Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 127)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh

4.4.1. Định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc

4.4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc trong thời gian tới

Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu KHKD được BIDV giao để cải thiện vị trí thứ hạng của Chi nhánh trong hệ thống.

Tìm kiếm cơ hội để gia tăng quy mô hoạt động từng thị phần và vị thế của Chi nhánh.

Tăng cường hoạt động nghiên cứu, nắm bắt chủ trương và các chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh, tìm kiếm cơ hội kinh doanh đồng thời có đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng và phát triển Tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện tốt các hoạt động xây dựng đơn vị trên cơ sở duy trì đoàn kết nội bộ, xây dựng các đoàn thể vững mạnh, tạo môi trường làm việc thân thiện, tin cậy, văn minh.

Mục tiêu cụ thể:

 Năm 2018: Chi nhánh phấn đấu đạt tối thiểu là Chi nhánh cấp I hạng 2.

 Tổng thu nhập ròng phấn đấu đạt tối thiểu 103 tỷ đồng

 Lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 56 tỷ đồng.

 Huy động vốn cuối kỳ: phấn đấu đạt tối thiểu 2.450 tỷ.

 Nim huy động vốn: 1,55%

 Dư nợ tín dụng cuối kỳ phấn đấu đạt 2.500 tỷ.

 Nim cho vay: 2,45%

 Thu DVR phấn đấu đạt 15 tỷ.

 Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu < 2%

4.4.1.2. Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc trong thời gian tới

Nghiêm túc thực hiện quy định trần lãi suất huy động vốn VNĐ theo Chỉ thị 02, Thông tư 30, lãi suất ngoại tệ theo thông tư 14 của NHNN, không thực hiện vượt trần lãi suất dưới mọi hình thức.

Tiếp tục xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường và thông tin hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn. Xác định rõ những khó khăn trong công tác huy động vốn, các giải pháp duy trì và gia tăng vốn.

Tăng cường các cơ chế khuyến khích, chính sách động lực trong hoạt động huy động vốn, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn dân cư, điều hành chủ động, linh hoạt nguồn vốn huy động, gắn công tác huy động vốn việc sử dụng vốn một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn cuối kỳnăm 2018 đạt tối thiểu Hội sở chính giao, tập trung nỗ lực cơ cấu lại nguồn vốn hiện có của chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động không kỳ hạn và các khoản vốn với chi phí hợp lý để tăng trưởng quy mô, gia tăng thu nhập ròng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh là: 1.850 tỷ đồng, Nim huy động vốn là: 1.2%- 1.5%; thị phần huy động vốn đạt từ 5%-7%, tỷ lệ huy động vốn bình quân/tổng huy động vốn đạt 45%.

Với mục tiêu tăng quy mô huy động vốn trong năm 2018 ở mức hoàn thành tốt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tiếp tục tăng trưởng

90

quy mô huy động vốn từ định chế tài chính, tổ chức kinh tế, phát triển huy động vốn từ dân cư, hộ gia đình, phấn đấu tỷ trọng huy động vốn từ dân cư, hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn.

Tiếp tục đưa ra và duy trì các chính sách thưởng tăng huy động vốn gắn với kế hoạch của từng đơn vị và cá nhân.

Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn hiện đang có của Chi nhánh giữa khách hàng định chế, TCKT và cá nhân, gia tăng huy động vốn bán lẻ nhằm đẩy mạnh tỷ trọng huy động vốn bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.

4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc

4.4.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý hoạt động huy động vốn

Một chiến lược phát triển rõ ràng sẽ thuận lợi trong huy động và sử dụng các nguồn lực cũng như có các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Từ chiến lược ngân hàng xây dựng được những kế hoạch và mục tiêu để đạt được mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài, trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung xây dựng các chiến lược về:

+ Chiến lược về thông tin, phát triển thị trường: Thực thi chính sách này cần huy động toàn bộ phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng hợp các lĩnh vực cơ bản có liên quan đến thị trường của ngân hàng. Từ các thông tin có được ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách kinh doanh nói chung và chính sách huy động vốn nói riêng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nhu cầu sử dụng vốn của thị trường.

