kéo theo các chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong nước lắng xuống đáy.

Nước javen cho vào nước có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật. Than hoạt tính có tác dụng khử mùi như javen.

8. Xử lý nước thải.

Nước thải nhà máy bao gồm nước thải ra từ các quá trình sản xuất sinh hoạt, vệ sinh ... Trong nước thải sản xuất có chứa NaOH, NaCl dầu và tạp chất khác. Các tạp chất này có tính ăn mòn đặc biệt NaOH còn có tính độc. Vì vậy việc thoát nước phải đảm bảo thực hiện tốt, nếu nước thoát không kịp sẽ gây mùi bốc lên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của công trình xây dựng.

Việc thoát nước ra khỏi nhà máy cần phải bảo đảm nguyên tắc chung trong phân xưởng sản xuất phải có hệ thống thoát nước bẩn xung quanh. Hệ thống thoát nước nhà máy là hệ thống ngầm. Có khả năng thoát 6 lít nước/giây.

Do nước thải có chứa NaOH và nhiều tạp chất tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây nhiễm bẩn môi trường nên phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng của nhà máy trước khi đổ ra sông tránh ảnh hưởng đến đời sống xung quanh nhà máy.

12.2. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sản xuất. Sức khỏe của công nhân cũng như tình trạng của máy móc thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức và phổ biến rộng rãi cho công nhân hiểu được tầm quan trọng của an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Nhà máy cần ra nội quy biện pháp đề phòng.

1. An toàn lao động cho người.

Để thực hiện tốt cho công tác này ta cần phải giải quyết những vấn đề sau.

 Giáo dục ý thức biện pháp bảo hộ lao động

 Hướng dẫn và quản lý công nhân làm đúng quy định công nghệ thao tác máy đúng yêu cầu

 Trong từng công đoạn nên có nội quy an toàn lao động và bảng quy định vận hành máy.

 Với bộ phận sản xuất sử dụng hơi phải được bảo ôn cách nhiệt các thiết bị và đường ống dẫn hơi phải có van an toàn, đồng hồ đo áp lực hơi. Sau thời gian làm việc phải có kế hoạch kiểm tra.

 Các cầu dao điện phải được che đậy cẩn thận thường xuyên kiểm ra và lau khô. Các dây điện đèn, điện máy cần chắc chắn cách điện tốt.

Nói chung từng vị trí làm việc phải có chế độ, nội quy làm việc và biện pháp cũng như trong bảo hộ lao động cho phù hợp. Cán bộ nhà máy cũng như cán bộ phụ trách phải thường xuyên kiểm tra vấn đề an toàn lao động theo định kỳ để nhắc nhở công nhân làm việc theo đúng nội quy đã hướng dẫn đồng thời phải thường xuyên có biện pháp thưởng phạt hợp lý.

Đối với công nhân lao động trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu về bảo hộ lao động để bảo đảm sản xuất lâu dài. Nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế hàng ngày phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại và ăn mòn như NaOH, HCl bụi bặm. Do đó cần phải có quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay, khẩu trang. Đồ bảo hộ lao động phải được cấu tạo từ những vật liệu thích hợp, công nhân cảm thấy dễ chịu, hợp vệ sinh. Đồ bảo hộ lao động phải sử dụng hợp lý đúng môi trường làm việc.

2. An toàn thiết bị.

An toàn thiết bị để tạo điều kiện giảm nhẹ sức lao động nâng cao hiệu quả kinh tế đảm bảo thiết bị an toàn để sản xuất được liên tục, giảm chi phí sửa chữa máy móc tăng tuổi thọ làm việc của thiết bị. Nhà máy có số lượng thiết bị tương đối nhiều việc đảm bảo an toàn thiết bị là một việc làm thiết thực. Muốn vậy cần thực hiện tốt các khâu sau đây.

 Thiết bị làm việc phải đúng chỗ, đúng với công việc mà thiết bị đảm nhiệm

 Mỗi loại thiết bị phải có bảng nội quy vận hành và các yếu tố kỹ thuật cần khống chế.

