- Chọn đúng dụng cụ uốn, nắn thích hợp cho từng công việc cụ thể
- Uốn, nắn các loại thép có tiết diện tròn, rỗng thường dùng trong chế tạo ô tô theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn
- Sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị đúng kỹ thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Nguội cơ bản.
NỘI DUNG 1. Uốn kim loại
1.1. Uốn thanh thép dẹt trong ê tô - Uốn thanh dẹt thàng vuông góc
+ Có thể uốn nguội các thanh thép dẹt dày tới 7 mm hoạc thanh thép tròn đường kính 10 mm
+ Vạc dấu chỗ uốn bằng mụi vạch
+ Kẹp thanh dẹ vào ê tô sao cho đường vạch dấu ở phía trên mỏ cố định của ê tô và cao hơn mỏ 0,5 mm
+ Đánh búa về phía mỏ cố định của ê tô để uốn thanh kim loại dẹt thành góc một vuông
Chú ý : Không để lại các vết dập nứt trên chi tiết, khi cần dùng búa bằng kim loại mềm
- Uốn thanh kim loại dẹt thành hình chữ U bằng khuôn uốn + Vạch dấu thanh kim loại và uốn một đầu
+ Vạch dấu chỗ uốn thứ hai
+ Kẹp thanh kim loại đã uốn một đầu vào ê tô cùng với khuôn uốn
+ Đánh búa phần thanh kim loại nhô lên khỏi khuôn uốn cho tới khi nó áp sát vào mặt khuôn uốn
Chú ý : Trong sản xuất hang loạt chi tiết hình chữ U, người ta dung khuôn uốn có kích thước phù hợp với kích thước của chi tiết để không phải vạch dấu lần thứ hai
1.2. Uốn bằng đồ gá uốn
- Uốn thanh kim loại thành vòng tròn trong đồ gá uốn ( Hình 1.2. a ) + Kẹp chặt đồ gá lên ê tô nguội
+ Đặt một đầu của thanh kim loại vào khe hở của đồ gá giữa các chốt
+ Nếu đầu kia của thanh kim loại ngắn hoặc thanh có đường kính lớn thì người ta dùng đồ gá uốn có con lăn hoặc uốn bằng cách đập búa
- Uốn thanh kim loại dẹp theo cạnh hẹp ( Hình 1.2. b ) + Kẹp chặt đồ gá trên bàn uốn hoặc ê tô
+ Bôi dầu vào con lăn và phần phía trên của phôi
+ Đặt phôi vào rãnh của đồ gá, kẹp chặt phôi bằng vít tì
+ Ấn hai tay vào đồn bẩy, con lăn di động sex uốn phôi theo góc cho trước + Kiểm tra góc uốn bằng dưỡng
Hình 1.2.1. Uốn kim loại
a. Uốn băng kim loại b. Uốn băng kim loại theo một góc - Uốn thép hình theo các bán kính cong khác nhau trên máy uốn có 3 con lăn + Kiểm tra máy : Bề mặt của các con lăn phải được mài bóng để tránh gây ra vết rách, xước trên phôi
+ Điều chỉnh máy : Quay tay quay, định vị con lăn trên so với hai con lăn dưới sao cho phôi có thể đi qua tự do
+ Đặt phôi giữa các con lăn sao cho phôi được ép bởi con lăn trên xuống hai con lăn dưới và cái kẹp
+ Cho phôi di qua một số lần, cùng với việc ép dần dần con lăn trên cho tới khi đạt được bán kính uốn cần thiết
+ Kiểm tra bán kính uốn bằng dưỡng
Hình 1.2.2. Uốn trên máy uốn 2. Nắn kim loại
2.1. Nắn thanh kim loại dẹt bị cong trên mặt phẳng - Bước 1 :
Cầm thanh kim loại trên tay và kiểm tra độ cong của chi tiết bằng mắt hoặc theo khe hở giữa tấm kiểm hoặc thước và chi tiết cần nắn. Đánh dấu giới hạn của chỗ cong bằng phấn
- Bước 2 :
Đeo găng tay vào tay trái, tay phải cầm búa, tay trái cầm thanh cần nắn và đứng vào vị trí làm việc trước bàn nắn, tư thế khi đứng nắn phải thẳng, tự do và ổn định
- Bước 3 :
Đập búa từ biên vào giữa phần lồi cho tới khi băng kim loại tieeso xúc khít hoàn toàn với bàn gắn
- Bước 4 :
Kiểm tra độ chính xác, độ nắn thẳng theo bàn nắn bằng khe hở ánh sáng hoặc bằng căn lá, thước kiểm : cho phép sai lệch độ thẳng không lớn hơn 0,1 mm trên chiều dài 100 mm. Trên các bề mặt được nắn thẳng không được có vết lõm và vết sây sát
2.2. Nắn thẳng thanh kim loại bị cong theo cạnh Trình tự nắn theo các bước sau :
- Xác định giới hạn độ cong bằng mắt và đánh dấu chúng bằng phấn - Đặt thanh kim loại bị cong trên mặt bàn nắn
- Ấn băng kim loại xuống bàn nắn bằng tay trái, đập mũi búa theo toàn bộ chiều dài của băng, chuyển việc đập búa từ mép dưới lên mép trên
- Đập búa mạnh ở mép dưới, càng lên phía trên đập búa nhẹ đi nhưng tần số đập tăng lên
- Việc nắn chỉ dừng lại khi mép trên và mép dưới của thanh kim loại trở nên thẳng.
