Biện pháp từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Lun van THUC DY XUT KHU HANG DT MAY (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU

1. Biện pháp từ phía Chính phủ

Thứ nhất, hổ trợ các doanh nghiệp dệt may trong nước tìm hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại.

Với thị trường EU, Việt Nam sẻ có điều kiện sử dụng tốt hơn số hạn ngạch công nghiệp ( 30% tổng hạn ngạch ) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tránh bị tồn đọng hạn ngạch công nghiệp vào cuối năm cũng như sử dụng tốt hơn số hạn ngạch được tính thêm khi thực hiện gia công xuất khẩu thuần túy mà hiện nay chưa sử dụng tốt.

Thứ hai, chính phủ nên đẩy mạnh việc hợp tác với các nước ASEAN để xác định lợi điểm của từng bước nhằm tăng khẳ năng cạnh tranh chung trước hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc và chống cạnh tranh lẩn nhau. Việc liên kết được với các nước ASEAN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam có thể sử dụng hạn ngạch của các nước này không dùng tới để xuất khẩu vào thị trường EU. Hợp tác ASEAN có thể giúp tránh được việc bị các nước phát triển ép giá hoặc giảm hạn ngạch.

Thứ ba, chính phủ cần có các biện pháp hổ trợ doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Sử dụng có hiệu quả quỷ hổ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể vay vốn với lải suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng thành

công các thành tựu khoa học kỷ thuật cao tạo ra các sản phẩm dệt may có chất lượng làm đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam.

Thứ tư, chính phủ phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trước hết là Luật Thương mại. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Thứ năm, chính phủ nên cho phép đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ từ EU. Đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt, máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm tạo ra. Mặt khác, nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ của EU sẻ làm cân bằng cán cân thanh toán vì từ trước tới nay trong giao thương với EU, Việt Nam được xem là nước xuất siêu vào thị trường này.

Thứ sáu, chính phủ cần tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành. Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn:

nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ, … để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm… nâng cao một bước công nghiệp hóa và có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là một số biện pháp mà chính phủ áp dụng để nâng cao khẳ năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU.

2. Biện pháp từ phía doanh nghiệp.

Một là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nên đầu tư quy hoạch vùng trồng bông và sản xuất bông cho ngành dệt. Nếu như các nguyên phụ liệu được cung cấp tại chổ thì ngành công nghiệp nghiệp dệt may sẻ có điều kiện để phát triển sản xuất cũng như cung cấp ra thị trường.

Hai là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt, đáng lưu ý là các nhà máy hóa chất, vì nó là cơ sở cho nghành công nghiệp dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm…

Ba là, chúng ta phải lựa chọn phương thức xuất khẩu thích hợp và có những giải pháp marketing hiệu quả, xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu một cách đúng đắn: đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu, đổi mới phương thức xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU ( từ xuất khẩu gián tiếp sang xuât khẩu trực tiếp ).

Bốn là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các nhập khẩu EU, giảm bớt việc xuất khẩu vào thị trường EU thông qua trung gian:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể liên kết với cộng đồng người Việt Nam tại EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào thị trường này. Hai bên cùng góp vốn để thành lập liên doanh; có thể sử dụng lao động, nguyên liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam và sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối, sư nhạy bén kinh doanh của phia nước ngoài. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm hàng hóa theo thiết kế, phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoa. Bằng cách này sản phẩm dệt may được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt hơn thị luôn thay đổi và thâmnhập được vào kênh phân phối trên thị trường EU.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp lớn, thường là các doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực tài chính mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. Bằng cách này các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu ( các công ty thương mại ) thuộc các công ty xuyên quốc gia thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn và từ cac nhà thầu có quan hệ bạn hàng lâu dài; ít khi nhập

hàng từ các nhà xuất khẩu không quen biết; sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ; hệ thống các siêu thị, cửa hàng, các công tybán lẻ độc lập… nếu trở thành một công ty con của tập đoàn thì đương nhiên hàng xuất khẩu sẽ được đưa vào kênh phân phối của tập đoàn…

