P HÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tính toán cân bằng nước hồ chứa hội sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 81)

4.3.1. Phân tích kết quả

Kết quả tính toán cân bằng nước theo mùa được tổng hợp và cho ở bảng 4.9 Bảng 4.9. Tổng hợp cân bằng nước tính theo mùa

Thời đoạn

Cả năm Mùa khô

(tháng1-8)

Mùa mưa (tháng 9-12) Dung tích

(thừa -, thiếu +) triệu m3

Tỷ lệ % (so dung tích thiết

kế)

Dung tích (thừa -, thiếu +) triệu m3

Tỷ lệ % (so dung tích thiết

kế)

Dung tích (thừa -, thiếu +) triệu m3

Tỷ lệ % (so dung tích

thiết kế) Nền (1986 -

2005 27.444 63,02 6.592 15,14 -6.323 -14,52

Kịch bản 2 (Thời đoạn 2016 -2020)

17.624 40,47 7.751 17,80 -11.096 -25,48

Kịch bản 2 (Thời đoạn 2020- 2030)

- 2.232 -5,12 6.639 15,24 -13.836 -31,77

Hình 4.3. Biểu đồ cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH

Dựa vào kết quả tính toán cân bằng nước chúng ta nhận thấy: Đối với kịch bản nền tính cho cả năm lượng nước thiếu hụt là 27.444.000 m3, tương ứng thiếu hụt 63,02

% dung tích thiết kế, điều đó cho thấy kết quả tính toán của đề tài so với thiết kế hiện tại là đủ độ tin cậy và phù hợp với thực tế hiện trạng đã xảy ra hạn hán ở khu tưới hồ Hội Sơn trong các năm qua. Kịch bản 2 tính cân bằng nước cho thời đoạn năm 2016- 2020, lượng nước thiếu hụt cả năm là 17.624.000 m3, tương ứng thiếu hụt 40,47 % dung

-25000 -20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

BIỂU ĐỒ CÂN BẰNG NƯỚC DUNG TÍCH HỒ HỘI SƠN THEO CÁC THỜI ĐOẠN

KB Nền(1986-2005) KB2(Thời đoạn 2016-2020) KB2(Thời đoạn 2020-2030)

Tháng Lượng nước

(1000 m3)

thiếu nước

thừa nước

tích thiết kế; Cân bằng nước cho thời đoạn năm 2020 - 2030, lượng nước thừa cả năm là 2.232.000 m3, tương ứng 5,12 % dung tích thiết kế.

Tuy nhiên, qua phân tích cân bằng nước theo mùa các kịch bản có xét đến ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu chúng ta nhận thấy: Mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) có xu hướng khô hơn, mức độ thiếu hụt lượng nước nhiều hơn, mùa mưa (tháng 9- 12) lượng nước thừa nhiều hơn gây ngập lụt nhiều hơn. Cụ thể:

- Kịch bản nền: Mùa khô thiếu hụt bình quân 6.592.000 m3, tương ứng 15,14%

dung tích hữu ích; Trong đó lượng nước thiếu hụt nhiều nhất tập trung ở các tháng 3, tháng 5 và tháng 8 với lượng thiếu hụt từ 6.500.000 m3 đến 9.535.000 m3, tương ứng 14,93 – 21,90 % dung tích hữu ích của hồ. Ngược lại các tháng mùa mưa thừa nước trung bình 6.323.000 m3, tương ứng 14,52 % dung tích hữu ích.

- Kịch bản 2 giai đoạn năm 2016-2035:

+ Tính cân bằng nước cho thời đoạn năm 2016 - 2020: Mùa khô thiếu hụt bình quân 7.751.000 m3, tương ứng 40,47 % dung tích hữu ích; Trong đó lượng nước thiếu hụt nhiều nhất tập trung ở các tháng 3, tháng 5 và tháng 8 với lượng thiếu hụt từ 6.823.000 m3 đến 10.046.000 m3, tương ứng 15,67 – 23,07 % dung tích hữu ích của hồ.

Ngược lại các tháng mùa mưa thừa nước trung bình 11.096.000 m3, tương ứng 25,48 % dung tích hữu ích.

+ Tính cân bằng nước cho thời đoạn năm 2020-2030: Mùa khô thiếu hụt bình quân 6.639.000 m3, tương ứng 15,24 % dung tích hữu ích; Trong đó lượng nước thiếu hụt nhiều nhất tập trung ở các tháng 3, tháng 5 và tháng 8 với lượng thiếu hụt từ 5.994.000 m3 đến 9.692.000 m3, tương ứng 13,76 – 22,26 % dung tích hữu ích của hồ. Ngược lại các tháng mùa mưa thừa nước trung bình 13.836.000 m3, tương ứng 31,77 % dung tích hữu ích.

4.3.2. Đề xuất giải pháp.

Với sự mất cân đối về lượng nước qua cân bằng nước giữa mùa khô và mùa mưa như tính toán các kịch bản, Biến đổi khí hậu trong tương lai, tác giả đề xuất sử dụng đồng bộ các giải pháp sau:

4.3.2.1. Giải pháp công trình:

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa kênh mương để tăng hệ số lợi dụng kênh mương, giảm lượng nước thất thoát.

Hoàn thiện công trình chuyển nước từ lưu vực sông Kône qua hệ thống kênh Văn Phong để cấp bổ sung lượng nước thiếu hụt trong khu tưới các tháng mùa khô.

Sửa chữa nâng cấp hồ Hội Sơn và các hồ khác trong lưu vực để tích trữ thêm nguồn nước xã thừa trong các tháng mùa lũ.

4.3.2.2. Giải pháp phi công trình:

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo kế hoạch tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, thủy sản, trồng trọt của tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt để giảm lượng nước tưới, nâng cao giá trị sản phẩm. Trước mắt, chuyển đổi từ 3 vụ bấp bên sang 2 vụ ăn chắc và chuyển diện tích lúa ở khu vực cao, xa khu tưới khó lấy nước sang trồng câu màu ngắn ngày như ngô, đậu đỗ và các loại rau…

Tăng cường tính toán quản lý, vận hành hồ chứa để tích nước cuối mùa lũ được hiệu quả nhất, bố trí kế hoạch gieo trồng phù hợp với nguồn nước, thời tiết từng năm để giảm thiểu thiệt hại do thiếu hụt nguồn nước.

Tăng cường bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để hạn chế bồi lắng hồ, giảm mức độ ngập lụt và tăng dòng chảy mùa cạn.

Theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm và tăng cường truyền thông về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tính toán cân bằng nước hồ chứa hội sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)