Sai lệch độ cho phép là 1 mm trên chiều dài 500 mm 2.3. Nắn thanh kim loại bị xoắn ốc
- Kẹp đầu phôi trong ê tô, còn đầu kia trong ê tô tay
- Để tăng lực xoay, cần lắp đòn giữa các mỏ kẹp của ê tô tay - Quay đều đòn một góc nào đó để nắn thẳng
- Nắn thẳng chi tiết lần cuối trên bàn nắn theo phương pháp trên
- Kiểm tả việc nắn thẳng bằng mắt, bằng cách đặt phôi đã nắn thẳng trên tấm kiểm hoặc dùng căn lá
- Nếu không có ê tô tay thì có thể tạo đòn nắn 2.4. Nắm kim loại tấm
- Bước 1: Đặt tấm kim loại trên bàn nắn, dùng thước xác định chỗ lồi. Đánh dấu giới hạn của chỗ lồi bằng phấn hoặc bút chì than
- Bước 2 : Xác định lực đập búa tùy thuộc số lượng chỗ lồi và vị trí của các chỗ lồi. + Nếu phôi có một chỗ lồi nằm ở giữa tấm kim loại, cần đập búa từ mép tấm vào
chỗ lồi
+ Nếu trên kim loại có một số chỗ lồi, cần đập búa vào khoảng giữa các chỗ lồi, sau đó lần lượt nắn từng chỗ lồi một
+ Nếu trên tấm kim loại có các chỗ lồi ở ngoài mép ( độ gợn sóng ) cần đập búa từ giữa ra ngoài mép
- Bước 3 : Sauk hi đã khắc phục được độ sóng, cần lật lại tấm kim loại và đập nhẹ nhàng bằng búa để hồi phục độ thẳng của tấm. Đặt tấm kim loại trên bàn nắn, tay trái giữ
tấm kim loại, tay phải đập búa theo sơ đồ đã chọn. Búa được đập với tần số tương đối nhanh nhưng lực đập nhỏ, càng gần tới giới hạn chỗ lồi, tần số đập búa càng nhanh và lực đập càng yếu hơn.
2.5. Thực hành nắn thẳng chi tiết đá qua tôi
- Đặt băng kim loại trên đe, phần lồi hướng xuống dưới.
- Đập bằng búa nắn thẳng có đầu nhọn với lực đập không mạnh nhưng tần số tương đối nhanh từ giữa thanh kim loại chuyển dần ra các mép theo trình tự được chỉ dẫn bằng các chữ số.
- Tay trái chuyển sang cầm đầu thứ hai của thanh để nắn thẳng đầu còn lại - Kiểm tra độ thẳng trên tấm kiểm theo khe hở ánh sáng
2.6. Nắn thẳng thép góc đã tôi - Đặt ke vuông đã tôi trên bàn nắn
- Nếu ke vuông có góc nhỏ hơn 90º nên đập búa vào đỉnh của góc trong - Nếu góc lớn hơn 90º nên đập búa vào đỉnh của góc ngoài
- Cần đập búa vào cả hai mặt của ke góc để đảm bảo độ phẳng của nó
- Kết quả nắn phải đảm bảo sao cho các cạnh của ke vuông có hình dạng đứng và góc trong cũng như góc ngoài đều bằng 90º.