Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2017 dân số của huyện có 164.579 người, trong đó dân số của các xã 155.593 người, thị trấn có 8.986 người; mật độ dân số bình quân 784 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, thị trấn; cao nhất là thị trấn Cao Thượng 2.345 người/km2 và thấp nhất là xã An Dương 552 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ở mức 12,33‰.
Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2017 là 108.954 người, chiếm 66,20% tổng dân số, trong đó lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 67.089 người (chiếm 40,76%) lao động ngành công nghiệp - xây dựng 30.187 người chiếm 18,34% và ngành dịch vụ là 22.758 người chiếm 13,83% tổng số lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng không đáng kể, duy trì tỷ lệ trên 40%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng chậm từ 1 - 2% và ngành dịch vụ tăng mạnh 2%/năm do các khu công nghiệp phát triển (đặc biệt các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, điện tử,...) đã giải quyết lượng lớn lao động cho huyện.
Tổng số lao động của toàn huyện tăng dần 2,6%/năm song tỷ lệ này tăng nhanh dần, tuy nhiên số lượng ngoài độ tuổi lao động tăng cao do kinh tế thị trường phát triển khiến cho nhu cầu cuộc sống của người dân tăng, người già và trẻ nhỏ đều phải tham gia vào hoạt động kinh tế của gia đình, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Tân Yên giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu
1. Tổng số dân 2. Tổng số hộ 3. Tổng số lao động 3.1 Chia theo độ tuổi - Lao động trên tuổi - Lao động trong tuổi - Lao động dưới tuổi
3.3 Chia theo ngành sản xuất - Nông, lâm nghiệp và thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ
4. Một số chỉ tiêu bình quân - Nhân khẩu/hộ
- Lao động/hộ
- Nhân khẩu/lao động
35
3.1.2.2. Hệ thống y tế - giáo dục
Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm thị trấn Cao thượng và hệ thống các trạm y tế đặt tại các xã, thị trấn (1 bệnh viện, 24 trạm y tế/24 xã, thị trấn). Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ y bác sỹ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện.
Về giáo dục, toàn huyện có 79 trường học các cấp, trong đó có 26 trường tiểu học, 23 trường THCS, 4 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề. Hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Tân Yên sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Về đường giao thông
Hiện nay các tuyến đường bộ liên thôn, xã, liên huyện được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Toàn huyện có khoảng 1.200 km đường bộ, gồm: 5 tuyến đường tỉnh dài 71 km (24 km đường 398; 17 km đường 295; 7 km đường 298; 15 km đường 294; 8 km đường 297), 6 tuyến đường huyện dài 48 km (Cao Thượng-Tân Sỏi 7 km, kênh Chính (Phúc Sơn-Quế Nham) 16 km, Việt Lập-Liên Chung 6 km, Song Vân-Việt Tiến 5,5 km, Cao Xá-Lam Cốt 10 km, Quang Tiến-Lan Giới 4 km) còn lại là đường xã, thôn và nội đồng.
Đến năm 2009, cơ bản các tuyến đường tỉnh đã được trải nhựa, trong đó tỉnh lộ 398 và 387 đã được đầu tư nâng cấp; đường huyện đã cứng hoá hoặc cứng hóa 1 phần gồm: tuyến Cao Thượng - Tân Sỏi, Cao Xá - Lam Cốt, Song Vân - Việt Tiến, Quang Tiến - Lan Giới,... Các tuyến đường xã quản lý cơ bản vẫn là đường cấp phối, riêng đường thôn, làng đã bê tông xi măng hóa được khoảng 845 km tính đến năm 2014.
Đây là điều kiện quan trọng giúp Tân Yên đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường thu hút đầu tư trong và ngoài huyện.
* Về thủy lợi
Hệ thống thủy nông sông Cầu tưới ổn định cho khoảng 6.000 ha đất canh tác của huyện.
- Kênh Chính dài 26 km tưới cho các xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Song Vân, Ngọc Thiện, Ngọc Lý, Ngọc Châu, Quế Nham.
