4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện xoay chiều
4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng,phương pháp kiểm tra
. Hỏng chuyển đổi dòng điện
Máy phát sản xuất dòng điện xoay chiều (AC) ba pha nhưng phụ tùng xe lại đòi hỏi dòng điện một chiều (DC) để hoạt động. Khi bộ chỉnh lưu thay đổi dòng điện từ AC sang DC mà gặp hỏng hóc phần chuyển đổi này thì điện năng máy phát sản xuất ra sẽ không sử dụng được.
2. Điểm tiết chế chập chờn
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do mối hàn ở điểm trung tính của điốt tiếp xúc không tốt với tiết chế.
3. Chổi than tiếp xúc không tốt
Sau quá trình sử dụng bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp của tiết
25
chế máy phát điện bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,…
Điều này sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện và làm giảm cường độ của dòng kích, khiến cho công suất tiết chế máy phát giảm xuống.
4. Cuộn kích chạm mát
Điều này thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc làm cho từ thông giảm xuống. Do đó, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các động cơ khác.
5. Cuộn kích bị đứt
Khi bị đứt cuộn kích sẽ làm cho cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V bởi từ dư của roto cảm ứng gây ra. Khi đó, tiết chế máy phát điện sẽ không cung cấp đủ năng lượng điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
6. Các trường hợp khác
- Cuộn Stato bị đứt: Nếu đứt một pha còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn dây stato tăng lên. Lúc này, điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thủng diode chỉnh lưu. Trong trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và tiết chế máy phát không làm việc.
- Cuộn stato bị chạm mát: Trường hợp này có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.Hiện tượng này sẽ làm giảm công suất của tiết chế máy phát điện.
Đường kính tối thiểu: 12,8 mm.
- Kiểm tra bảo dưỡng chổi than:
+ Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than:
Với máy phát Γ250:
kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước nhỏ nhất cho phép là 8mm.
Với máy phát G5A; G50A (Nhật bản):
độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ nhất cho phép là 4,5 mm.
+ Chổi than phải di trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ của nó.
+ Chổi than phải tiếp xúc tốt (đạt từ 75% trở lên). Nếu cháy xém nhẹ dùng giấy ráp mịn đặt ngửa lên cổ góp để đánh sạch chổi than.
- Kiểm tra cuộn dây Rô to:
+ Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω. Đặt hai que đo vào hai cổ góp điện và đọc trị số điện trở:
Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω.
26
Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω.
+ Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào cổ góp điện và một que đo vào vấu cực (mát) và quan sát :
Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R
≥12 KΩ,
với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ.
- Kiểm tra cuộn dây Stato:
+ Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω. Đặt một que đo vào dây
trung tính, que đo còn lại đặt lần lượt vaò các đầu ra của 3 pha và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải rất nhỏ xấp sỉ bằng 0 (phải có sự thông mạch).
+ Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây:
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào đầu dây bất kỳ của Stato và một que đo vào thân Stato (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ, với máy phát 24v thì R
≥ 24 KΩ.
+ Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy.
- Kiểm tra bộ chỉnh lưu:
+ Kiểm tra 3 đi ốt thuận:
27
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) vào cọc dương máy phát, que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) đặt lần lượt vaò các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát ra bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
+ Kiểm tra 3 đi ốt ngịch:
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) vào tấm âm đi ốt (mát), que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) đặt lần lượt vào các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát ra bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
- Kiểm tra vòng bi:
Có thể dùng tay lắc dọc, lắc ngang hai vòng bi, để đảm bảo không có
độ rơ, kẹt nếu không phải thay vòng bi.