- Địa điểm nghiên cứu: Tại cánh đồng Rau Xanh, xóm Đông Thắng, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2018 đến tháng 6/2018.
3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: 7 giống lạc do Trung tâm đậu đỗ viện cây Lương thực Thực phẩm tuyển chọn.
- Vật liệu nghiên cứu:
* Giống lạc: Thí nghiệm bao gồm 7 giống:
Giống L14: Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc QĐ5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc. Giống được công nhận chính thức năm 2002. Giống cho năng suất cao 45 -60 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có nhiều đặc tính nông học tốt, chịu thâm canh cho năng suất cao.
Giống L08: Được chọn lọc theo phương pháp quần thể từ dòng lạc QĐ2 trong tập đoàn nhập nôi của Trung Quốc năm 1996. Được Hội đồng Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004.
Giống L15: Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish đứng, chịu thâm canh, có khả năng kháng bệnh lá và chống chịu trung bình với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu hạn tốt.
Giống lạc L18: Được chọn ra từ tập đoàn lạc nhập nội. Giống L18 đã được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc số 7. Giống L18 được công nhận giống chính thức của Cục Trồng trọt năm 2009. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish đứng, có khả năng kháng bệnh lá và chống chịu trung bình với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu hạn tốt.
Giống lạc L26: Được chọn ra từ tổ hợp lai giữa giống L08 và TQ6 theo phương pháp phả hệ. Giống được công nhận cho sản xuất thử năm 2010.
Giống lạc L27: Được chọn ra theo phương pháp chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai giữa L18 x L16 và đã được Hội đồng Khoa học và công nghệ Bộ NN&PTNT công nhận chính thức năm 2016.
Giống MD7: Chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc năm 1996.
Được Bộ Nông nghiệp công nhận là giống chính thức năm 2004. Giống có khả năng chịu trung bình với bệnh đốm nâu và có khả năng chịu hạn.
* Phân bón: Phân đạm Urê (46%N); Phân lân Lâm thao (Supe lân 16%
P2O5); Kaliclorua (60%K2O)
1. Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh:
Thành phần: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh:1,5%; Acid Humic: 2,5%;
Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích:
Aspergilus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106 CFU/g; Bacillus: 1x106 CFU/g.
2. Phân bón hữu cơ sinh học Quế Lâm:
Thành phần gồm: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh:1,5%; axit humic:
2,5%; Trung lượng: Ca: 1%; Mg: 0,05%; S: 0,3%.
3. Phân bón hữu cơ vi sinh Divital-germany: thành phần: 100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại.Nitơ (N) tối thiểu: 1% ; Phốt pho (P2O5) tối thiểu: 3% ; Kali (K2O) tối thiểu: 1%, Hữu cơ (OC) tối thiểu: 23%
;Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô - Aspergillus Fumigatus: 1 x 106 CFU/g .
4. Phân bón hữu cơ vi sinh Nasa smart : thành phần có chứa 1,5% đạm, 5%
lân và 1% Kali, 25% chất hữu cơ, các chất trung vi lượng và 30 chủng vi sinh vật.
Các chủng vi sinh vật được chia làm 02 nhóm gồm: các vi sinh vật chức năng (VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV phân giải Kali, VSV phân giải chất hữu cơ) và các vi sinh vật đối kháng.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại Yên Dũng, Bắc Giang.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của hai giống lạc L14 và MD7.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thí nghiệm 1
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân trên đất Yên Dũng, Bắc Giang.
Giống L14 (Đối chứng):
Giống L08:
Giống L15:
Giống L18:
Giống L26:
Giống L27:
Giống MD7:
* Sơ đồ thí nghiệm:
G3 G1 G5
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 03 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô là 5mx2m = 10m2.
3.5.2. Thí nghiệm 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của 02 giống lạc L14 và MD7.
- Thí nghiệm được thực hiện trên 02 giống lạc là L14 và MD7 - Công thức thí nghiệm:
Nền: (30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột)/ha + P1: Nền + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.
+ P2: Nền + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm.
+ P3: Nền + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Divital – germany
+ P4: Nền + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh nasa smart
- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo ô lớn, ô nhỏ Slip - plot.
Nhân tố chính là liều lượng phân bón hữu cơ (bố trí trên ô nhỏ), nhân tố phụ là giống (bố trí trên ô lớn).
- Diện tích mỗi ô nhỏ là 10m2, diện tích mỗi ô lớn là 40 m2. Diện tích khu thí nghiệm: (10m2 x 8) x 3= 240m2 chưa kể dải bảo vệ.
Sơ đồ thí nghiệm:
Kí hiệu: - Yếu tố giống G1( giống L14); G2( giống MD7) - Yếu tố phân hữu cơ: P có P1, P2, P3, P3, P4.
Dải bảo vệ
G1P1 G1P4
G2P3 G1P2
G1P4 G1P1
Dải bảo vệ
3.6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM 3.6.1. Thời vụ và mật độ
-Thời vụ: Bắt đầu gieo từ tháng 02/2018
-Mật độ: 35 cây/m2. Khoảng cách: 35cm x 8cm (gieo 1 hạt).
3.6.2. Phương pháp bón phân
- Thí nghiệm 1: Bón 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O và vôi bột 500kg/ha.
- Thí nghiệm 2: Bón theo các công thức đã thiết kế ở trên.
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân vi sinh, đạm, lân, kali và 50% vôi bột.
+ Bón 50% lượng vôi còn lại vào thời kỳ lạc ra hoa rộ.
