Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 46)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số địa phương ở Việt Nam

- Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Những năm qua, BHXH tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để tăng số lượng người tham gia BHXH, BHYT. Riêng năm 2013, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 5,46%, BHXH tự nguyện tăng 32,83%, BHTN tăng 5,97%, BHYT tăng 24,6%. Tuy nhiên, đối tượng tham

gia các loại hình bảo hiểm trên ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng(Lam Hồng, 2014).

Để khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các đơn vị thuộc BHXH tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên cho một bộ phận người lao động trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh phối hợp với báo Nam Định, đài phát thanh thanh tuyền hình tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH huyện, thành phố mời chủ sử dụng lao động ở các đơn vị chưa tham gia các loại hình bảo hiểm cho người lao động hoặc cử cán bộ trực tiếp xuống đơn vị để tuyên truyền, vận động đóng nộp BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh thành lập tổ phát triển đối tượng, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và biện pháp vận động tuyên truyền đối với các đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ theo quy định. Cơ quan BHXH còn tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các giao dịch, đồng thời đảm bảo việc thực hiện chính sách cho người lao động(Lam Hồng, 2014).

Tuy nhiên, hiện nay việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn gặp khó khăn. Theo số liệu của BHXH tỉnh, đến nay toàn tỉnh mới có 683 đơn vị với 26.532 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có khả năng đóng bảo hiểm cho người lao động.

Hàng năm có sự biến động về số lượng doanh nghiệp thành lập mới hoặc giải thể nên việc tiếp cận để kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị tham gia đối với cơ quan BHXH còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật của chủ sử dụng lao động về trách nhiệm phải tham gia BHXH, BHYT cho người lao động chưa cao, trong khi các chế tài ràng buộc trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm này của chủ doanh nghiệp chưa đủ mạnh nên không ít chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm cho người lao động. Tại nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chỉ tham gia cho một bộ phận lao động khung; sử dụng lao động hợp đồng theo thời vụ, công nhật hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng để không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Về phía người lao động, do chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên chưa chủ động trong việc yêu cầu chủ

doanh nghiệp tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân (Lam Hồng, 2014).

Để tiếp tục khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngày 20 tháng 03 năm 2014, BHXH tỉnh đã có văn bản yêu cầu BHXH các huyện, thành phố báo cáo xin ý kiến chỉ đạo lãnh đạo của các huyện, thành phố, thị xã về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử phạt việc vi phạm Bộ luật lao động, Luật BHXH, Luật BHYT của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, BHXH huyện, thành phố cần thường xuyên cập nhật danh sách các đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT theo quy định; thực hiện phân loại các đơn vị theo loại hình hoạt động, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trên cơ sở đó lên kế hoạch, tổ chức khảo sát thực tế, có cơ sở để vận động đơn vị sử dụng lao động tham gia đạt hiểu quả cao nhất. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kịp thời báo cáo những vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT với tổ phát triển đối tượng của BHXH tỉnh (Lam Hồng, 2014).

- Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình

Quan tâm thực hiện chế độ BHXH, BHYT cho người lao động trong các doanh nghiệp.

BHXH tỉnh đã tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và BHXH các huyện, thành phố, thị xã tăng cường bám sát đơn vị, vận động, tuyên truyền nhưng đến nay chỉ có 767 doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, chiếm tỉ lệ 22,8% (Mỹ Hạnh, 2014).

Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch đầu tư, đến ngày 31/12/2012 tỉnh Ninh Bình có 3.363 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kinh doanh và hiện đang hoạt động. Đến hết tháng 10/2013, toàn tỉnh có 767 doanh nghiệp tham gia BHXH, tăng 31 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó các doanh nghệp đã đăng ký tham gia BHXH cho 41.503 lao động, chiếm 72% tổng số lao động trong các doanh nghiệp (37 đơn vị thuộc doanh nghiệp Nhà nước với 7.584 lao động; 21 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài với 15.845 lao động; 709 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 18.074 lao

động). Hết quý III-2013, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp đạt trên 254 tỷ đồng (Mỹ Hạnh, 2014).

Để người lao động trong các doanh nghiệp được hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định, công tác giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được BHXH tỉnh thực hiện theo cơ chế “Một cửa” đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, chính sách, góp phần thực hiện tốt quyền lợi chính đáng của người tham gia. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp trên địa bàn được thực hiện kịp thời. Đến tháng 9/2013, toàn tỉnh đã cấp thẻ BHYT cho 100% người lao động tại các doanh nghiệp, có trên 96% số lao động tham gia BHXH đã được cấp sổ BHXH. Số còn lại chưa được cấp sổ BHXH do đơn vị chưa hoàn tất thủ tục đề nghị cấp sổ, cơ quan BHXH đang tiến hành rà soát, thẩm định (Mỹ Hạnh, 2014).

Mười tháng đầu năm 2013 đã giải quyết 3.996 hồ sơ hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, BHXH một lần; trong đó có 468 người lao động thuộc các doanh nghiệp hưởng lương hưu (392 người thuộc doanh nghiệp nhà nước, 76 người thuộc các doanh nghiệp tư nhân), chiếm khoảng 53% trong tổng số đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đối với 14 người.

