4.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây mồng tơi trồng trong vụ hè thu 2018
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của cây mồng tơi
Mỗi cây mồng tơi cho thu hoạch 5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Thời gian sinh trưởng của mồng tơi ở các công thức gần 5 tháng. Nhìn chung thời gian thu hoạch của các công thức không có sự sai khác đáng kể.
Chiều cao cây và số lá ở giai đoạn ngay trước khi thu hoạch lần 1 ở các công thức có sự sai khác rõ rệt. Công thức 4 có chiều cao cây cao nhất (26,5) và số lá nhiều nhất (12,9 lá).
Hình ảnh 1. Ảnh hưởng liều lượng của phân hữu cơ đến phát triển sinh trưởng rau mồng tơi
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây mồng tơi
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 LSD0,05
CV%
Ghi chú: (*) theo dõi ở giai đoạn ngay trước khi thu hoạch lần 1
Thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây mồng tơi qua bảng 4.8. cho thấy chiều cao của cây không có sự sai khác đáng kể qua các công thức. Ở công thức 1 chiều cao của cây là 25,3 cm và ở công thức 4 là 26,5 cm. Số lá trên cây dao động từ 11,6 – 12,9 lá/cây. Cây mồng tơi qua các công thức bón đều phát triển tốt.
42
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây mồng tơi:
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây mồng tơi
Diện tích lá (dm2)
Công Giai Giai
thức đoạn đoạn
15 30
ngày ngày
sau sau
gieo gieo
CT1 1,7 3,2
CT2 1,3 2,8
CT3 1,4 2,2
CT4 1,7 3,3
LSD0,05 0,13 0,26
CV% 4,2 4,5
43
Diện tích lá và chỉ số diện tích lá mồng tơi lớn hơn cả ở công thức 4 và đối chứng ở cả 3 giai đoạn theo dõi. Công thức 4 và đối chứng cũng có chỉ số SPAD, khối lượng cây tươi và tỉ lệ hàm lượng chất khô lớn hơn hẳn công thức 2 và công thức 3.
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến chỉ tiêu chất lượng rau mồng tơi
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến chỉ tiêu chất lượng rau mồng tơi
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 LSD0,05
CV%
Công thức 4 có chất lượng ngọn tốt hơn đối chứng và các công thức bón phân ủ ít hơn. Chiều dài trung bình ngọn ở công thức 4 đạt 22,5 cm, đường kính ngọn lớn (8,6 cm), nhiều lá (12,9 lá) và kích thước lá lớn (dài 8,9 cm, rộng 6,8 cm).
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây mồng tơi
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây mồng tơi
Công
thức Năng
suất ô (kg/ô)
CT1 CT2 CT3 CT4 LSD0,05
CV%
Ghi chú: tổng thu = NSTT x 22.000 đ/kg
44
Số lượng ngọn trung bình thu được trên 1 cây mồng tơi dao động từ 7 – 8 ngọn. Công thức 4 có khối lượng trung bình ngọn lớn (22,7 g/ngọn) nên cho năng suất cá thể cao nhất (181,6 g/cây) và năng suất lý thuyết cao nhất (54,4 tấn/ha). Công thức 2 và 3 có năng suất cá thể và năng suất lý thuyết thấp hơn đối chứng. Tuy nhiên cả 3 công thức thí nghiệm (CT2, CT3 và CT4) có năng suất thực thu cao hơn đối chứng. Công thức 4 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 40,4 tấn/ha. Công thức 4 cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn đối chứng và các công thức còn lại, đạt 571,7 triệu đồng/ha trong vòng 5 tháng.
