Thực trạng phương pháp sản xuất tại Công ty sản xuất Khuôn Chu Lai – Trường Hải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế chế tạo hệ thống gá phôi nhanh trên máy phay cnc (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GÁ ĐẶT THEO PHƯƠNG ÁN MỚI

2.1. Thực trạng phương pháp sản xuất tại Công ty sản xuất Khuôn Chu Lai – Trường Hải

Phương pháp gá đặt sử dụng hiện tại để gia công các chi tiết tuân theo phương pháp gá đặt thông thường.

2.2.1. Phương pháp gia công hiện tại:

Việc triển khai gia công hiện tại của Công ty sản xuất Khuôn Chu Lai Trường Hải được thực hiện theo các bước sau:

Sau khi gia công công nhân thực hiện chuẩn bị phôi và gá đặt phôi tiếp theo như sau:

Bước 1: Công nhân sử dụng cẩu trục, xe nâng vận chuyển phôi từ nơi tập kết đến máy được sử dụng để gia công.

a) Khu vực tập trung phôi gia công b) Vận chuyển phôi đến vị trí máy gia công Hình 2.1. Vận chuyển phôi đi máy gia công

Bước 2: Cố định phôi trên bàn máy

Hình 2.1. Gá chi tiết lên bàn máy và kẹp chặt sơ bộ Bước 3: Canh chỉnh kích thước phôi

Hình 2.3. Dùng đồng hồ so rà các kích thước phôi

Bước 4: Kẹp chặt chi tiết và lựa chọn gốc gia công theo yêu cầu bản vẽ.

Hình 2.4. Lựa chọn gốc gia công theo yêu cầu bản vẽ

Đưa chi tiết đã lập trình vào máy, gắn đầu so tâm và chọn gốc gia công cho theo bản vẽ yêu cầu.

Bước 5: Cài đặt thông số và nhập chương trình gia công đã lập trình sẳn để gia công chi tiết.

Hình 2.5. Gia công chi tiết sau khi gá đặt

Bước 6: Tháo chi tiết và vận chuyển sản phẩm sau khi gia công đến khu vực bán thành phẩm để chờ gia công cho công đoạn tiếp theo.

Bước 7: Công nhân tiếp tục vận chuyển phôi để gia công cho sản phẩm tiếp theo và quy trình được lặp lại.

2.2.2. Phương pháp gá đặt trên máy:

Hiện tại phôi được gá đặt tuân theo các quy định sau:

- Đa số các bộ kẹp phay có sẵn để bắt chặt phôi trực tiếp lên bàn máy và luôn tuân thủ các qui định về kẹp chặt. Vặn bu lông có đầu hoặc bu lông vào trong đai ốc chữ T phù hợp với bàn máy.

- Ren đai ốc kẹp nên được vặn khớp hết phần trên bu lông có đầu. Xác định vị trí bu lông có đầu hoặc bu lông kẹp càng gần phôi càng tốt và sắp xếp các khối hỗ trợ kẹp sao cho áp lực kẹp được áp dụng trên phôi.

- Xác định vị trí kẹp của phôi.

- Các khối hỗ trợ kẹp phải có chiều cao bằng phôi. Không được sử dụng cá khối hỗ trợ kẹp thấp hơn phôi. Các khối bậc điều chỉnh rất hữu ích cho việc gá kẹp phôi và chiều cao của thanh kẹp có thể được điều chỉnh để đảm bảo lực kẹp tối đa.

- Để bảo vệ bề mặt mềm hoặc bề mặt đã gia công từ những tổn hại do lực kẹp gây ra, đặt chêm giữa kẹp và phôi (Hình 2.1). Nếu đang gia công thô một phôi đúc hoặc phôi hàn (Hình 2.2) để bảo vệ bàn máy tránh bị hư hại bằng cách sử dụng các khối

song song hoặc dùng chêm dưới phôi. Giấy, gỗ dán hoặc kim loại tấm là những vật liệu thường sử dụng để làm chêm cho phôi.

Hình 2.6. Chêm giữ kẹp và phôi với bề mặt chi tiết đã gia công tinh hoàn thiện

Hình 2.7. Chêm bảo vệ bề mặt bàn máy từ phôi thô

Giải pháp khi kẹp phôi:

- Phôi có thể dễ dàng bị bóp méo, vỡ hoặc bị hư hỏng khi kẹp quá mức hoặc không đúng cách. Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng vít kích để hỗ trợ phôi (Hình 2.3).

Các loại kích nên được đặt trực tiếp dưới kẹp.Thay vì một vít kích, khối rắn có kích thước chuẩn được sử dụng cho cả hai hỗ trợ phôi và hỗ trợ kẹp.

Hình 2.8. Phôi được hỗ trợ dưới kẹp

- Trong vận hành gia công, phần cắt thô khá phức tạp,đỉnh kẹp đơn có thể không đủ để kẹp chặt phôi. Một khối kẹp hãm trên bàn máy sẽ được bù áp lực cắt và ngăn chặn sự trượt của các phần được gia công. Kẹp chân (Hình 2.4) có thể được dùng để đảm bảo phôi trực tiếp trên bàn máy. Bởi vì phôi được kẹp từ mặt bên, Mặt trên hoàn toàn có thể được gia công toàn bộ. Một lợi thế của những kẹp này là chúng tạo áp lực trên cả hai chiều đi xuống và phương ngang. Quá trình kẹp là độc lập với việc gắn kẹp. Cho phép phôi được kẹp hoặc tháo mà không thực sự di chuyển bản thân các kẹp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thiết kế chế tạo hệ thống gá phôi nhanh trên máy phay cnc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)