3.6.3. Chăm sóc
+Khi lạc ra hoa rộ bón lượng vôi bột còn lại để tạo điều kiện cho lạc đâm tia.
+ Đảm bảo đủ nước cho cây ở các thời kỳ cây con, ra hoa đậu quả.
+ Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
3.7. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
3.7.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển
- Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi đạt 50% số cây mọc.
Tỷ lệ mọc mầm (%) = Tổng số cây mọc/Tổng số hạt gieo x 100
- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa (ngày): tính từ khi cây có 50% số cây xuất hiện ít nhất 01 hoa nở ở bất kỳ đốt nào trên thân chính.
- Thời gian ra hoa (ngày): Tính từ khi cây có 50% số cây bắt đầu ra hoa đến khi có 50% số cây kết thúc ra hoa rộ.
- Thời gian từ khi gieo đến khi phát sinh cành cấp 1 (ngày)
- Tổng thời gian sinh trưởng của cây (ngày): Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch (khi 80% số quả có gân điển hình, mặt trong vỏ quả chuyển sang màu vàng và rụng).
- Tổng số cành/cây (cành): Đếm tổng số cành cấp 1 và cấp 2 vào thời điểm thu hoạch.
-Chiều dài cành cấp 1 (cm): Đo từ điểm phát sinh cành đến điểm sinh trưởng.
- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đình sinh trưởng của thân chính.
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) theo dõi trên 10 cây mẫu/ô, 10 ngày/lần từ khi gieo đến khi thu hoạch.
- Số lượng, khối lượng nốt sần hữu hiệu (lấy mẫu đại diện mỗi ô 5 cây) xác định 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa + Thời kỳ ra hoa rộ + Thời kỳ quả chắc
-Chỉ số diện tích lá (LAI):
Diện tích lá (S): Bằng phương pháp cân trực tiếp ở 03 thời kỳ + Thời kỳ bắt đầu ra hoa
+ Thời kỳ ra hoa rộ + Thời kỳ quả chắc
Mỗi ô lấy 3 cây, tiến hành xếp lá. Cân 1 dm2 lá được X (g). Cân lá toàn bộ 3 cây được Y (g). Diện tích lá = Y/X/3 (dm2/cây)
Chỉ số diện tích lá (LAI) = Diện tích lá 1 cây/m2 x M0
- Khối lượng chất khô/cây: Xác định bằng cách lấy mẫu sấy khô đến khối lượng không đổi, cân khối lượng. Xác định ở 03 thời kỳ:
+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa + Thời kỳ ra hoa rộ + Thời kỳ quả chắc
3.7.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Trước khi thu hoạch mỗi ô thí nghiệm lấy mẫu 10 cây để xác định các chỉ tiêu:
- Số quả/cây (quả): Đếm số quả 10 cây/ô rồi tính trung bình cho 01 cây.
- Số quả chắc trên cây (quả): Đếm số quả chắc của 10 cây/ô rồi tính trung bình cho 01 cây.
Tỷ lệ quả chắc (%) = Tổng số quả chắc/Tổng số quả trên cây x 100 Tỷ lệ nhân (%) = Khối lượng hạt/ Khối lượng quả x 100
- Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (%): Tổng số quả 1,2,3 hạt/tổng số quả của 10 cây.
- Khối lượng 100 quả (g): Cân 03 mẫu, mỗi mẫu 100 quả chắc, khô ở độ ẩm hạt 10%.
- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 03 mẫu nguyên vẹn không bị sâu bệnh được tách từ 03 mẫu quả trên, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 10%.
- Năng suất cá thể (g/cây) = P quả 10 cây/10
-Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ cây/m2 x 10.000m2 - Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất ô/10m2 x 10.000m2
- Tính hiệu quả kinh tế:
Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
3.7.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh
- Mức độ nhiễm một số bệnh hại: Tính theo tỷ lệ hại và cấp bệnh theo tiêu chuẩn ngành (QCVN01 - 57: 2011/BNNPTNT)
+ Bệnh đốm nâu: Điều tra 10 cây/ô theo 5 điểm chéo góc vào thời điểm trước thu hoạch.
- Rất nhẹ - cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.
- Nhẹ - cấp 3: 1-5% diện tích lá bị hại.
- Trung bình - cấp 5: >5% - 25% diện tích lá bị hại.
- Nặng - cấp 7: >25-50% diện tích lá bị hại.
- Rất nặng - cấp 9: >50% diện tích lá bị hại.
+ Bệnh gỉ sắt: Điều tra ước lượng diện tích lá bị bệnh của 10 cây/ô theo 5 điểm chéo góc vào thời điểm trước thu hoạch.
- Rất nhẹ - cấp 1: <1% diện tích lá bị hại.
- Nhẹ - cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị hại.
- Trung bình - cấp 5: >5-25% diện tích lá bị hại.
- Nặng - cấp 7: >25-50% diện tích lá bị hại.
- Rất nặng - cấp 9: >50% diện tích lá bị hại.
+ Bệnh lở cổ rễ (%): Được tính bằng số cây bị bệnh /số cây điều tra (điều tra toàn bộ số cây/ô).
- Nhẹ - điểm: <30%.
- Trung bình - điểm 2: 30-50%.
- Nặng - điểm: >50%.
+ Bệnh thối quả (%): Số quả thối/số quả điều tra (điều tra 10 cây/ô, lấy theo đường chéo 5 điểm).
- Mức độ nhiễm một số sâu hại: Tính theo tỷ lệ và phân cấp hại. Các đối tượng sâu hại chính: sâu xám, sâu hại lá, sâu hại quả…
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRISTAT 5.0 và Excel.