CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ ba, Tính phù hợp
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện nhiều mặt.
Thứ tư, một hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao
Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là:
- Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật.
- Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
21
Thứ nhất, nội dung các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc thực thi các quy định của pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trước tiên bị ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố nội tại, đó là nội dung của chính các quy định đó. Nếu các quy định của pháp luật có nội dung chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thì đương nhiên tính ứng dụng của chúng cũng cao. Ngược lại nếu các quy định lỏng lẻo, không ổn định thì sẽ tạo ra sự không thống nhất, thiếu chính xác khi thực thi. Hoặc nếu quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì sẽ gây ra sự trì trệ, thậm chí không thể thực thi được do không thiết thực.
Thứ hai, Đội ngũ cán bộ thuế
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ thuế – chủ thể trực tiếp thực thi. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết bởi nếu người thực thi pháp luật còn không làm tốt nhiệm vụ của mình thì làm sao có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật chấp hành tốt.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung, những năm qua các cơ quan thuế không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong ngành. Tuy nhiên do đâu mà đội ngũ cán bộ thuế hiện nay vẫn bị cho là không cân xứng với yêu cầu thực tế? Phần lớn cán bộ của ngành thuế tuy có nhận thức về đường lối chính sách của Đảng, về tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa số họ tỏ ra lúng túng, trì trệ, số còn lại thì biến chất, tha hóa, chạy theo những cám dỗ, vụ lợi của đồng tiền. Tất cả gây ảnh hưởng không tốt đến việc thực thi pháp luật thuế. Các quy định của pháp luật thuế nếu không vô tình thì cũng cố ý bị áp dụng sai, thiếu chính xác, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận. ví dụ như việc xác định trị giá thuế, nếu không tính toán thông thạo, không cập nhật chính xác các cơ sở dữ liệu về giá thì đã vô tình tạo điều kiện cho chủ hàng thực hiện hành vi gian lận.
22
Một tình trạng khác đó là sự thiếu thốn của đội ngũ cán bộ thuế. Thiếu những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu kiến thức về kinh tế, thị trường và thiếu các kiến thức phổ thông khác như tin học, ngoại ngữ, đặc biệt thiếu tinh thần tận tâm, có trách nhiệm với công việc. Nếu những tình trạng trên của đội ngũ cán bộ thuế không được cải thiện và khác phục thì không thể đảm bảo cho việc thực thi tốt pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp
Khi nói về việc thực thi bất kỳ một đạo luật nào trong cuộc sống không thể không nói tới ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội do đạo luật đó điều chỉnh. Cụ thể đối với các quy định của luật nhập khẩu, một trong số những chủ thể tham gia vào phải kể đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên ý thức pháp luật của những chủ thể này lại đặc biệt yếu kém. Mỗi khi cơ quan nhà nước có chính sách mới về xuất nhập khẩu là ngay lập tức các chủ thể đó cũng nghiên cứu tìm ra phương pháp đối phó với chính sách mới đó. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp thường lợi dụng những bất cập sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm, ví dụ như việc lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, khai sai tên, mã hàng, chủng loại, số lượng hay lợi dụng loại hình tạm nhập, tái xuất… Do đó để thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tốt thì phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ không dễ dàng vì hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đều “tham lam” mong muốn lợi ích tối đa cho bản thân mà không nghĩ tới lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ tư, tình hình kinh tế, chính trị trong nước
Thực tiễn trong nước hay nói cụ thể hơn là tình hình kinh tế, chính trị trong nước mỗi thời kỳ cũng sẽ có những tác động khác nhau vào nội dung của pháp luật cũng như việc thực thi chúng. Trước những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước, nhà nước sẽ đưa ra những chính sách để điều chỉnh mà một trong những công cụ để thực hiện các chính sách điều chỉnh đó là căn cứ tính thuế thu nhập doanh
23
nghiệp. Ví dụ: pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước do đó nếu sau khi nắm bắt diễn biến của thị trường, xem xét khả năng cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại mà nhà nước nhận thấy trong một ngành cụ thể, hàng nội bị lép vế so với hàng ngoại thì khi đó luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh, thông thường theo hướng tăng thuế suất, đồng nghĩa với việc làm giảm sức cạnh tranh ít nhất là về giá của mặt hàng ngoại nhập đó. Nhưng trong điều kiện hiện nay tự do hóa thương mại ngày càng trở thành xu hướng tất yếu thì nhà nước cũng như pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp không thể tiếp tục chính sách bảo hộ đó được.
Mặt khác không thể hoàn toàn chỉ nhìn vào kinh tế để điều chỉnh luật nhập khẩu được mà còn phải nhìn nhận tới các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Ở nhiều nước, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một công cụ thực hiện các ý đồ chính trị, ví dụ như việc áp đặt thuế suất cao cho hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ nước mà nước nhập khẩu muốn trả đũa hoặc những mức căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ưu tiên cho các nước đồng minh, thân cận, trong cùng khu vực hoặc cùng tham gia và một hiệp định hợp tác nào đó.
Thứ năm, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Năm 1998, Việt Nam bắt đầu có những thay đổi lớn lao và quan trọng trong chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thực hiện cam kết giảm thuế theo quy định của AFTA. Sau đó năm 2001 Việt Nam cũng có những ưu đãi trong chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng hóa của Hoa kỳ và gần đây nhất là những thay đối nhằm thực hiện các cam két cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên từ ngày 15/1/2007. Trước khi gia nhập, Việt nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật trong đó có Luật thuế xuất nhập khẩu. Sau khi gia nhập Việt Nam lại tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan
24
và thương mại (GATT), trong đó có ba nguyên tắc quan trọng: Chỉ được phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho phép hạn chế định lượng trừ những trường hợp đặc biệt; thuế quan phải giảm dẫn và bị rằng buộc không tăng trở lại; nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm cả đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải đi theo hướng phù hợp với các nguyên tắc đó.
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung Chương 1 tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN và trình bày thực trạng pháp luật về thuế TNDN hiện nay.
Thông qua phân tích, tìm hiểu đánh giá về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN để thấy được thuế TNDN không những là một trong những nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là công cụ quan trọng nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của bất kì quốc gia nào. Qua việc trình bày, phân tích các nội dung về đối tượng nộp thuế, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp xác định thu nhập chịu thuế, xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế...
25 CHƯƠNG 2