Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chương trình xây dựng công trình giao thông luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện mặc dù vốn ngân sách vẫn còn

hạn hẹp. Nhận thức được tầm quan trọng của công trình giao thông đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, các địa hương xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước. Tiếp đó, UBND các huyện tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận thôn; luôn coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, xã, thôn.

Đối với cấp xã đã có những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, không rập khuôn, máy móc. Đặc biệt trong quá trình triển khai tại các huyện, xã luôn đảm bảo sự công khai, minh bạch, tuân thủ chủ trương

“dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu các cấp, các ngành, các chủ đầu tư cần thực hiện đầy đủ các giải pháp đã đề ra; trong đó đối với các chủ đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần rà soát lại tiến độ các dự án và có kế hoạch giải ngân cụ thể đối với từng dự án, gói thầu trong những tháng cuối năm 2018. Tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Tổ chức nghiệm thu, lập phiếu giá để thanh toán, đến 30/11/2018 phải giải quyết xong 90%

việc hoàn ứng đối với các dự án có số dư ứng lớn, hoàn ứng chậm và kéo dài. Đối với khối sở, ngành; về vai trò của Phòng Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng, Phòng Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các phòng ban, ngành khác thực hiện xây dựng quy chế quản lý, sử dụng công trình sau đầu tư; tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động tư vấn xây dựng; Phòng Kế hoạch và Đầu tư cần kiểm tra, theo dõi công tác đấu thầu trên địa bàn huyện để kịp thời xử lý nếu có vi phạm; đồng thời, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND huyện. Phòng Tài chính và Kho bạc Nhà nước huyện cần tiếp tục rà soát các nguồn vốn sắp xếp nhiệm vụ chi, nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách tỉnh và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ.

Đối với các chủ đầu tư và UBND các xã cần khẩn trương triển hoàn thành công tác lập, thẩm định và trình phê duyệt DAĐT đối với các dự án dự kiến khởi công mới năm 2018 đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và phải hoàn thành trước ngày 31/10/2019. Khắc phục việc đầu tư dàn trải và nợ đọng như hiện nay. Với các phòng quản lý công trình xây dựng chuyên ngành,

chủ tịch UBND huyện yêu cầu các đơn vị này cần chủ động phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định và trình duyệt đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách khởi công mới từ năm 2018 đã có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định (UBND huyện Vũ Thư, 2018).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Hạ Long là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý xây dựng trên địa bàn Thành phố Hạ Long có những nét nổi trội, cụ thể:

Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý xây dựng của Trung Ương ban hành, UBND Thành phố Hạ Long đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Hạ Long là UBND Thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm xây dựng; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn xây dựng; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Hạ Long trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung Ương cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Hạ Long là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này được dựa trên logic: Khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trường sống của khu vực này thì người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ hoạt động xây dựng của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long rất coi trọng công tác tuyên truyền của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố Hạ Long đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn xây dựng công trình giao thông của NSNN nói chung.

Thứ ba: Trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Thực tế vai trò trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND Thành phố Hạ Long thể hiện qua xử lý công việc còn vướng mắc với dân bằng giải pháp cá nhân. Chủ tịch đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung công việc còn vướng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tượng trên cơ sở quy định của pháp luật. Hình ảnh cá nhân Chủ tịch Thành phố Hạ Long giải quyết công việc trực tuyến với công dân được phát sóng qua Đài truyền hình Việt Nam và trực tuyến trên internet đã chứng minh điều đó. Xử lý công việc trực tiếp với công dân của cá nhân Chủ tịch đối với các vấn đề còn vướng mắc, một mặt nó tác động tới niềm tin của dân đối với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác nó gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức

và viên chức không ngừng trau dồi chất lượng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng yêu cầu công việc (Nguyễn Mạnh Hà, 2012).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w