- Kênh 5 dài 19 km tưới cho 2.700-3.000 ha thuộc các xã Lan Giới, Đại Hoá, Nhã Nam, thị trấn Nhã Nam, Quang Tiến, An Dương, Liên Sơn, Cao Thượng, Việt Lập, Hợp Đức, Cao Xá.
-Kênh 4 tưới cho các xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Việt Ngọc.
Ngoài ra còn có các trạm bơm điện và 78 hồ đập phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung hệ thống kênh mương ở Tân Yên được hình thành, sử dụng từ nhiều năm nên đã xuống cấp, cần được nạo vét và nâng cấp.
* Về hệ thống lưới điện
Hiện nay 100% số xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia. Nguồn cung cấp bao gồm: Đường dây E75-377 từ Đình Trám (Việt Yên), đường dây E715-E71-375 từ Yên Thế, đường dây 971 trung gian Bố Hạ. Có 2 trạm trung gian Cao Xá, Nhã Nam.
Đường dây trung áp gồm: 33 km đường dây 35 KV, 91 km đường dây 10KV, 41 km đường dây hạ thế, 80 trạm phụ tải với 81 máy, công suất 10.365 KVA. Có 6 xã và 2 thị trấn đã bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện quản lý. Đang cải tạo lưới điện ở 8 xã theo dự án RE2 và đang làm thủ tục đưa 6 xã còn lại tham gia dự án REE2 mở rộng. Hệ thống điện đã đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
* Hệ thống chợ
Tính đến năm 2015, huyện Tân Yên có 11 chợ (không kể các chợ cóc, chợ tạm được hình thành tự phát) với tổng diện tích sử dụng đất là 4,9 ha; Diện tích trung bình một chợ chỉ khoảng 4.000m2. Diện tích bình quân của 1 hộ kinh doanh trong chợ phổ biến <5m2/hộ. Mật độ chợ theo đơn vị hành chính cấp xã (0,45 chợ/xã). Lực lượng kinh doanh trong chợ chủ yếu là các hộ tư thương, ngoài ra tại các chợ nông thôn còn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm.
3.1.2.4. Kết quả phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Yên
Tân Yên là một huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, là huyện có tiềm năng thế mạnh phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội đã có
nhiều thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, giá trị sản xuất hàng năm tăng lên rõ rệt. Nếu như, tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2012 đạt 3.794 tỷ đồng, năm 2014 là 5.438,5 tỷ đồng thì năm 2015 là 6.402,5 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 năm giá trị sản xuất toàn huyện đã tăng 2.608,5 tỷ đồng (tăng 68,7% so với năm 2012), trong đó:
+ Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 1.666 tỷ đồng, năm 2014 là 2.529 tỷ đồng thì năm 2015 là 2.610 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 944,5 tỷ đồng (tăng 56,6% so với năm 2012).
+ Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng: Giá trị sản xuất năm 2012 là 1.416 tỷ đồng, năm 2014 là 2.004 tỷ đồng thì năm 2015 là 2.577 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm từ 2012 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng tăng 1.161 tỷ đồng (tăng 82% so với năm 2012), như vậy đây là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua.
+ Ngành Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2012 là 712 tỷ đồng, năm 2014 là 905 tỷ đồng thì năm 2015 là 1.215 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 2012 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ tăng 503 tỷ đồng (tăng 70,6% so với năm 2012).
Như vậy qua số liệu Bảng 3.3 trong tổng số giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều tăng, quy mô được mở rộng, đặc biệt các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng điều đó góp phần không nhỏ tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn.
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất I. Ngành nông, lâm nghiệp
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
5. Dịch vụ nông nghiệp II. Ngành CN - TTCN – XDCB
1. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
2. Xây dựng
III. Ngành thương mại, dịch vụ IV. Một số chỉ tiêu bình quân
1. Giá trị sản xuất/Nhân khẩu 2. Giá trị sản xuất 1 ha canh tác 3.Giá trị sản xuất/LĐ
4.Giá trị sản xuất NN/LĐNN
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên (2015 -2017)
39