 Thường xuyên kiểm tra an toàn và có chế độ tu sửa theo định kỳ.

 Có chế độ vệ sinh, tra dầu mỡ hàng ngày vào những bộ phận truyền lực chú ý các thao tác vận hành.

 Sử dụng thiết bị phải đúng tiêu chuẩn và năng suất công suất cho phép không cho thiết bị làm việc quá tải để kéo dài tuổi thọ làm việc của thiết bị.

 Bố trí thiết bị trong dây chuyền công nghệ phải hợp lý và ở vị trí an toàn nhất.

 Phải có giàn thao tác để thuận tiện kiểm tra nguyên liệu vào máy đối với những máy cao quá đầu người.

 Các thiết bị dùng điện phải dùng dây nối đất.

 Các môtơ, cầu dao điện cần phải che đậy cách điện tốt. Khi có các hiện tượng ẩm cần phải lau khô ngay.

 Sau mỗi ca làm việc thiết bị cần được làm sạch và kiểm tra vận hành trong sản xuất, nếu thấy có sự cố hư hỏng thì người công nhân thao tác máy phải báo cho tổ cơ điện kịp thời sửa chữa, không nên cho máy làm việc ở tình trạng này.

3. Phòng chống cháy nổ.

Nhà máy sản xuất dầu thực vật không phải thuộc nhà máy dễ gây cháy nổ, nhưng ta cần phải chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ nhất là các thiết bị làm việc trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao và các kho bảo quản, tài sản nhà nước.

Công tác phòng chống cháy nổ phải được chú trọng lập các đội phòng chống theo từng ca. đội này phải được huấn luyện các thao tác cũng như kiến thức phòng cháy, chữa cháy những công tác phòng chống cháy nổ vẫn là biện pháp tốt nhất.

Cần có các biện pháp phòng ngừa sau.

 Tuyệt đối tuân theo các quy định về phòng chống cháy nổ.

 Kiểm tra mức độ bụi của chất cháy bám trên tường, trần, sàn nhà và thiết bị.

 Khi sửa chữa đường ống hơi các thiết bị dễ cháy nổ bằng hàn điện hay hàn hơi cần phải kiểm tra nồng độ chất cháy trong đường ống. Thiết bị có mức vượt quá giới hạn hay không, nếu nằm trong giới hạn cháy

nổ thì phải có biện pháp dùng không khí có áp lực lớn, khí nén, khí trơ, hơi nước thổi vào để đuổi chúng đi đưa về giới hạn an toàn.

 Phải tổ chức thông gió tốt.

 Chú ý đến độ kín của thiết bị làm việc chân không cần theo dõi áp suất thường xuyên, tránh để không khí bên ngoài lọt vào tạo hỗn hợp dễ cháy nổ.

 Cách ly thiết bị dễ cháy nổ, bảo quản riêng các chất dễ cháy nổ.

 Khi điều khiển các quá trình công nghệ việc mở van khóa, bơm phải dùng tay mà không được dùng vật cứng, nặng gõ vào hoặc dùng đòn bẩy để mở gây chấn động va chạm truyền nhiệt dễ cháy nổ.

 Khi xảy ra sự cố cháy nổ thì lập tức phải đình chỉ sự thông gió để tránh lưu thông không khí và đám cháy lan rộng.

12.3. Kiểm tra sản xuất.

Mục đích kiểm tra công nghệ sản xuất là nhằm xem xét một cách có hệ thống phẩm chất nguyên liệu, điều kiện các quá trình tiến hành công nghệ và chất lượng của thành phẩm. Kiểm tra sản xuất được xếp vào loại kiểm tra thực tế các quá trình công nghệ nằm trong hệ kiểm tra chung của toàn bộ nhà máy bao gồm kiểm tra thành phẩm nguyên liệu và vật liệu.

Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu nhập vào đảm bảo sao cho ở nhà máy khai thác dầu có được nguyên liệu đáp ứng đúng yêu cầu tiêu chuẩn do nhà nước đã ban hành trên cơ sở những số liệu về phẩm chất của nguyên liệu mà sắp xếp theo từng loại vào kho,bởi lẽ đối với mỗi loại nguyên liệu có phẩm chất khác nhau thì yêu cầu điều kiện bảo quản cũng khác nhau. Kiểm tra tình trạng nguyên liệu khi bảo quản nhờ đó có thể tạo ra khả năng sao cho tổn thất nguyên liệu hạn chế đến mức thấp nhất, đảm bảo cho dầu thô, bả thu được có chất lượng cao. Vì vậy cần theo dõi, quan sát một cách có hệ thống nhiệt độ và độ ẩm của hạt bảo quản, xác định chỉ số axit của hạt và dầu.

Kiểm tra hoạt động của các máy làm sạch hạt được tiến hành bằng cách xác định hàm lượng tạp chất trong hạt trước và sau khi làm sạch, nhằm mục đích sao

cho nguyên liệu sau khi đã làm sạch có hàm lượng tạp chất còn lại thấp nhất không để ảnh hưởng tới phẩm chất và cũng không làm hư hỏng ăn mòn các thiết bị kiểm tra làm việc của máy sàng quạt và bóc vỏ cần đảm bảo theo dõi chế độ xay xát và tách vỏ tốt .

Trong khâu chưng sấy và ép cần chú ý xác định chế độ gia ẩm gia nhiệt thích hợp bảo đảm cho hiệu suất thu hồi cao.

Kiểm tra mức độ nghiền của bột nghiền cho phù hợp với điều kiện của nồi chưng sấy.

12.4. Các phương pháp xác định chỉ số hóa lý của dầu.

1. Xác định màu sắc.

Xác định màu sắc dầu mỡ thường dùng các phương pháp như: quan sát bằng mắt, so với dung dịch iốt tiêu chuẩn hoặc kalibicromat (K2Cr2O7) tiêu chuẩn hoặc dùng máy so màu.

a. Phương pháp quan sát bằng mắt.

Cho dầu vào cốc thủy tinh đường kính 50mm, cao 100mm đặt cốc trước màn màu trắng để quan sát. Kết quả quan sát có thể ghi theo các chỉ định sau: vàng, vàng nhạt, vàng nâu, vàng lục, đỏ nâu, không màu.

b. Phương pháp so sánh với dung dịch iốt tiêu chuẩn.

Đem dầu so sánh với dung dịch iốt tiêu chuẩn và hiển thị chỉ số màu bằng số mg iốt trong 100ml dung dịch.

Dung dịch tiêu chuẩn: pha 0,26g I2 tinh thể với 0,5g KI tinh thể trung bình định mức 250ml, thêm nước cất đến vạch mức, lắc kỹ. Căn cứ vào bảng sau để pha nước cất vào dung dịch I2 tiêu chuẩn.

Số hiệu ống

Số ml dung dịch iốt tiêu

chuẩn

Số nước cất

thêm vào Chỉ số màu

1 10 0 100

2 9 1 90

Số hiệu ống

Số ml dung dịch iốt tiêu

chuẩn

Số nước cất

thêm vào Chỉ số màu

3 8 2 80

4 7 3 70

5 6 4 60

6 5 5 50

7 4,5 5,5 45

8 4 6 40

9 3,5 6,5 35

10 3 7 30

11 2,5 7,5 25

12 2 8 20

13 1,5 8,5 15

14 1,2 8,8 12

15 1 9 10

16 0,5 9,5 5

17 1 9,9 1

Cách so màu: đem dung dịch đã pha theo bảng so với dầu chứa trong ống nghiệm. Màu của dầu giống với màu của dung dịch tiêu chuẩn nào thì có chỉ số màu tương ứng theo bảng trên.