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN Ủ HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CẢI BẮP VỤ ĐÔNG XUÂN 2018-2019
4.3.1. Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ đến động thái sinh trưởng của cải bắp Thời gian sinh trưởng của bắp cải trên đồng ruộng phản ánh chu kì hiệu quả kinh tế của cây trồng, nếu thời gian ngắn thì rút ngắn được thời gian đầu tư và thu hồi vốn. Để đánh giá được thời gian sinh trưởng của cải bắp, tôi đánh giá theo các giai đoạn rau sinh trưởng: Trải lá bàng, Bắt đầu cuộn bắp, Thu hoạch đợt đầu và Thu hoạch đợt cuối (Bảng 4.12), trong điều kiện vụ Đông năm 2018- 2019, cải bắp ở các công thức thí nghiệm có thời gian từ trồng đến khi thu hoạch là 74 ngày. Các công thức không có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liệu lượng phân ủ hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của cải bắp (ngày)
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4
45
4.3.2. Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ đến động thái sinh trưởng chiều cao cây của cải bắp
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá ngoài của cây cải bắp
CT
CT1 CT2 CT3 CT4 LSD00,05
CV%
Ghi chú : TST – Tuần sau trồng
Qua bảng 4.13 ta nhận thấy chiều cao cây tăng dần theo các tuần sau trồng. Công thức 1 có chiều cao thân chính cao nhất qua các tuần theo dõi, cụ thể
ở chiều cao cuối cùng đạt (12,00 cm), tiếp theo là công thức 4 với (11,66 cm), còn lại ở công thức 2 và công thức 3 không có sư sai khác. Chiều cao cây ảnh hưởng rất lớn từ phân bón, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Từ đầu cho đến 6 tuần sinh trưởng cả 4 công thức đều phát triển mạnh, nhưng công thức 1 phát triển vượt trội so với các công thức còn lại.
Số lá của cải bắp tăng dần qua các ngày tuần sinh trưởng. Từ khi trồng đến 6TST thì CT4 phát triển mạnh hơn so với CT1, CT2 và CT3, nhưng giai đoạn cuối thì CT1 lại phát triển mạnh hơn. Tuần sinh trưởng cuối cùng ta thấy CT1 cho số lá lớn nhất (14,3lá). Các công thức CT2,CT3,CT4 không có sự chênh lệch và đều đạt 14 lá/cây.
4.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây cải bắp
Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ thay thế đến chỉ số LAI của cây cải bắp:
Từ bảng 4.14 cho thấy, chỉ số LAI ở các thời kì khác nhau là khác nhau, thời kì trải lá bàng diện tích lá và chỉ số diện tích lá là khá nhỏ sau đó tăng vào
thời kì cuộn bắp và đạt cực đại vào thời kì thu hoạch rộ. Tuy nhiên, trước đợt thu hoạch rộ khoảng 10 ngày tôi tiến hành tỉa bỏ lá ngoài để cây tập trung nuôi bắp, giảm thiểu sâu bệnh do đó chỉ số diện tích lá bị giảm đi trong giai đoạn thu hoạch rộ so với giai đoạn trải lá bàng.
Tại mỗi giai đoạn, các công thức đều có sự thay đổi nhất định. Tại thời kì trải lá bàng CT4 (0,59 m2 lá/m2 đất), tiếp đến là CT3 (0,58 m2 lá/m2 đất), thấp nhất là CT1 (0,43 m2 lá/m2 đất), công thức CT3 và CT4 không có sự sai khác. Ở giai đoạn cuộn thì các công thức có sự chênh lệch khác nhau, công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là CT4 (1,09 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là CT3 (0,93 m2 lá/m2 đất).
Ở giai đoan thu hoạch rộ thì CT4(1,60 m2 lá/m2 đất) có chỉ số diện tích lá lớn nhất còn công thức có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất là CT1 (1,50 m2 lá/m2 đất).
Các công thức có sự thay đổi do lượng phân ủ thay thế ở các công thức khác nhau.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ thay thế đến chỉ số SPAD của cây cải bắp:
Chỉ số SPAD là một chỉ tiêu đánh giá hàm lượng Chlorophyll trong lá cây và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây. Chỉ số SPAD được đo vào ba thời kì chính là: Trải lá bàng, Bắt đầu cuộn bắp và Thu hoạch rộ.