BHXH tỉnh cũng đã thẩm định, xét duyệt, quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏa cho 19.296 đối tượng lao động thuộc các doanh nghiệp, số tiền giải quyết hưởng gần 60 tỷ đồng; trong đó, doanh nghiệp Nhà nước có 7.651 lượt đối tượng hưởng với tổng số tiền là 22,1 tỉ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 5.965 lượt, số tiền 20,2 tỉ đồng và doanh nghiệp tư nhân 5.816 lượt với 17,5 tỉ đồng. Đồng thời, BHXH tỉnh đã tiếp nhận và chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 1.012 lao động làm việc tại các doanh nghiệp với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng (Mỹ Hạnh, 2014).

Tuy nhiên, do tình hình suy giảm kinh tế vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như đời sống của người dân. Đồng thời do nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT của một số chủ sử dụng lao động còn kém, do đó công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế.

Qua kiểm tra, rà soát các cơ quan BHXH, còn nhiều doanh nghiệp tư nhân có đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không tổ chức hoạt động sản xuất,

kinh doanh. Tình trạng còn nhiều chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ số người lao động trong đơn vị. Một số doanh nghiệp đã khấu trừ 8% tiền lương tham gia BHXH của người lao động, nhưng vẫn không đóng BHXH cho người lao động. Mức độ vị phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội không chỉ dừng ở hiện tượng đóng không đủ số người thuộc diện tham gia hay đóng không đúng quy định, mà còn nợ dây dưa, kéo dài tiền đóng, thậm chí còn tình trạng doanh nghiệp đã trích tiền thu BHXH của người lao động nhưng lại không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động(Mỹ Hạnh, 2014).

Để việc triển khai thực hiện công tác BHXH, BHYT trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp phần tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế giai đoạn 2012-2010 và Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 24-6-2013 của UBND tỉnh, thời gian tới, BHXH tỉnh tập trung thực hiện tốt một số giải pháp như:

Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH tới đơn vị sử dụng lao động và người lao động một cách có hiệu quả, nhằm làm chuyển biến nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH.

Kịp thời tuyên truyền, biểu dương các cá nhân, đơn vị, địa phương thực hiện tốt; phê phán những cá nhân, đơn vị chưa thực hiện nghiêm chỉnh hoặc cố tình trốn tránh, làm sai các quy định về chính sách BHXH. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Cục thuế tỉnh, Thanh tra tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt việc vận động mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thu hồi nợ đọng và kiểm tra xử lý vi phạm (Mỹ Hạnh, 2014).

- Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dương

Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt 88% kế hoạch năm với số thu là 1.153 tỷ đồng.

Trong đó 6 tháng đầu năm BHXH Hải Dương là 01 trong 10 đơn vị dẫn đầu hoàn thành kế hoạch thu của cả nước, được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

biểu dương. Tính đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2011, BHXH tỉnh Hải Dương quản lý thu 4.911 đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với 186.056 lao động. Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được BHXH tỉnh quan tâm, lao động tham gia BHXH năm 2010 tăng gấp 3 lần năm 1998 với số thu năm 2010 tăng gấp 14 lần năm 1998. Riêng 9 tháng đầu năm 2011 đã khai thác mở rộng được 135 đơn vị với 1.415 lao động tham gia BHXH. Hầu hết các đơn vị đã thực hiện khá tốt về thu, nộp BHXH, BHYT, tham gia đầy đủ cho người lao động. Đa số các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc quy định về nộp BHXH, cơ bản không còn doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài. Việc ký kết HĐLĐ và đăng ký tiền lương đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng với công việc, chức danh nghề đang làm. Để có được kết quả trên BHXH tỉnh Hải Dương đã thực hiện nhiều giải pháp như: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện Luật BHXH; BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng (Lê Phan Nam, 2011).

- Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Bình Dương

Theo báo cáo tính đến tháng 12 năm 2010, BHXH tỉnh Bình Dương quản lý 4.716 đơn vị, doanh nghiệp với hàng trăm nghìn lao động với các ngành nghề thuộc công nghiệp nhẹ như: May mặc, da giày, chế biến gỗ... Số đơn vị và người tham gia BHXH hàng năm tăng với số lượng lớn: bình quân mỗi năm tăng từ 40- 50 nghìn người. Nhưng so với thực tế thì số lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động hiện có chiếm tỷ lệ còn thấp là do lao động ở các doanh nghiệp đang trong thời gian học nghề, thử việc chưa ký HĐLĐ chính thức hoặc ở các doanh nghiệp nhỏ chưa tham gia BHXH như: Cây xăng, nhà thuốc, vật liệu xây dựng, cửa hàng, tổ chức cơ sở dân lập... Tỷ lệ doanh nghiệp và lao động đóng BHXH trong tỉnh đa phần là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại các doanh nghiệp trong nước tham gia đóng BHXH chưa cao, còn gây khó khăn, thậm chí tránh né, đóng mức lương thấp nhất và phần lớn lao động là người ngoài tỉnh cho nên việc theo dõi quản lý BHXH rất vất vả, phức tạp, làm cho công tác theo dõi, quản lý thu, chi BHXH gặp nhiều khó khăn và những hạn chế này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều đơn vị nợ đóng BHXH, trong đó có không ít đơn vị nợ trong thời gian dài với số tiền nợ lên đến vài tỷ đồng(Vũ Trọng Quân, 2010).

