4.1. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh Thanh Hóa 41 1. Công tác quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.1.5. Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong những năm qua BHXH huyện Đông Sơn chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra năm trình BHXH tỉnh Thanh Hóa duyệt để thực hiện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất công tác BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động và đại lý thu BHXH, BHYT, đại diện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH. Để các chủ sử dụng lao động chấp hành thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động, BHXH huyện Đông Sơn đề nghị với BHXH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra một số doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều, số thu BHXH lớn. Tham mưu đề xuất với UBND huyện Đông Sơn
chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Liên đoàn lao động huyện, Thanh tra huyện và các cơ quan chức năng khác phối hợp với BHXH huyện thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 4.7. Các hình thức kiểm tra giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: Số đơn vị được kiểm tra
Nội dung Kiểm tra theo kế hoạch BHXH tỉnh giao
Kiểm tra của liên ngành (tỉnh, huyện)
Kiểm tra đột xuất Tổng
Qua bảng số liệu trên ta thấy BHXH huyện Đông Sơn đã chú trọng tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hằng năm theo kế hoạch, kiểm tra 23 đơn vị (năm 2016) tăng lên đến 32 đơn vị (năm 2018). Tự tiến hành kiểm tra đột xuất một số đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu thực hiện sai việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Công tác kiểm tra liên ngành: Các Sở, ngành, cơ quan chức năng của tỉnh và các ban, ngành, cơ quan của huyện đã tổ chức các cuộc kiểm tra đơn vị sử dụng lao động vềthực hiện chính sách BHXH. Do khối lượng công việc nhiều, lực lượng mỏng lên công tác thanh tra, kiểm tra của liên ngành chỉ thực hiện được ở một số đơn vị nên chưa đáp ứng hết được đề nghị của BHXH huyện.
Chất lượng các cuộc kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động chưa cao, sự hợp tác các đơn vị còn hạn chế, các đơn vị chưa thực hiện được như: Đóng BHXH chưa kịp thời, mức đóng chưa đúng, chức danh nghề nghiệp, còn xảy ra tình trạng chưa tham gia hết số lao động hiện đang làm việc.
Căn cứ vào Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 22/11/2011 của BHXH Việt Nam về quy định công tác kiểm tra BHXH. Hằng năm BHXH huyện Đông Sơn đã chủ động xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra trình BHXH tỉnh Thanh Hóa duyệt ra quyết định kiểm tra hoặc kiến nghị các cuộc
kiểm tra của Kiểm tra liên ngành, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, các đại lý thu; công tác quản lý đối tượng và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên của các đại diện chi trả.
Bảng 4.8. Số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung HCSN, Đảng, Đoàn DNNN
DN ngoài quốc doanh HTX
UBND Xã, TT Cơ sở ngoài công lập Hộ SXKD
Tổng
Hình 4.4. Tình hình nợ đọng của từng khối tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn (2018)
Bên cạnh đó, có thể nói trong những năm gần đầy tình hình nợ đọng BHXH xảy ra ở một số đơn vị ngày càng tăng. Số nợ đóng BHXH cụ thể theo bảng sau:
Theo bảng 4.8 và nghiên cứu Báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 đến năm 2018 cho thấy nợ đọng chủ yếu diễn ra ở các đơn vị thuộc khối Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Một số doanh nghiệp Nhà nước còn nợ đọng BHXH là do sản xuất kinh doanh thua lỗ, hàng hoá không tiêu thụ được. Hệ số lương, quỹ tiền lương ngày càng tăng do mức lương tối thiểu ngày càng tăng, dẫn đến một số doanh nghiệp ngừng sản xuất, nợ tiền lương của công nhân, nợ tiền thuế và nợ đọng tiền BHXH tăng lên.
- Số tiền nợ đọng của khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng dần theo các năm, từ 2,267 tỷ đồng (năm 2016) lên đến 2,459 tỷ đồng (năm 2018). Các doanh nghiệp nợ đọng BHXH ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Trong năm 2018 các doanh nghiệp có số tiền nợ đọng lớn như Công ty TNHH MTV may Phú Anh là 380 triệu đồng, Công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu Quang Vinh là 260 triệu đồng. Do ý thức của người sử dụng lao động, người lao động ở một số đơn vị không tốt, có những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động, có những doanh nghiệp giải thể, có doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nên cố tình trốn đóng BHXH để giảm chi phí… Do đó BHXH huyện Đông Sơn đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp từ vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành, kiến nghị xử lý… nhằm giảm thiểu số nợ đọng BHXH một cách tốt nhất.
Các cơ quan hành chính sự nghiệp vốn thuộc quản lý của nhà nước nên việc tham gia BHXH luôn đạt tỷ lệ cao. Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp bán công, dân lập đều là các đơn vị làm ăn có hiệu quả, ý thức trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động rất tốt, nên việc thu BHXH đối với những đơn vị này có nhiều thuận lợi. Tiền thu BHXH ở khối HCSN, Đảng, Đoàn thể có mức đóng BHXH cao, điều đó cho thấy các đơn vị thuộc khối HCSN đã nghiêm túc trong việc thu nộp BHXH cho người lao động.
Do khối này đóng BHXH theo bảng lương do Nhà nước quy định nên việc quản lý thu nộp đối tượng này dễ dàng hơn.