Qua bảng 4.14 cho thấy, ở giai đoạn trải lá bàng, các công thức bón ảnh hưởng nhỏ đến chỉ số SPAD với sai khác không có ý nghĩa. Trong đó cao nhất là CT4 (47,66), tiếp đó đến CT3 (46,66), CT2 (45,66) và thấp nhất là CT1 (44,66).
Ở giai đoạn thu hoạch rộ, ảnh hưởng của các công thức khác nhau đến chỉ số SPAD là không có ý nghĩa. Công thức có chỉ số SPAD cao nhất là CT4 (54,73), CT1 (51,97) là thấp nhất.
Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ thay thế đến khối lượng 1 dm2 lá của cải bắp:
Khối lượng 1dm2 lá thể hiện sự phát triển về thể tích cũng như kích thước của lá theo từng giai đoạn, từng công thức bón. Trong 3 giai đoạn, khối lượng 1 dm2 lá của các công thức có sự sai khác không nhiều.
Giai đoạn trải lá bàng, các công thức có sự chênh lệch, cụ thể công thức có khối lượng 1dm2 lớn nhất là CT4 (5,20g), công thức nhỏ nhất là CT1 (4,23g).
Giai đoạn thu hoạch rộ, khi phân hữu cơ được phân giải và được cây hấp thu thì khối lượng 1dm2 lá sai khác nhau không có ý nghĩa. Cụ thể CT4 có khối lượng 1dm2 lớn nhất là (4,83g), CT2 thấp nhất với (4,56g).
47
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây cải bắp
Giai đoạn trải lá bàng
Công LAI
thức (m2
SPAD lá/m2
đất)
CT1(ĐC) 44,23 0,43
CT2 44,66 0,47
CT3 45,66 0,58
CT4 47,66 0,59
LSD0,05 7,06 0,16
CV% 7,8 16,1
48
Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ thay thế đến khối lượng chất khô của cải bắp:
Từ bảng 4.14 ta thấy, công thức bón khác nhau ảnh hưởng đến khối lượng chất khô tích lũy là khác nhau. Thời kì cây trải lá bàng, các công thức không có sự sai khác, CT3 (14,4g) là công thức có khối lượng chất khô lớn nhất, CT1 (10,00g) là công thức có khối lượng chất khô nhỏ nhất. Còn ở giai đoạn thu hoạch rộ thì CT2 cho khối lượng chất khô lớn nhất (70,7g), công thức có khối lượng chất khô nhỏ nhất là CT1 (67,23g).
4.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến tình hình sâu bệnh hại cây cải bắp Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến
tình hình sâu hại trên cây cải bắp
Côngthức
hại(con/m CT1(ĐC)
CT2 CT3 CT4
Từ bảng 4.15, ta thấy Bệnh đốm vòng gây hại mạnh nhất ở CT3 là 2,0%.
Tiếp đến là CT1 và CT3 không có sự chênh lệch nhau và gây hại ở mức 1,33%, cuối cùng CT4 bị bệnh thấp nhất là 0,67%.
Cũng từ bảng số liệu dưới đây ta thấy sâu hại trên cải bắp chủ yếu là Sâu tơ và Sâu xanh bướm trắng. Tỉ lệ cây bị hại do sâu tơ gây ra là rất lớn, CT1 (2,3%) tỉ lệ cây bị hại, tiếp đến là CT2 (1,67%) và cuối cùng là CT4 (1,33%).
Còn sâu xanh bướm trắng thì tỉ lệ gây hại và lớn sự chênh lệch giữa các công thức không lớn. CT3 (3,33%) là công thức bị hại lớn nhất, tiếp đến là CT2 (3,0%), công thức thấp nhất là CT4 (2,0%).
