Yếu tố phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 126 - 136)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đai của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.2.5. Yếu tố phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân

Việc phối hợp của các cấp, các ngành trong khâu tổ chức thực hiện chính sách chưa chặt chẽ, thủ tục còn phức tạp. Công tác chỉ đạo, thực hiện có nơi chưa được tập trung, thiếu thống nhất, chưa gắn với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết của một số bộ, ngành và địa phương chưa quyết liệt, phối hợp thiếu đồng bộ, còn hiện tượng khoán trắng cho cơ quan chuyên môn. Sự hỗ trợ, phối hợp của chính quyền địa phương với các NLT

trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai ở các NLT còn hạn chế, thiếu chặt chẽ; nhiều nơi chính quyền địa phương còn phó mặc cho NLT tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.

Các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường; đặc biệt là bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xác định, cắm mốc ranh giới; đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường. Đến nay, kinh phí Trung ương chưa hỗ trợ cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ này. Các địa phương cơ bản chưa thực hiện nghiêm việc bố trí tối thiểu 10% tiền thu từ đất để đầu tư cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung; hầu hết các địa phương chưa đầu tư thực hiện nhiệm vụ này đối với các nông, lâm trường. Có địa phương còn quan niệm việc đầu tư cho xác định, cắm mốc, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Các nông, lâm trường còn tư tưởng trông chờ Nhà nước, chưa chủ động tham gia phối hợp với địa phương trong việc xây dựng hồ sơ ranh giới của chính các đơn vị đó. Việc chậm trễ trong việc xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính trực tiếp là nguyên nhân làm chậm công tác rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các loại đất phải chuyển sang giao đất có thu tiền và thuê đất.

Nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong bộ máy cơ quan nhà nước và các nông, lâm trường về pháp luật đất đai còn hạn chế.

Yếu tố nhận thức của người dân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai. Một trong những trở ngại lớn nhất cần tập trung khắc phục chính là thực tế người dân lấn chiếm đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường để tự canh tác. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Phú Thọ cũng đã có những chỉ đạo đối với chính quyền các địa phương trong tỉnh về các chính sách liên quan các chính sách pháp luật đất đai nhưng vẫn còn một bộ phận dân cư chưa thông hiểu, gây trở ngại cho việc thực hiện.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn về quản lý đất đai của các cấp Trung ương đến địa phương còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn đến không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện.

Nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản được ban hành trước đó; luật ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời. Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy định đã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao"

hơn luật, pháp lệnh. Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị định ban hành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được. Một số nội dung quy định của Luật đất đai, một số văn bản hướng dẫn của địa phương chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; có một số nội dung mới phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh khiến địa phương lúng túng trong quá trình thi hành.

- Việc tổ chức thi hành pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng công tác tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự có hiệu quả.

Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo cụ thể, sát sao và thường xuyên. Vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa thực hiện tốt.

Mặt khác ý thức tuân thủ pháp luật của bộ phận cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân vẫn còn chưa nghiêm túc; thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, tình trạng không chấp hành luật vẫn diễn ra; thiếu các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được hiệu quả…

Để khắc phục tình trạng nêu trên, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Giải pháp: Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành từ Trung ương đến địa phương cần đầy đủ, đồng bộ và ban hành kịp thời đáp ứng thực tiễn quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

- Giải pháp thực hiện: Các Bộ ban ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh, Sở TNMT cần chú trọng nâng cao chất lượng của công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, phối hợp nhằm tránh tình trạng trùng lặp giữa văn bản pháp luật của các bộ ban nghành gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương. Để thực hiện được điều này cần chú trọng công tác đánh giá tác động trước và sau khi ban hành của chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật đất, đánh giá rủi ro khi thi hành chính sách, pháp luật. Đồng thời nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai.

- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được nâng cao, phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai tại địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường.

- Tính khả thi của giải pháp: khả năng thực hiện công tác đánh giá tác động của chính sách pháp luật trước và sau khi ban hành và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật là rất cao.

