Đặc điểm cấu tạo cơ cấu dẫn động xupap

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 27 - 31)

1.1. Đũa đẩy.

a. Công dụng: Đũa đẩy là chi tiết dùng để truyền lực trung gian từ con đội tới cần bẩy.

b. Điều kiện làm việc

Trong quá trình làm việc đũa đẩy chịu lực uốn và ma sát ở hai đầu tiếp xúc của đũa đẩy với con đội và vít điều chỉnh khe hở nhiệt.

c. Vật liệu chế tạo

Đũa đẩy thường được làm bằng thép hay hợp kim.

d. Cấu tạo

Đũa đẩy có dạng hình chiếc đũa dài, có thể làm đặc hoặc rỗng. Một đầu đũa đẩy đặt vào lỗ ở con đội, đầu kia đỡ hoặc bắt bằng ren vít vít điều chỉnh ở cần bẩy. Đầu tiếp xúc với con đội thường có dạng hình cầu và được gia công nhiệt luyện, mài nhẵn để tăng khả năng chịu mài mòn.

Hình 3- 18. Đũa đẩy và cần bẩy

1.2. Cần bẩy.

a, Công dụng: Cần bẩy là chi tiết trung gian dùng để truyền chuyển động từ cam hoặc đũa đẩy tới xu páp.

Nhờ có cần bẩy mà chuyển động của con đội và đũa đẩy sẽ ngược chiều chuyển động của xu páp. Nghĩa là, khi con đội nâng đũa đẩy đi lên thì một đầu của cần bẩy sẽ ấn xu páp đi xuống để mở cửa nạp hoặc cửa xả.

b, Điều kiện làm việc.

Trong quá trình làm việc cần bẩy chịu va đập và ma sát ở hai đầu tiếp xúc của đũa đẩy với đuôi xu páp và lỗ quay.

c, Vật liệu chế tạo.

cần bẩy làm bằng thép dập hoặc thép rèn. cần bẩy của động cơ cao tốc cỡ nhỏ được rèn hoặc đúc bằng gang.

d, Cấu tạo.

cần bẩy quay trên trục cố định đặt trên nắp máy. Hai cánh tay đòn của cần bẩy thường làm không bằng nhau, phía xu páp có cánh tay đòn dài hơn (khoảng 1,5 lần) để hành trình xu páp được dài hơn so với hành trình đũa đẩy và con đội.

cần bẩy Vít điều

chỉnh Đai ốc hãm

Đai ốc hãm

Vít điều chỉnh

Vòng chặn

Đệm

Trục cần bẩy

Bu lông

Đũa đẩy

với đầu cần bẩy mà xu páp đóng kín hoàn toàn hoặc mở ra đúng lúc cửa nạp hoặc cửa xả.

Đầu tiếp xúc của cần bẩy với đuôi xu páp thường có dạng hình trụ đáy bằng hoặc hình cầu và cũng được gia công nhiệt luyện để nâng cao khả năng chịu mòn.

Cần bẩy thường có một số kết cấu như sau: cần bẩy quay lắc quanh trục hay cần bẩy quay lắc quanh bệ đỡ cầu lắp gugiông hoặc cần bẩy quay lắc quanh đế tỳ hình trụ.

2. Quy trình sửa chữa.

2.1. Sửa chữa đũa đẩy.

a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

- Trong quá trình làm việc, đũa đẩy có thể bị cong và mòn ở mặt tiếp xúc với vít điều chỉnh khe hở nhiệt.

b, Phương pháp kiểm tra.

- Bằng phương pháp quan sát để xác định cong và mòn của đũa đẩy.

c, Phương pháp sửa chữa.

- Sửa chữa đũa đẩy: Nếu đũa đẩy bị cong thì nắn lại, nếu đũa đẩy bị mòn quá thì phải hàn đắp rồi gia công lại. Nếu bị nứt, gãy phải thay mới đúng loại.

2.2. Sửa chữa cần bẩy.

a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Cần bẩy bị mòn đầu tiếp xúc với đuôi xu páp, mòn bạc xoay, nứt gãy và chờn ren đai ốc, vít điều chỉnh khe hở nhiệt.

Trục cần bẩy bị cong, bị nứt các trụ bắt trục cần bẩy.

Do quá trình làm việc chịu ma sát, thiếu dầu bôi trơn, thiếu chăm sóc bảo dưỡng. Do chịu va đập mạnh giữa các chi tiết với nhau.

b, Phương pháp kiểm tra.

Bằng phương pháp quan sát để xác định nứt, gãy, chờn ren của cần bẩy, trục cần bẩy và các vít và đai ốc điều chỉnh.

c, Phương pháp sửa chữa.

- Cần bẩy hay cần mở phải quay trên trục nhẹ nhàng, nhưng khe hở giữa bạc cần bẩy và trục cần bẩy không được vượt quá 0,15 mm, nếu lớn hơn phải thay bạc mới, sau khi thay bạc mới cần phải chú ý khoan lỗ dầu ở bạc, còn khe hở theo hướng trục thường là 0,02 – 0,06 mm, nếu lớn hơn thì phải thay vòng đệm khác.

- Trường hợp đầu cần bẩy tiếp xúc với đuôi xu páp bị mòn quá nhiều, nếu đường gân của nó có thể chạm vào đế lò xo làm cho móng hãm lò xo xu páp tuột ra ngoài, thì phải dũa cho đường gân thấp xuống để đảm bảo khe hở từ 1 – 1,5 mm giữa cần bẩy và đế lò xo, nếu

không làm như vậy xu páp sẽ rơi vào xi lanh làm hỏng động cơ. Nếu độ mòn quá 0,5 mm và không phẳng thì phải hàn đắp và dũa phẳng.

- Cần bẩy bị nứt có thể hàn đắp, dũa phẳng, nếu bị gãy phải thay.

- Mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xu páp tiếp xúc với đũa đẩy bị mòn đầu xẻ rãnh và ren bị hỏng thì phải thay vít mới hoặc dùng giấy nhám mịn để đánh lại mặt cầu ở vít điều chỉnh

- Trục cần bẩy bị cong quá 0,1 mm phải nắn nguội bằng tay.

- Trục cần bẩy bị mòn quá 0,04 mm tiến hành hàn đắp và tiện láng đến kích thước ban đầu. Mòn thành gờ thì phải thay mới

- Trụ lắp trục cần bẩy bị nứt vỡ tiến hành hàn đắp và dũa phẳng.

Sau khi sửa chữa, khi lắp ghép cần bẩy phải đảm bảo tiếp xúc đều và chính diện với đuôi xu páp. Trường hợp này có thể kiểm tra bằng cách dùng phấn bôi vào mặt tiếp xúc của đầu cần bẩy.

Bài 4: Sửa chữa trục cam và con đội Thời gian: 8giờ

* Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa của con đội, trục cam và bạc lót

- Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

* Nội dung:

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)