Ghi ký hiệu nhám trên bản vẽ chi tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 40 - 46)

3. Dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt

3.2. Sai số về hình dạng và vị trí bề mặt của chi tiết gia công

3.3.4. Ghi ký hiệu nhám trên bản vẽ chi tiết

Trong các bản vẽ thiết kế, để thể hiện yêu cầu nhám bề mặt, người dùng ký hiệu sau:

41 (1) : Ghi hai nội dung

- Tên thông số và trị số được lựa chọn. Riêng đối với thông số Ra không cần ghi tên mà chỉ cần ghi trị số.

- Nếu cần quy ước phương pháp gia công ta quy ước như hình vẽ.

Tuy nhiên nếu không quy ước thì không cần ghi ký hiệu để cho người công nghệ tự lựa chon phương pháp gia công

Ví dụ: Gia công bulông có thể gia công bằng hai cách là:

+ Gia công có phoi: tiện

+ Gia công không phoi: cán ren

(2) Nếu cần quy định phương pháp gia công tinh lần cuối thì ghi tên phương pháp vào vị trí đó.

(3) Nếu cần quy định chiều dài chuẩn thì ghi trị số chiều dài chuẩn được lựa chọn ở vị trí này.

(4) Nếu cần quy định phương các nhấp nhô.

Ký hiệu nhám của mỗi bề mặt trên bản vẽ chỉ ghi một lần trên đường bao thấy, hay đường kéo dài của đường bao thấy, đỉnh nhọn của ký hiệu hướng vào bề mặt cần ghi.

Phương pháp gia công có phoi Phương pháp gia công có phoi

42 Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng một cấp độ nhám thì ghi ký hiệu nhám chung ở góc trên bên phải cuả bản vẽ.

Nếu phần lớn các bề mặt của chi tiết có cùng một cấp độ nhám kí hiệu chung ở góc bên phải bản vẽ và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Nếu trên cùng một bề mặt có hai cấp độ nhám khác nhau thì dùng nét liền mảnh vẽ đường phân cách, đường phân cách không được vẽ lên đường gạch vật liệu của mặt cắt.

Hình 1.30. Kí hiệu nhám trên bản vẽ

Hình 1.38 Hình 1.37

Hình 1.36

43 Độ nhám của bề mặt răng, then hoa thân khai được ghi trên mặt chia, khi trên bản vẽ không có hình chính diện.

Ký hiệu độ nhám bề mặt làm việc của ren được ghi ngay bên cạnh kích thước đường kính ren hoặc profin ren.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1: Thế nào là tính đổi lẫn? Ý nghĩa của nó đối với sản xuất và sử dụng?

2: Phân biệt các kích thước danh nghĩa kích thước thước thực, kích thước giới hạn. Điều kiện đêt một chi tiết dật yêu cầu là gì?

3: Thế nào là sai lệch giới hạn, cách ký hiệu và công thức tính?

4: Thế nào là lắp ghép? Có mấy nhóm lắp ghép, đặc tính của từng nhóm?

5: Phân biệt dung sai của chi tiết và dung sai của lắp ghép?

6: Trình bầy cách biểu diễn sơ đồ phân bố dung sai của lắp ghép?

7. Tiêu chuẩn dung sai lắp ghép bề mặt trơn TCVN 2244 -77 quy định bao nhiêu cấp chính xác và ký hiệu của chúng như thế nào?

8. Thế nào là hệ thống lắp ghép lỗ và trục cơ bản ? Vẽ hình minh hoạ.

9. Sai lệch cơ bản là gì? TCVN 2244- 77 quy định dãy các sai lệch cơ bản như thế nào?

10. Có mấy nhóm lắp ghép tiêu chuẩn ? Nêu đặc tính của từng nhóm?

11. Nêu cách chọn các loại lắp ghép tiêu chuẩn?

Hình 1.39

Hình 1.40

44 12. Trình bầy các dạng sai lệch hình dáng, vị trí bề mặt và các dấu hiệu tương ứng để ký hiệu chúng?

13. Thế nào là nhám bề mặt và nguyên nhân phát sinh ra nhám?

14. Trình bầy các thông số đánh giá nhám bề mặt?

15. Giải thích các ký hiệu nhám bề mặt trên bản vẽ?

BÀI TẬP

Bài 1. Một chi tiết trục có kích thước danh nghĩa dN = 45(mm), kích thước giới hạn lớn nhất dmax = 45,05(mm), kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin = 45,034(mm).

- Tính các sai lệch giới hạn và dung sai.

- Kích thực của trục sau khi gia công đo được là dt =  45,015(mm), hỏi chi tiết trục đã gia công có đạt yêu cầu không ? tại sao?

Đáp số: es = 0,05mm, ei = 0,034mm, Td = 0,016mm, chi tiết không đạt yêu cầu.

Bài 2. Một chi tiết lỗ có kích thước danh nghĩa DN = 52(mm), sai lệch giới hạn lớn nhất ES = 21(m), sai lệch giới hạn nhỏ nhất EI = 0

- Tính các kích thước giới hạn và dung sai.

- Kích thực của lỗ sau khi gia công đo được là Dt =  52,011(mm), hỏi chi tiết lỗ đã gia công có đạt yêu cầu không? tại sao?

Đáp số: Dmax = 52,021mm, Dmin = 52mm, TD = 0,021, chi tiết đạt yêu cầu.

Bài 3. Một mối ghép có độ hở, trong đó kích thước danh nghĩa của chi tiết lỗ và chi tiết trục là DN = dN = 55(mm), sai lệch của lỗ và trục ES = 34(m), EI = 18(m), es = 12(m), ei = 0(m), .

- Tính các kích thước giới hạn và dung sai của chi tiết.

- Tính trị số độ hở trong mối ghép.

Đáp số: Dmax = 55,034mm, Dmim = 55,018mm, dmax= 55,012mm, dmin= 55mm, TD =0,016mm, Td = 0,012mm, Smax = 0,034mm, Smin = 0,006mm,

Stb = 0,02mm , TS = 0,028mm

Bài 4. Cho một mối ghép có độ dôi, trong đó chi tiết lỗ 5000,,018005, chi tiết trục

5000,,043025.

- Tính các kích thước giới hạn và dung sai của chi tiết.

- Tính trị số độ dôi và dung sai của mối ghép.

Đáp số:

Dmax = 50,018mm, Dmim = 49,995mm, dmax= 50,043mm, dmin= 50,025mm,

45 TD =0,023mm, Td = 0,018mm, Nmax = 0,048mm, Nmin = 0,007mm,

Ntb = 0,0205mm , TN = 0,041mm

Bài 5. Cho một mối ghép trung gian, trong đó chi tiết lỗ 6400,,020015, chi tiết trục

6400,041.

- Tính các kích thước giới hạn và dung sai của chi tiết.

- Tính trị số độ hở, độ dôi và dung sai của mối ghép.

Đáp số:

Dmax = 64,020mm, Dmim = 63,985mm, dmax= 64mm, dmin= 63,959mm, TD =0,035mm, Td = 0,041mm, Smax = 0,061mm, Nmax = 0,015mm, Stb = 0,023mm, TS = TN = 0,076m

46

Một phần của tài liệu Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)