2. Xác định mùi.

Để xác định mùi của dầu, phết một lớp dầu nóng lên mặt kính hoặc xoa vào lòng bàn tay rồi tiến hành ngửi để đánh giá. Để nhận biết mùi một cách rõ ràng hơn cho 30ml dầu vào cốc thủy tinh khuấy mạnh và tiến hành ngửi. Khi cần thiết đem so sánh với mẫu dầu có phẩm chất tốt.

3. Xác định độ trong.

Dầu phải trộn đều trước khi đem xác định độ trong, đối với dầu bị đông phải đun nóng sơ bộ đến 50oC trên bếp, khuấy đều trong 30 phút, làm nguội và lắc đều.

Rót 100ml dầu vào ống thủy tinh và để yên ở 20oC trong 24h quan sát để lắng với ánh sáng phản chiếu trên nền trắng. Mẫu được xem như trong suốt nếu dầu không có kết tủa.

4. Xác định hàm lượng nước và chất bốc hơi.

Cân 5g chất béo trong cốc đã biết khối lượng và đã sấy khô ở nhiệt độ 100 105oC cho cốc dầu vào tủ sấy trong 30 phút rồi cho vào bình hút ẩm để nguội đem cân. Tiến hành sấy lại vài lần khoảng 30 phút đến khi sự chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân không quá 0,05% là được.

a.100

N  .%

W Trong đó :

a : Khối lượng mất khi sấy (g) W : Khối lượng mẫu thử (g) N : Hàm lượng nước của dầu.

5. Xác định chỉ số axít.

Cách xác định:

Cân 3 5 dầu mỡ cho vào bình nón 250ml, thêm 50ml dung môi hỗn hợp (ete etylic và cồn 95%) lắc đều. Cho hai giọt chỉ thị phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt và không mất đi sau 30 giây.

56,11.V.N

A W

Trong đó:

A : Chỉ số axit của dầu, mg KOH/1g dầu mỡ.

V : Số ml KOH 0,1M dùng chuẩn độ N : Nồng độ dung dịch KOH

W : Khối lượng mẫu thử tính bằng g.

6. Xác định chỉ số xà phòng hóa.

Cách xác định:Cân 2gdầu mỡ vào bình nón dung tích 250ml dùng pipet lấy 25ml dung dịch KOH pha trong cồn cho vào bình rồi lắp ống sinh hàn không khí (dài 50cm) đun hồi lưu trên bếp cách thủy khoảng 30 phút. Sau khi xà phòng hóa xong

hỗn hợp đem chuẩn lượng kiềm dư bằng HCl 0,5N với chỉ thị phenolphtalein để kiểm chứng cần tiến hành 1 thí nghiệm không mẫu.

NV1  V2 .56,11

XH  W

Trong đó:

XH : Chỉ số xà phòng hóa của dầu, mgKOH/1g dầu mỡ V1: Số ml HCl dùng chuẩn độ thí nghiệm không mẫu

V2: Số ml HCl dùng chuẩn độ lượng kiềm dư trong mẫu thí nghiệm N: Nồng độ của HCl

W : Khối lượng mẫu thử (g)

7. Xác định chỉ số iốt bằng phương pháp Wijjs.

Cân chính xác mẫu thí nghiệm vào bình iốt khô sạch theo số lượng quy định trong bảng sau.

Chỉ số iốt dự kiến Lượng mẫu cần lấy để thí nghiệm (g)

0 30 1

30 50 0,6

50 100 0,3

100 150 0,2

150 200 0,15

Sau đó hòa tan bằng 10ml clorofooc. Dùng ống pipet cho vào chính xác 25ml dung dịch Wijjs. Đậy nút bình lắc kỹ cho dung dịch KI vào phía trên nút ở miệng bình iốt (cần tránh để dung dịch KI chảy trực tiếp vào trong bình). Để bình vào chỗ tối ở nhiệt độ trong phòng 20oC trong 30 phút. Nếu chỉ số iốt lớn hơn 130 cân để trong 60 phút. Sau đó cho vào mỗi bình 15ml dung dịch KI vào 100ml nước cất.

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế với năng suất 3000 tấn dầu (Trang 125 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w