4.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến năng suất và chất lượng bắp cải Với lượng phân bón khác nhau ở các công thức là cho chiều cao bắp ở các công thức khác nhau. Cụ thể, ở CT4 cho chiều cao cây cao nhất (14,00cm), tiếp theo là CT3 có chiều cao bắp (12,00cm). Công thức có chiều cao bắp thấp nhất là CT1 và CT2 (11,66cm). Các công thức có sự chênh lệch không đáng kể.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ hữu cơ đến năng suất và chất lượng bắp cải
Công thức CT1(ĐC)
CT2 CT3 CT4 LSD0,05
CV%
Đường kính bắp ảnh hưởng đến hình dáng bắp cải, bắp có đường kính càng lớn thì bắp có xu hướng dẹt hoặc tròn dẹt. Đường kính bắp ở các công thức khác nhau là khác nhau. Công thức có đường kính bắp lớn nhất là CT4(16,2cm), tiếp theo là CT3 (15,0cm) và nhỏ nhất là CT2 (13,33cm).
Độ chặt bắp ảnh hưởng đến chất lượng cải bắp và khối lượng bắp khi thu hoạch. Nhận biết bắp đã cuộn chặt bằng cách nhìn lá trên cùng của bắp mỏng và mịn. Qua bảng 4.16, ta thấy độ chặt bắp giao động từ 6,9 đến 7,4.
Khối lượng bắp quyết định đến năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế sau thu hoạch. Từ bảng kết quả trên cho ta thấy khối lượng bắp ở các công thức khác nhau thì khác nhau và khác nhau ở mức có ý nghĩa. Công thức cho khối lượng bắp cao nhất là CT4 (735,0g), tiếp đến là CT3 (712,6g), công thức có khối lượng bắp thấp nhất là CT2 (704,0g).
4.2.6. Ảnh hưởng của bón phân ủ đến một số yếu tố cấu thành năng suất Mục tiêu của trồng trọt là đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất la chỉ tiêu quan trọng để đánh giá biện pháp kĩ thuật canh tác trong cùng một giống. Biện pháp kĩ thuật nào cho năng suất cao hơn thì biện pháp kĩ thuật đó tốt hơn và dự báo cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Kết quả đánh giá năng suất của cải bắp ở các công thức được thể hiện ở bảng sau.
50
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của bón phân ủ hữu cơ đến một số yếu tố cấuthành năng suất
Công thức
CT1(ĐC) CT2 CT3 CT4 LSD0,05
CV%
Từ bảng số liệu trên cho thấy, CT4 cho năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lớn nhất lần lượt là 735,0 g/cây; 18,38 tấn/ha; 16,02 tấn/ha.
Cao thứ hai là CT2 với năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lần lượt là 704,0 g/cây; 17,6 tấn/ha; 14,24 tấn/ha. Còn công thức cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất là CT1 với 17,78 tấn/ha và 13,07 tấn/ha.
4.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ đến hiệu quả kinh tế của cây cải bắp
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ đến hiệu quả kinh tế của cây cải bắp
CT
CT1 CT2 CT3 CT4
Công thức 4 cho năng suất thực thu cao hơn cả (16,02 tấn/ha) nên cho tổng thu nhập cao nhất đạt 240,3 triệu đồng/ha, lãi thuần cao nhất đạt 58,2 triệu
51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
- Bón phân hữu cơ ủ từ phụ phẩm trồng trọt sử dụng chế phẩm Bio-02với lượng 14 tấn/ha giúp cho cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt, biểu hiện thân dài (207,6 cm), nhiều lá (24,2 lá), diện tích lá lớn (54,9 dm2), tỉ lệ đậu quả cao (77,8%), số quả /cây nhiều (12,0 quả/cây), năng suất đạt cao nhất (1436 g/cây, 19,0 tấn thực thu/ha), chất lượng quả tốt nhất (quả to, cân đối, độ Brix cao…), hiệu quả kinh tế đạt cao nhất (lãi thuần đạt 181,7 triệu đồng/ha).
