PHẦN 3: SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC VÀ HỌC TẬP
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC VÀ HỌC TẬP
Giải thưởng sáng chế năm 2014 vừa được tạp chí hàng đầu về công nghệ và thiết bị của Mỹ Popular Science công bố trên số tháng 5. 10 phát minh được bình chọn cao nhất năm nay không chỉ đáp ứng tiêu chí “giải quyết các vấn đề thực tại một cách thiết thực và sáng tạo” mà còn đề cao những cá nhân, các nhóm sáng chế độc lập khát khao làm “thay đổi thế giới”. Hãy điểm qua một số sáng chế tiêu biểu.
116
1. Cầm máu trong 15 giây
Để giảm tình trạng tử vong do mất máu cấp, RevMedx - một nhóm các cựu chiến binh, các nhà khoa học và kỹ sư người Mỹ đã tạo ra thiết bị bỏ túi gọi là XStat rịt vết thương nhanh chóng, hiệu quả hơn. Chiếc bơm tiêm bằng vật liệu polycarbonate khi được sử dụng sẽ trượt sâu vào vết thương, bắn ra hàng chục viên thuốc bọt biển để ngăn chảy máu. Những viên bọt biển này có chứa chất chống nhiễm trùng, lại có khả năng nở ra sau khi bị nén nên có tác dụng cầm máu rất tốt. Thiết bị này có thể sử dụng trong quân đội, trong lực lượng thực thi pháp luật, xe cứu thương và cơ quan ứng cứu khẩn cấp khác.
2. Sạc pin từ đế giày
Mỗi bước chân đủ tạo ra năng lượng để thắp sáng một bóng đèn, tại sao chúng ta lại lãng phí điều đó? Matt Stanton, một kỹ sư yêu thích thể thao cùng cộng sự đã mất 3 năm để tạo ra hệ thống SolePower, đặt trong đế giày có khả năng sản xuất điện. Bộ phát điện này có cấu tạo như trong đèn pin, có điều là rất nhỏ gọn với một pin và đầu sạc điện qua cổng USB. Cuối năm 2014, SolePower mới ra mắt. Hiện tại để sạc được chiếc điện thoại thông minh, người sử dụng cần phải đi bộ chừng 20km, nhưng ông Stanton cho biết, công ty đang hướng đến thiết kế có thể sạc đầy chiếc iPhone mà chỉ cần đi bộ chưa đầy 8km.
3. Mũ bảo hiểm gập gọn
Là người sống sót sau tai nạn 20 năm trước ở London nhờ đội mũ bảo hiểm, ông Jeff Woolf đã sáng chế ra chiếc mũ bảo hiểm có thể gấp gọn bằng kích thước một cuốn sách. Với mũ bảo hiểm, người đi xe 2 bánh cảm thấy bất tiện nhất là sự nóng nực và khó bảo quản nhưng chiếc mũ mang tên Morpher của Jeff Wood khắc phục được cả 2 vấn đề đó. Nó chỉ dày bằng một nửa chiếc mũ thông thường, trong khi có thể gập gọn, để trong túi đựng máy tính xách tay. Nguyên liệu chính của mũ vẫn là nhựa cứng và xốp để bảo vệ đầu nhưng ở giữa có một lớp liên kết hoạt động như bản lề cho phép mũ có thể gập đôi. Qua kiểm tra, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng châu Âu.
4. Đôi cánh guitar
117
Ngay cả với giao diện kỹ thuật số dành cho nhạc cụ (MIDI) giúp phối hợp nhiều công cụ điện tử với nhau rất phổ biến hiện nay, các nhạc công guitar vẫn cảm thấy
“sướng” nếu thiết bị là cả bộ cồng kềnh. Hiểu rõ điều này, một nhóm nghệ sĩ đã sáng tạo ra một bộ điều khiển MIDI không dây gọi là Guitar Wing (Đôi cánh guitar). Nó có thể kẹp vào bất kỳ cây đàn guitar nào trong vài giây để kiểm soát toàn bộ phần hiệu ứng, phần mềm, âm thanh kỹ thuật số… Nghĩa là chỉ bằng đầu ngón tay, người nghệ sỹ chơi guitar có thể có cả một phòng thu điện tử trong đó. Jay Smith và các đồng nghiệp cho hay, phiên bản mới của phát minh này sẽ ra mắt thị trường trong năm nay với giá 199 USD.
5. Xe tải đông lạnh chạy nhiệt
Các loại xe tải chở thực phẩm đông lạnh, rau quả tươi, hàng hóa dễ hư hỏng hiện giờ đốt cháy nhiên liệu nhiều hơn 25% so với các xe tải thông thường, chưa kể chất thải carbon gây ô nhiễm môi trường.
Trong nỗ lực kiềm chế tiêu thụ nhiên liệu và giảm ô nhiễm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi nhu cầu về xe đông lạnh tăng cao để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, nhà sáng chế người Mỹ Peter Dearman đã phát triển một hệ thống động cơ đông lạnh hoạt động theo cơ chế nhiệt hấp thụ từ hàng trong thùng xe hòa với nitơ lỏng, chất lỏng này đến nhiệt độ sôi sinh ra khí, trở thành nhiên liệu chạy thiết bị điện lạnh. Một nguyên mẫu đầy đủ chức năng dự kiến sẽ được thử nghiệm ở Vương quốc Anh tháng 7 này.
