Quy trình marketing điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 30)

1.3 Cơ sở lý thuyết về Marketing điểm đến du lịch

1.3.4 Quy trình marketing điểm đến du lịch

Hoạt động Marketing điểm đến được các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thực hiện, thậm chí các tổ chức du lịch tư nhân cũng có thể sử dụng quy trình marketing du lịch này ở phạm vi tổng quát. Hoạt động marketing du lịch hiệu quả phải tính đến nhiệm vụ của tổ chức cũng như các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức đó.

Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch được phát sinh từ công thức marketing căn bản: [7,41]

Marketing= R+ STP+ Mm+ I+ E+ C Trong đó:

R (research): nghiên cứu thị trường S (segmentation): phân đoạn thị trường

T (target market): xác định thị trường mục tiêu P (positioning): định vị

M (marketing- mix): hỗn hợp marketing

I (implementation): thực hiện kế hoạch marketing E (evaluation): đánh giá kế hoạch marketing C (control): điều chỉnh kế hoạch marketing

Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch sau đây được các tổ chức du lịch nhà nước và tư nhân trên phạm vi toàn cầu đón nhận và đã áp dụng thành công. Mô hình này nhấn mạnh vào các nhiệm vụ quản lý chiến lược đối với một nhà quản lý du lịch điểm đến.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình marketing điểm đến du lịch [4,43]

(Nguồn: Giáo trình Marketing điểm đến du lịch (ĐH Mở- khoa Du lịch)

Quy trình lập kế hoạch marketing cho điểm đến du lịch bao gồm các nội dung cụ thể sau:

-Xác định tầm nhìn:

“Tầm nhìn là một lời thông báo chung mang tính định hướng, có ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược cụ thể. Trong các tuyên bố về tầm nhìn của mình, các tổ chức du lịch quốc gia và vùng thường đề cập đén một ngành du lịch phát triển và bền vững trong khu vực với các tác động tích cực đối với cộng đồng. Vấn đề này thường được phát triển trong suốt quá trình lập kế hoạch marketing và có thể được đánh giá lại từ kết quả của việc phân tích thực trạng.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

-Phân tích thực trạng:

Mục tiêu của quá trình phân tích thực trạng điểm đến là để việc xác định các cơ hội, thách thức, thế mạnh, điểm yếu và các vấn đề mà điểm đến đang phải đối mặt. Tổ chức du lịch phải tiến hành phân tích tất cả các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động đến điểm đến cũng như rà soát toàn bộ nguồn lực bên trong của điểm đến. Hoạt động này bao gồm cả việc đánh giá các tình huống marketing hiện tại, thông tin về tất cả các thành phần thuộc môi trường vĩ mô, các xu hướng trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và chiến lược cho điểm đến:

Các mục tiêu và chỉ tiêu chung của tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ở điểm đến thường chỉ ra các đích cụ thể như chi tiêu, thị phần, lượng khách, doanh thu và mức sinh lời. Những mục tiêu dài hạn thường đặt ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (có thể tới 20 năm, nhưng thông thường là từ 3-5 năm).

Mục tiêu của các đơn vị kinh doanh du lịch thường khác biệt hẳn so với mục tiêu của các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nhìn chung có định hướng lợi nhuận rõ rệt.

- Chiến lược marketing cho điểm đến:

Chiến lược marketing cho điểm đến nhấn mạnh vào các chiến lược trong ngắn hạn và các chiến thuật có liên quan cần phải được thực hiện để đạt được mục tiêu của điểm đến. Có thể là kế hoạch trong năm hay 1 - 2 năm, trong đó làm rõ các nội dung liên quan đến các mục tiêu lâu dài của tổ chức. Chiến lược marketing ngắn hạn thường bao hàm chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu, chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu và chiến lược hỗn hợp marketing.

- Đánh giá và điều chỉnh :

Giai đoạn điều chỉnh và đánh giá là một phần quan trọng trong toàn bộ qui

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

trình marketing bởi vì giai đoạn này cung cấp các thông tin phản hồi cho điểm đến về mức độ thành công của các chiến lược và chiến thuật của nó. Những thông tin này có thể tiếp tục được sử dụng trong hoạt động phân tích thực trạng điểm đến và là căn cứ để tổ chức du lịch ở điểm đến ra các quyết địng marketing chiến lược trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1 của khóa luận, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài khóa luận. Đây cũng là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điểm đển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ; đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho đề tài. Trong chương này, đề tài đã đưa ra được những khái niệm liên quan đến du lịch, marketing điểm đến du lịch; vai trò của du lịch, marketing điểm đến du lịch; các loại hình du lịch; chức năng marketing điểm đến; quy trình marketing và marketing điểm đến du lịch.

Đây chính là các lý thuyết nền tảng để tiếp tục đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa ở chương 2.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)