- Bón phân hữu cơ ủ từ phụ phẩm trồng trọt sử dụng chế phẩm Bio-02 với liều lượng 14 tấn/ha giúp cho cây mồng tơi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao (40,4 tấn thực thu/ha), chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (571,7 triệu đồng/ha).
- Bón phân hữu cơ ủ từ phụ phẩm trồng trọt sử dụng chế phẩm Bio-02 với liều lượng 14 tấn/ha giúp cho cây cải bắp sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn cả (16,02 tấn thực thu/ha), chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (58,24 triệu đồng/ha).
5.2. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị tiến hành các thí nghiệm ở năm tiếp theo để có kết luận chắc chắn và chính xác hơn.
- Có thể sử dụng chế phẩm vi sinh vật Compost Maker Bio-02 để ủ phụ phẩm trồng trọt làm phân hữu cơ với mức bón 14 tấn/ha cho dưa chuột, rau mồng tơi và cải bắp là đạt hiệu quả tốt nhất trong đất sản xuất tại Sóc Sơn – Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bình Điền (2012). Trồng rau sạch theo mùa vụ. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (2007). tiêu chuẩn ngành số 10TTCN602- 2006 về sản xuất và chế biến các sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
3. Cao Văn Hùng (2004). Nghiên cứu công nghệ bao gói điều biến khí (Modified Atmosphere Packaging - MAP) nhằm nâng cao giá trị một số loại rau quả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, Đề tài cấp nhà Nước.
4. Đỗ Tất Lợi (2011). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Thời đại, TP HCM 5. Lã Đình Mỡ (1999). Cây dưa chuột, Tài nguyên thực vật Đông Nam Á. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Thị Nghiêm (2012). Dễ trồng như mồng tơi. Nhà xuất bản Hồng Đức, Thanh Hóa.
7. Mai Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996). Rau và trồng rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Mai Thanh Nhàn (2011). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
9. Mai Thị Phương Anh (2016). Rau và trồng rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Duy Minh (2006). Hướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Mạnh Chinh (2014). Cẩm nang cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào (2010). Giáo trình phân bón 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Huy (2008). Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật trong xử lý phế thải chăn nuôi lợn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh học. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội. tr. 73, 55 và 54.
14. Nguyễn Tường Đoàn và Ngô Quang Văn (1997). Kinh nghiệm gieo trồng dưa, bầu bí. NXB Nông thôn, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng (2005). Giáo trình phương pháp thí nghiệm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
53
16. Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2015). Kỹ thuật trồng một số cây rau lành, sạch, an toàn.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Toản (2002). “Kết quả nghiên cứu ứng dụng phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. (1).
18. Nguyễn Vi (2015). Bón phân hợp lý và cân đối để có lợi nhuận cao. NXB Tri thức, Hà Nội.
19. Phạm Mỹ Linh (1999). Đánh giá đặc tính sinh học một số giống dưa chuột trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
20. Quách Đĩnh (2002). Kỹ thuật bảo quản và chế biến rau quả. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
21. Tạ Thu Cúc (2007). Giáo trình cây rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà (2000). Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Trần Bá Cừ và Minh Đức (2007). Rau hoa củ làm thuốc, NXB Phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Trần Khắc Thi (1981). Kết quả nghiên cứu tập đoàn giống dưa chuột, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Trần Khắc Thi (1985). Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa chuột và ứng dụng chúng trong công tác giống tại đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
26. Trần Thị Minh Hằng (2017). Bài giảng cây rau, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
27. Trần Xuân Thắng (2014). Nghiên cứu ứng dụng quy trình B2004-32-66 sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Trung tâm điều tra và phân loại đất (2000). Báo cáo thuyết minh đất toàn quốc Lào. Viêng Chăn, CHDCND Lào.
29. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005). Kết quả nghiên cứu khoa học - quyển 4. Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện (1969-2004). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Võ Thị Hạnh (2005). Dùng chế phẩm sinh học biến phân chuồng thành phân vi sinh. Báo cáo khoa học đề tài.