Giải pháp: Nâng cao chất lượng của công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường

- Mục tiêu: Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường của các cơ

quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Giải pháp thực hiện:

+ Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nước tại địa phương để tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế: bố trí nguồn lực đầy đủ; nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Văn phòng đăng ký đất đai; Tổ chức phát triển quỹ đất;

Thanh tra tỉnh và thanh tra Sở.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật;

tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và của người dân đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Cụ thể là tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật; theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật;

tham gia hoàn thiện pháp luật thông qua việc tập hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật.

- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường của các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như ý thức tuân thủ pháp luật được nâng cao.

- Tính khả thi của giải pháp: khả năng thực hiện nâng cao chất lượng của công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường là rất cao.

4.3.2. Về xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Công tác đo đạc, xác định ranh giới, cắm mốc giới gặp nhiều khó khăn:

Thiếu nhân lực, kinh phí để đo đạc, xác định ranh giới; Máy móc kỹ thuật cũng như các tài liệu bản đồ địa chính đã cũ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu; Công tác giao đất trong các giai đoạn trước chủ yếu trên giấy

tờ, bản đồ tỉ lệ nhỏ, độ chính xác thấp nên xảy ra tình trạng chồng lấn với các tổ chức sử dụng đất khác.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn chậm do công tác lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính kém chất lượng, không chính xác, không được cập nhật chỉnh lý đối với hiện trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó tình trạng người dân thiếu đất sản xuất lấn chiếm đất của các công ty sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường dẫn đến kiện cáo, tranh chấp cũng dẫn đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông lâm trường, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau:

Giải pháp về xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp thực hiện:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy định, hướng dẫn biên tập, thành lập bản đồ địa chính cho đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính. Khi có số liệu đo đạc ngoài thực địa, cán bộ đo đạc sử dụng các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ theo hệ tọa độ chuẩn. Do đó, số liệu đo đạc có độ chính xác cao hơn so với cách làm thủ công trước đây. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao độ chính xác của công tác đo đạc lập bản đồ địa chính. Đối với diện tích của các nông lâm trường cần bố trí kinh phí từ Tỉnh cũng như từ chính nông lâm trường để sớm hoàn thành công tác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính. Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất, bước đầu tiên để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

+ Để đẩy nhanh tiến độ việc lập hồ sơ đăng ký, xét duyệt và trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, phòng Tài nguyên Môi trường huyện, UBND các xã cũng cần tập trung nhân lực, cử cán bộ

trực tiếp phụ trách các xã tham gia, đôn đốc, cùng với đơn vị tư vấn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; tập trung xét duyệt, thẩm định và đôn đốc đối với việc đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận đối với các địa phương đang thực hiện dự án. Các đơn vị cần chủ động tập trung nhân lực, công nghệ, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã đang thực hiện dự án để đẩy mạnh công tác kê khai đăng ký ,lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Chuyển hồ sơ sau khi xét duyệt ở cấp xã kịp thời cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để thẩm định trình cấp giấy chứng nhận. Đối với những nơi có tranh chấp, trùng lặp cần tập trung đo đạc thực tế, bóc tách diện tích tranh chấp, tìm cách tháo gỡ, trên tinh thần hoà giải giữa các bên.

- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: Nâng cao chất lượng của công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sớm hoàn thành 100% công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông lâm trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giải pháp cần có sự phối hợp từ nhiều bên có liên quan, đồng thời có sự tham gia của nhiều yếu tố kỹ thuật mới nên cần phải nghiên cứu thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi và tính kinh tế của giải pháp.

- Tính khả thi của giải pháp: khả năng thực hiện nâng cao chất lượng của công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đánh giá là có thể thực hiện được.

4.3.3. Về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho địa phương

Thực trạng công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho địa phương quản lý đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Đối với diện tích bàn giao lại cho địa phương quản lý: Các công ty đang sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường không muốn bàn giao đất cho địa phương quản lý, hoặc bàn giao diện tích xấu, diện tích khó canh tác và có tranh chấp không thể quản lý được cho địa phương nên xảy ra tình trạng địa phương không nhận hoặc có nhận diện tích bàn giao nhưng không sử dụng được hoặc hiệu quả sử dụng thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 126 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w