Công nghệ trồng rau thủy canh

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát điều kiện tự nhiên và dinh dưỡng của vườn rau thủy canh (Trang 26 - 30)

1.1. Công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.2. Công nghệ trồng rau thủy canh

Thủy canh là một kỹ thuật trồng cây trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, đơn giản bạn có thể hiểu là việc trồng cây trong nước.

Nguyên lý của phương pháp này chính là dùng nước làm môi trường cung cấp đầy đủ cho cây các nguyên tố, dinh dưỡng cần thiết đúng lúc để cây phát triển.

Vẫn đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, hô hấp của cây để cây có thể phát triển mạnh với năng suất cao.

Hình 1.3:Hệ thống giàn rau thủy canh tại Minh Hòa

Ở môi trường đất, cây chỉ lấy và khả năng hấp thụ khoảng 5% dinh dưỡng từ môi trường đất, 95% dinh dưỡng còn lại là do cây tự tổng hợp trong quá trình quang hợp và sử dụng.

Môi trường đất ở đây chỉ đóng vai trò làm nơi lưu trữ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của cây, cây sẽ sử dụng từ từ lượng dinh dưỡng này trong quá trình phát triển và lớn lên.

Với thủy canh, dinh dưỡng được chuyển hóa dưới dạng lỏng ( dạng dễ hấp thụ nhất cho cây) để cây dễ dàng hấp thụ trong quá trình phát triển nên ta hoàn toàn không cần dùng đất làm môi trường sống cho cây.

Với phương pháp này, bạn đã tạo ra một môi trường sống khá sạch cho cây trồng, không có những ảnh hưởng ô nhiễm từ môi trường đất gây ra cho cây như nấm, sâu bệnh,….

SVTH: NGUYỄN XUÂN VINH 7 Hình 1.4: Các loại rau đa dạng tại Minh Hòa

Thủy canh được nghiên cứu là phương pháp cho ra năng suất cao hơn so với phương pháp trồng rau thổ canh, không chỉ vậy mà thủy canh còn tận dụng diện tích trồng khá tốt vì có thể chia không gian thành nhiều tầng để mở rộng diện tích.

1.1.2.1 . Hệ thống thủy canh dạng bấc

Đây là hệ thống thủy canh đơn giản nhất. Nguyên lý hoạt động của hệ thống như nguyên tắc của đèn dầu sử dụng sợi bấc để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Đặt một đầu sợi dây bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng, đầu còn lại chạm vào rễ của cây. Sợ bấc sẽ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng lên để nuôi cây, như vậy cây vẫn có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Hình 1.5: Mô hình thủy canh dạng bấc

SVTH: NGUYỄN XUÂN VINH 8 1.1.2.2 . Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống này sử dụng một bể, thùng chứa dung dịch thủy canh phía dưới.

Phần giữ cầy thường làm bằng chất liệu nhẹ phía trên miệng. Rễ cây sẽ được ngập trong dung dịch thủy canh.

Hình 1.6: Hệ thống thủy canh tĩnh

Môi trường thủy canh tĩnh có một nhược điểm là thiếu khí oxy nên phải có máy tạo khối sủi bọt để cung cấp oxi cho cây. Hệ thống này chỉ phù hợp với một số loại cây và thông thường chỉ được sử dụng trong giảng dạy vì chi phí khá ít vì có thể tận dụng những bình chứa không sử dụng.

1.1.2.3 Hệ thống thủy canh hồi lưu

Khác với thủy canh tĩnh phần rễ cây luôn chìm trong dung dịch thì mô hình này có thêm một máy bơm để điều khiển lượng dung dịch vào khay rồi rút ra theo một chù kỳ nhất định.

Như vậy bộ rễ của cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước, tránh được ngập úng và tạo được khoảng không để cây có thể thở tự nhiên. Mô hình này khá tối ưu và hiện tại đang được ứng dụng vào sản xuất ở rất nhiều trang trại tại Việt Nam.

Hình 1.7: Hệ thống thủy canh hồi lưu

SVTH: NGUYỄN XUÂN VINH 9 1.1.2.4 Giá thể trồng rau thủy canh

Trong việc trồng rau thủy canh thì giá thể khá quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hạt giống nảy mầm và khi mang cây con để trồng vào các rọ thủy canh. Lượng giá thể trong mỗi rọ thủy canh cũng vừa phải để tiết kiệm và tiện cho việc xử lý.

 Giá thể được sử dụng trong phương pháp thủy canh phải đảm bảo được khả năng giữ ẩm và thoáng khí cho cây trồng.

 Giá thể trồng rau thủy canh phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến độ PH ổn đinh của dung dịch, khả năng sinh trưởng của rau.

 Giá thể phải có khả năng thấm nước để cây có thể dễ dàng sử dụng. Có thể dễ dàng phân hủy và tái sự dụng.

Hiện nay, có 3 loại giá thể được sử dụng trong thủy canh là xơ dừa, perlite, đất sét nung đang được sử dụng phổ biến.

 Xơ dừa có khả năng giữ nước tốt, giá rẻ, dễ dàng kiếm.

 Perlite là đá núi lửa, rỗng ruốt, khá nhẹ, giữ ẩm tốt, tạo môi trường thông thoáng khí cho bộ rễ phát triển. Giá thể này khá được ưa chuộng trong quá trình ươm giống, giâm cành.

 Đất sét nung là từng viên nhỏ được nung ở nhiệt độ cao, hút nước tốt, giữ ẩm cao, được ưa chuộng sử dụng trong hệ thống thủy canh ngập xả định kỳ.

Hình 1.8: Giá thể sơ dừa

Mô hình không chỉ áp dụng tại các trang trại lớn với quy mô sản xuất thương mại mà ngày nay còn được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng

SVTH: NGUYỄN XUÂN VINH 10 rau tại nhà. Phương pháp này đang là một trong những xu hướng mới trên thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát điều kiện tự nhiên và dinh dưỡng của vườn rau thủy canh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)