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau thu hút hàng nghìn lao động vào làm việc. Tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Lao động, Luật BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, trong đó có vấn đề là các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh không thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động, người lao động không được hưởng bất kỳ một chế độ nào về BHXH, BHYT. Tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH đã gây nhiều bức xúc và làm cho hàng nghìn lao động ở tỉnh lâm vào hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các chế độ về BHXH, BHYT. (Nguyên tắc của BHXH là có đóng mới có hưởng, đóng đến đâu hưởng đến đó). Việc các đơn vị, doanh nghiệp nợ đóng BHXH, BHYT đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như: Quyền lợi về BHYT, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất... bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Vũ Trọng Quân, 2010).

Vì vậy để đảm bảo việc thực hiện theo đúng Luật BHXH và đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người lao động, năm 2010 ngoài việc tuyên truyền các chế độ BHXH đến người dân BHXH tỉnh Bình Dương đã khởi kiện ra toà án 30 doanh nghiệp nợ đóng BHXH-BHYT kéo dài. Ngoài ra BHXH tỉnh Bình Dương còn sớm xây dựng trang Web điện tử để hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH cũng như cung cấp các thông tin, kiến thức về lĩnh vực BHXH cho các đối tượng quan tâm (Vũ Trọng Quân, 2010).

- Kinh nghiệm của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Cũng như BHXH các huyện thị trong tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du thực hiện quản lý thu theo sự phân công của BHXH tỉnh và sự chỉ đạo của Huyện Uỷ, UBND huyện. BHXH huyện Tiên Du thực hiện công tác thu và quản lý thu theo luật BHXH và phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh. Giám đốc phân công cán bộ làm công tác chuyên quản thu bằng cách mỗi khối quản lý một số đơn vị để theo dõi đa dạng hơn. Các cán bộ chuyên quản thu phải năng động trong việc đôn đốc nợ đối với các đơn vị tham gia BHXH.

Từ một huyện có số nợ với tỷ lệ nợ cao nhất tỉnh năm 2014 là 6% nay đến năm 2017 giảm xuống dưới 3%. BHXH huyện Tiên Du đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả như: tích cực tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như báo đài, công tác với đài phát thanh tuyền hình huyện mở các chuyên trang, chuyên mục để giải đáp chế độ chính sách BHXH phát sóng hàng tuần.

Trên các trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn trên địa bàn về đảm bảo quyền lợi người lao động, phối hợp tích cực với Phòng LĐTB&XH và Liên đoàn lao động trong công tác tuyên truyền và kiểm tra về BHXH (BHXH huyện Tiên Du, 2017).

Ngoài ra lãnh đạo Bảo hiểm xã hội cùng cán bộ chuyên quản thường xuyên đến các đơn vị nợ đọng BHXH để tìm hiểu, đôn đốc đơn vị nộp BHXH. Lập biên bản kịp thời đúng quy định các đơn vị nợ đọng thường xuyên để báo cáo BHXH tỉnh và Huyện uỷ, UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo. Hàng năm công tác thực hiện kế hoạch thu đều vượt kế hoạch từ 5-8% (BHXH huyện Tiên Du, 2017).

- Kinh nghiệm của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Để giải quyết các chế độ cho đối tượng được kịp thời, đúng thời gian, BHXH huyện cũng chỉ đạo đội ngũ cán bộ đề cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao; thường xuyên nghiêm túc nghiên cứu sâu các văn bản mới của ngành về những thay đổi của chính sách BHXH để phục vụ tốt cho công tác giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động và đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH.

Cán bộ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ cũng như giải quyết chế độ BHXH phải am hiểu sâu mọi chế độ chính sách BHXH, làm việc phải chuyên nghiệp, từ đó tạo được sự tin tưởng và sự hài lòng của người lao động, người thụ hưởng các chế độ BHXH(Phượng Duyên, 2016).

Theo thống kê, hiện toàn huyện có 3.399 người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng như: lương hưu, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Số lượt người được hưởng trợ cấp một lần lũy kế là 373 lượt người và lũy kế 924 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về những điểm mới nổi bật; những lợi ích khi tham gia Bảo hiểm y tế để nhân dân nắm được và tích cực tham gia hưởng ứng. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội huyện cũng tổ chức ký hợp đồng với các đại lý thu triển khai thu bảo hiểm y tế theo hộ gia đình với 14 xã, thị trấn và đại lý thu với bưu điện huyện Lương Tài; quán triệt đội ngũ cán bộ viên chức cơ quan nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT (Phượng Duyên, 2016).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w