+ Chiến lược về sản phẩm và giá cả dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bao gồm các dịch vụ cơ bản của nghề ngân hàng là nghiệp vụ huy động vốn, nguồn vốn sử dụng vốn, nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ ngoại

vi mang tính chất hỗ trợ như dịch vụ tư vấn khách hàng, nghiệp vụ thông tin theo nhu cầu, dịch vụ két… có những nghiệp vụ ngoại vi không mạng lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, song có tác dụng kích thích sự chú ý, thu hút khách hàng và làm tăng giá trị cung ứng sự thỏa mãn của khách hàng đối với các dịch vụ cơ bản. Đặc biệt với sự đa dạng hóa các sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn sẽ

tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng khả năng huy động vốn. Hiển nhiên, một ngân hàng có các dịch vụ tốt, đa dạng sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng khác mà các sản phẩm dịch vụ không tốt. Một ngân hàng mà có dịch vụ thanh toán hoạt động tốt, đa dạng sẽ thu hút được nhiều tiền gửi thanh toán hơn các ngân hàng khác.

Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, giá cả được biểu hiện chủ yếu dưới dạng lãi suất của các khoản tiền gửi, tiền vay, chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Yếu tố giá có vai trò quan trọng đối với kết quả huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ khác của ngân hàng. Chính sách lãi suất cạnh tranh là một chiến lược quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động, đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang nắm giữ sang một công cụ khác hoặc chuyển tiền đầu tư, tiết kiệm từ một tổ chức này sang một tổ chức khác để có lợi nhuận cao hơn.

+ Chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Chiến lược này là tập hợp toàn bộ những phương tiện vật chất đưa ra sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Việc đa dạng hóa các kênh phân phối, mở rộng các quầy giao dịch (số lượng các quầy giao dịch, địa điểm mở quầy, các sản phẩm, dịch vụ cung ứng tại quầy, trang thiết bị được sắp xếp tại quầy, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên…) có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy

động vốn của ngân hàng. Một ngân hàng có càng nhiều kênh phân phối, nhiều quầy giao dịch thì cơ hội tiếp xúc với khác hàng càng nhiều, từ đó khả năng huy động vốn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc mở rộng các kênh phân phối, mở thêm nhiều quầy giao dịch cần phải tính đến yếu tố chi phí để mở rộng sao cho phù hợp với hiệu quả thu được từ nó.

+ Chiến lược quảng cáo thương hiệu ngân hàng: Mục tiêu là làm thế nào để quảng bá thương hiệu của ngân hàng ra đông đảo quần chúng nhân dân, giúp cho họ hiểu rõ về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng tạo ra hình ảnh của ngân hàng, tạo ra sự tin tưởng của

khách hàng đối với ngân hàng. Giao tiếp tốt sẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động quảng cáo bao gồm các biện pháp tuyên truyền các thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ tiện ích của ngân hàng cũng là công cụ hữu hiệu để nâng cao vị thế của ngân hàng, thu hút thêm khách hàng cho ngân hàng, tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

+ Chiến lược về đào tạo nhân lực: Chìa khoá thành công của một ngân hàng ngoài các nhân tố khác không thể không kể đến nhân tố con người. Một ngân hàng xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, thân thiện, năng động, có bộ máy tổ chức khoa học hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh sẽ có lợi thế trong huy động vốn . Bởi lẽ, ngân hàng với trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, các nhân viên nhiệt tình, lịch sự và có chuyên môn nghiệp vụ cao tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, điều này sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch.

4.4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Độ ngũ lãnh đạo đóng vai trò tiên quyết trong việc đưa ra các chính sách, chiến lược huy động vốn giúp không ngừng tăng trưởng trong kinh doanh. Trong thời buổi hiện nay, đặc biệt là trong những năm chịu sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đội ngũ lãnh đạo hàng đầu cần có những chính sách kịp thời trong công tác huy động vốn tạo dựng mối quan hệ và thương hiệu của ngân hàng.

Ngân hàng cần phải xây dựng một nguồn nhân lực thực sự sử dụng hệ thống quả trị dữ liệu có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và phổ biến những nghiệp vụ mới cho các nhân viên của khách hàng. Đội ngũ nhân viên giao dịch cần làm tốt công việc của mình, tạo phong cách chuyên nghiệp.