(Nguồn: www.anninhthudo.vn)
Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những người hoạt động trong các ngành nghề khác nhau cũng sử dụng nó trong công việc hằng ngày. Chúng ta có thể điều khiển suy nghĩ của bộ não bằng cách nắm bắt và luyện tập, đó là một cách giúp mình có những ý tưởng thật thú vị, giúp ích cho việc học tập, công việc và cuộc sống nói chung.
Cuốn sách The World is Flat xuất bản gần đây, tác giả Thomas Friedman cho rằng các quốc gia như Mỹ từ lâu xem tính sáng tạo đương nhiên phải có - bởi lẽ nó đã ăn quá
118
sâu vào tiềm thức của người dân. Trong khi nhiều quốc gia khác vẫn đang tìm cách hệ thống các phương pháp nhằm xây dựng và khai thác tính sáng tạo. Có thời Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ được xem là mảnh đất tốt để tận dụng sức sản xuất kiểu vệ tinh - nhờ chi phí lao động thấp hơn châu Âu hay Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng rõ nét hơn, việc chú trọng vào giáo dục và tính sáng tạo đang làm cho Châu Á trở thành điểm hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Chẳng hạn Microsoft có ba trung tâm R&D tầm cỡ toàn cầu - ngoài trụ sở chính ở Redmond, bang Washington (Mỹ), hai trung tâm còn lại thì một ở London (Anh), và một ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và chúng ta có thể học để trở nên sáng tạo hơn. Công việc càng khó thì não hoạt động càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng khoảng 15% hiệu suất não của mình. Cho nên, học tư duy sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Ở Mỹ, nơi lòng say mê sáng tạo đã được coi như kim chỉ nam của mọi thành công, sinh viên luôn phải tự tìm cách nghiên cứu hay giải quyết lấy mọi vấn đề mà học tập đặt ra. Chẳng hạn như kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó khiến ông bất ngờ nhất, nhằm đo chỉ số sáng tạo của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
Trái với Mỹ, phương pháp tạo dựng năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên ở Nhật lại khác hẳn. Sinh viên chỉ sáng tạo sau khi tư duy đã chín muồi. Nói cách khác, sinh viên Nhật phải tích lũy một khối lượng kiến thức cần thiết trước khi có thể có những sáng tạo một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bước vào quá trình sáng tạo theo kiểu ngẫu hứng như sinh viên Mỹ, năng lực tư duy sáng tạo của họ rất bị hạn chế và họ buộc phải tuân theo những điều thuộc về nguyên tắc và vốn là truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Đây cũng là đặc trưng của các nước Châu Á nói riêng.
Quay trở lại Việt Nam, tư duy sáng tạo dường như chỉ được chú ý và đề cập gần đây. Trong một thời gian dài, sáng tạo không phải là lối tư duy mà người trẻ Việt Nam được đào tạo trong môi trường giáo dục, thay vào đó là sự tuân thủ, rập khuôn, giáo điều.
Sự rập khuôn trong giáo dục tạo ra một lớp người rập khuôn khi suy nghĩ. Một bạn sinh viên mới ra trường luôn luôn phải vượt qua những kì tuyển dụng IQ test để có thể được
119
nhận vào làm việc. Những kiểu phỏng vấn khả năng giải quyết vấn đề cũng chỉ mới đề cập trong những năm gần đây. Trong một cuốn sách về tuyển dụng nổi tiếng “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sỹ”, tác giới thiệu một trong những cách tuyển dụng mà ở đó các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi sự sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề của ứng viên.
Muốn độc lập trong tư duy, hãy biết vận dụng trí não để giải quyết mọi vấn đề xung quanh. Chớ ỷ lại người khác hay để người khác áp đặt. Không ai khác ngoài bạn có thể giải quyết vấn đề của chính mình. Bằng tư duy có phương pháp, bạn sẽ gỡ dần những gì phức tạp sang đơn giản. Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc.
Phát huy tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra phương cách đối phó với những thách thức, hơn thế nữa còn tạo ra những cơ hội từ chính những thách thức đó. Với tư duy sáng tạo, bạn sẽ góp phần nhỏ bẻ của mình vào sự phát triển chung của xã hội và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Muốn vậy, bạn cần biết cách khai thác và phát huy những tiềm năng sáng tạo của mình. Bạn cần lưu ý những điểm căn bản sau:
- Cần nhớ rằng ai cũng có khả năng sáng tạo.
- Hãy thay đổi lối tư duy thông thường.
- Sự thay đổi bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi đối với những điều thông thường.
- Vận dụng kinh nghiệm để tìm ra giải pháp, vận dụng tư duy sáng tạo để tăng thêm cơ hội.
- Cần thăm dò mọi khả năng trước khi đi đến quyết định, vận dụng tư duy logic để đánh giá các khả năng.
- Vận dụng trí tưởng tượng để tìm ra các giải pháp khác nhau.
- Luôn cố gắng xem xét thông tin một cách sâu sắc và hữu ích.
- Hãy nhớ động lực sáng tạo là ước vọng hoàn thiện mọi điều.
- Luôn tin rằng bạn có khả năng tìm ra các giải pháp mới.
- Cố gắng đừng để bị gò bó bởi các qui tắc thông thường.
- Coi những vấn đề gặp phải là động lực cho sự sáng tạo.
- Cần hiểu rõ lối tư duy của bạn để có thể điều chỉnh nó.
- Luôn xem xét sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau.
120
- Cần biết rằng phát triển khả năng sáng tạo đòi hỏi thời gian và sự luyện tập.
- Nghĩ về những thay đổi bạn muốn thực hiện và cách thức thực hiện nó.