Năm là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tích cực tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, nghiên cứu khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp dệt may nước ngoài của các nước phát triển. Đồng thời, nâng cao vai trò của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam trong tổ chức xúc tiến xuất khẩu, phối hợp giữa lĩnh vực dệt và may; tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm dệt may cho các bạn hàng trong và ngoài nước, giao dịch mua bán chuyển giao công nghệ, mẫu mốt sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và cung cấp thông tin cho các đơn vị thành viên…

EU là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là thị trường có tiềm năng to lớn về nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp, có trình độ khoa học – công nghệ – quản lý cao và thống nhất về thuế quan. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Eutrong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và được tăng cường cũng cố trong thế kỉ 21 này. Với một EU đang phát triển theo xu hướng mạnh hơn vqà mở rộng hơn, đây sẻ là một thị trường lớn cho việc lưu thông hàng hóa, mở ra triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may. Thị trường EU mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam phát triền, hạn ngạch hàng dệt may luôn được gia tăng đông thời cũng là thách thức lớn cgo ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam khi xâm nhập thị trường EU. Vì vậy, đề ra các biên pháp xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may nói riêng và của ngành dệt may Vịêt Nam nói chung là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Như vậy trên đây là những giải pháp mà chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.

VI. ĐÁNH GIÁ VỀ KHẲ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU.

1. Thành Tựu.

Trong những năm qua thực hiện chính sách mở cữa nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất to lớn. Trong ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường EU đã đạt được những thành tựu to lớn.

2.1. Đối với ngành dệt.

Hầu hết các doanh nghiệp dệt được hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay, nhiều nhà máy có lịch sử gần 100 năm như Dệt Nam Định, Dệt 8/3… trong quá trình hoạt động, những nhà máy này cung cấp phần lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành may trong nước và may xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm dệt may sang thị trường EU. Bên cạnh đó, được sự hổ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, cùng với những bước đi đúng đắn, các doanh nghiệp dệt quốc doanh đã đổi mới được 45% trang thiết bị công nghệ. Những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là Dệt 8/3, Dệt Phong Phú, Dệt kim Đông Xuân… Do vậy mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh tăng nhanh. Năm 2002, chỉ xét riêng về mặt hàng vải, sản lượng đạt khoảng 293 triệu mét, chiếm 70% tổng số lượng toàn ngành.

Trong đó, doanh nghiệp dệt may quốc doanh Trung ương sản xuất được 156 triệu mét, doanh nghiệp quốc doanh địa phương là 137 triệu mét.

2.2. Đối với ngành may.

Các doanh nghiệp may, tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại gặt hái được khá nhiều thành công. Các doanh nghiệp may đang đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến. Năng lực sản xuất tăng cao, sản phẩm sản xuất có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc… trên thị trường

EU. Lượng xuất khẩu FOB liên tục gia tăng, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 1,243 tỷ USD tăng 37,46% so với năm 2005. Năm nay, bộ Thương mại đặt chỉ tiêu kim ngạch là 1,49% tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006, trong đó Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nước thành viên EU, đạt 321 triệu USD, Anh đạt 220 triệu USD, Pháp đạt 142 triệu USD… trong đó nổi lên một số doanh nghiệp như May Thăng Long, May Nhà Bè, May Việt Tiến, May Đức Giang… cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, sắp xếp lại các dây chuyền công nghệ sản xuất cho thích hợp, tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao kỷ thuật vận hành ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000.

Năm 2006, có 13000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường EU như Công ty cổ phần May 10, công ty May Việt Tiến là hai đơn vị có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là công ty TNHH Triumph International và công ty May Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trí thứ ba là công ty May Đức Giang với 17 triệu USD và thứ tư là công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD. Ngành dệt may đang ngày càng phát triển với một nhịp độ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường EU.

Như vậy trên đây là những thành tựu mà ngành dệt may Việt Nam đã đạt được trong thời đại hội nhập nền kinh tế quốc tế , đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may sang thị trương EU đã góp phần to lớn trong phát triển ngành dệt may nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Tạo được công an việc làm cho hàng nghìn người lao động, giảm lượng thất nghiệp, cải thiện được đời sống người lao động và góp phần bình ổn an ninh xã hội.

Một phần của tài liệu Lun van THUC DY XUT KHU HANG DT MAY (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)