Như trên, có thể nói tổng thể các giải pháp trên giúp ngân hàng không những duy trì được mức gia tăng vốn huy động mà còn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, nâng cao uy tín của ngân hàng và thúc đẩy hoạt động tiêu dùng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh ngân hàng giữ vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của hoạt động Chi nhánh. Đây là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với khách hàng, góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên càng cao, có trình độ,

tâm huyết với nghề sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả huy động vốn cũng như kinh doanh của ngân hàng.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, cần đẩy mạnh thực hiện chuẩn hoá cán bộ theo hướng đa năng, có kế hoạch tuyển chọn những người có phẩm chất và năng lực, bố trí hợp lý để họ phát huy hết khả năng, sở trường chuyên môn của họ. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, vừa tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống, vừa tập trung vào công nghệ ngân hàng hiện đại, nghiệp vụ mới của ngân hàng...

BIDV Kinh Bắc cần có chính sách động viên tinh thần, khuyến khích vật chất đối với cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ gắn bó lâu dài và đóng góp hết mình cho những hoạt động của ngân hàng. Có cơ chế chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ xứng đáng với khả năng cống hiến, và những đóng góp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của ngân hàng.

Đối với những nhân viên làm công tác huy động vốn, phong cách phục vụ giữ vai trò rất quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến việc khách hàng quyết định bỏ đi hay tiếp tục đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng. Nếu được phục vụ tốt, khách hàng sẽ hài lòng và có thiện cảm với ngân hàng, thậm chí họ còn giới thiệu cho bạn bè, người thân đến với ngân hàng. Ngược lại, nếu để khách hàng mất lòng tin, họ sẽ ngừng giao dịch và chuyển sang ngân hàng khác có phong cách phục vụ tốt hơn, điều đó sẽ làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

Ngoài tiêu chuẩn không thể thiếu là có trình độ chuyên môn cao, trung thực, thật thà, thao tác nhanh chóng, chính xác, nhân viên làm công tác huy động vốn cần phải có khả năng giao tiếp, thái độ hoà nhã, vui vẻ, lịch thiệp với khách hàng, có ngoại hình dễ nhìn, giọng nói rõ ràng, nhiệt tình giúp đỡ cho khách hàng trong các trường hợp cần tư vấn các thông tin hay hướng dẫn cho khách hàng ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ, giải thích các thắc mắc...giúp cho khách hàng lựa chọn đúng các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Khách hàng là đối tượng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng, vừa sử dụng và hưởng thụ các sản phẩm dịch vụ. Nhận thức thức rõ vai trò của công tác khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và coi đó là công cụ quan trọng để tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và

ngân hàng. Đây là mối quan hệ đối tác trong kinh doanh, có lợi cho cả hai bên:

ngân hàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi để cho vay đem lại lợi nhuận, mở rộng các hoạt động ngân hàng, người gửi tiền vừa có lợi tức và tài sản được ngân hàng bảo quản an toàn.

Để có được lợi ích bền vững và lâu dài, ngân hàng cần phải chủ động trong việc không ngừng nâng cao uy tín, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng của mình.

Ngân hàng cần phải tổ chức phân loại khách hàng để lựa chọn thị trường mục tiêu của mình, từ đó xác định được nhu cầu, thị hiếu và cách thức lựa chọn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Thường xuyên coi trọng và không ngừng đẩy mạnh giáo dục công tác khách hàng trong toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên, nhất là những nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng để huy động vốn. Tăng cường chính sách ưu đãi đối với những khách hàng gửi tiền có quan hệ tốt, thường xuyên và lâu dài với ngân hàng như giảm lệ phí chuyển tiền, quà tặng...Đồng thời, ngân hàng cần phải quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với những khách hàng mới bằng cách phân loại và có chính sách ưu đãi riêng, cung ứng nhiều loại sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có thái độ phục vụ lịch sự, tận tình, chu đáo tạo sự tin cậy lẫn nhau, hoà đồng lợi ích của cả chi nhánh và khách hàng.

Vì vậy, để đem lại hiệu quả cho công tác huy động vốn nói riêng và các mặt hoạt động của ngân hàng nói chung, chi nhánh cần đặc biệt chú trọng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thực hiện chiến lược kinh doanh đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, quảng bá các sản phẩm dịch vụ tiên tiến cung ứng trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trước hết là hiện đại hoá công nghệ thanh toán. Công nghệ ngân hàng, trong đó công nghệ tin học đối với Ngân hàng nói chung và BIDV Kinh Bắc nói riêng đang có vai trò đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán, góp phần thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đầu tư cho lĩnh vực thanh toán thường đem lại hiệu quả rất lớn.

Chi nhánh phải cung ứng đủ các phương tiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, từng bước hiện đại hoá các phương tiện thanh toán khi trình độ công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w