Đối tượng, phạm vi, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 23 - 27)

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý bảo hiểm thất nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý bảo hiểm thất nghiệp

2.1.2. Đối tượng, phạm vi, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp

BHTN là một bộ phận của BHXH, là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều

kiện tham gia vào thị trường lao động (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009a).

Mục đích của BHTN là trợ giúp một phần nào đó về mặt tài chính cho người thất nghiệp giúp họ ổn định cuộc sống, tạo điều kiện tham gia vào thị trường lao động với những cơ hội việc làm mới.

BHTN có nhiều điểm khác so với các loại hình khác như: Không có hợp đồng, người tham gia và người thụ hưởng quyền lợi là một, không có việc chuyển rủi ro của người bị thất nghiệp sang người có khả năng thất nghiệp.

BHTN không có dự báo chính xác về số lượng và phạm vi, có thể bị thiệt hại về kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong những thời kì nền kinh tế bị khủng hoảng.

a. Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp

Tại điều 2 Nghị định 28/ 2015/N Đ- CP ngày 12/3/2015 cho biết:

(1) Người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm.

(2) Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã hưởng tiền lương và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

(3) Tổ chức bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập được giao các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Việc làm (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).

Đối tượng của BHTN giống đối tượng của BHXH đó là người lao động.

Đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử dụng lao động (đối tượng tham gia rộng hay hẹp là tùy thuộc vào quy định và điều kiện cụ thể của từng nước), đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia BHTN là người có khả năng lao động và trong độ tuổi lao động, bao gồm:

Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số lượng lao động nhất định.

Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp (theo quy định của Nhà nước).

Những người lao động độc lập, những người làm thuê theo mùa, những công nhân, viên chức Nhà nước thường không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Bởi khi làm công chức nhà nước, họ được tuyển dụng và bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp. Còn đối với những người lao động độc lập, những người làm thuê theo mùa do công việc của họ khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không ổn định và không đủ thời gian đóng phí bảo hiểm. Vì rủi ro trong việc làm cũng xuất phát từ người sử dụng lao động trong chừng mực nào đó, nên họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN cho người lao động mà họ sử dụng. Rủi ro trong BHTN là rủi ro việc làm, rủi ro nghề nghiệp. Vì vậy, đối tượng tham gia của BHTN ít hơn so với BHXH (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).

b. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN

Để được hưởng trợ cấp BHTN, cần có các điều kiện như sau:

(1) Người tham gia bảo hiểm phải đóng bảo hiểm trong một thời gian nhất định.

(2) Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.

(3) Phải đăng kí thất nghiệp, đăng kí tìm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm quyền do Nhà nước quy định (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).

(4) Phải sẵn sàng làm việc.

(5) Có sổ BHXH để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy định.

Người thất nghiệp dù có đóng BHTN nhưng không được hưởng trợ cấp khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị sa thải do vi phạm kỷ luật, từ chối không đi làm việc do cơ quan lao động việc làm giới thiệu (nước ta qui định là sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng).

Để được hưởng trợ cấp BHTN, người lao động phải có một thời gian nhất định đã tham gia BHTN. Việc đặt ra thời gian này có tác dụng đảm bảo chỉ những người thường xuyên tham gia hoạt động kinh tế mới được xem như bị mất thu nhập do thất nghiệp. Ngoài ra quỹ BHTN có thể đảm bảo số đóng góp của mỗi người lao động đạt tới một mức tối thiểu trước khi xảy ra thất nghiệp. Điều này góp phần cân đối quỹ tài chính của BHTN (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).

2.1.2.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Tại Điều 5. Nghị định số 28/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.

(1) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.

(2) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

(3) Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm:

+ Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

+ Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Tùy theo bộ máy và cách thức tổ chức bộ máy BHTN của từng nước mà nguồn hình thành, mục đính sử dụng và cơ chế quản lý quỹ có sự khác nhau:

Nếu BHTN được coi là một nhánh (1 chế độ) nằm trong hệ thống BHXH thì quỹ BHTN phải nằm trong quỹ BHXH và được tập trung thống nhất hoặc tách ra thành các quỹ thành phần, trong đó có quỹ BHTN.

Nếu BHTN được tổ chức một cách độc lập thì quỹ BHTN được hình thành một cách độc lập.

Tuy nhiên, dù tổ chức và quản lý theo cách thức nào chăng nữa thì việc hình thành quỹ BHTN của các quốc gia đều tập trung vào hai hoặc ba đối tượng người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước thực hiện BHTN cho thấy: hầu hết các quốc gia đều có sự hỗ trợ hoặc đóng góp trực tiếp cho việc hình thành quỹ. Do vậy nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của ba bên là hợp lý. Sự đóng góp này tạo ra sự ràng buộc giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHTN.

Cũng giống như BHXH, người tham gia BHTN và người sử dụng lao động đóng góp bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tiền lương và tổng quỹ lương, Nhà nước cũng phải tham gia đóng góp vào quỹ BHTN. Nhà nước có thể tham gia theo một trong hai hình thức sau:

Đóng góp thường xuyên thông qua việc trích ngân sách hỗ trợ quỹ BHTN.

Nhà nước chỉ tham gia với tư cách là người bảo hộ khi đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không bù đắp các khoản chi hoặc khi quỹ BHTN có những biến động lớn do lạm phát (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).

Mức độ tham gia đóng góp vào quỹ BHTN trong những năm gần đây của một số nước thực hiện BHTN cũng rất khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w