CHƯƠNG 3 17 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.2. Giai đoạn hoạt động
3.1.2.2. Đặc trưng ô nhiễm nước
3.1.2.2.1. Nguồn gốc ô nhiễm nước thải
Nguồn gốc phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động của Dự án bao gồm :
– Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị bệnh, từ các dịch vụ hỗ trợ (giặt giũ quần áo, chăn màn... cho bệnh nhân)....
– Nước rửa máy móc thiết bị chuyên dụng có chứa hàm lượng SS, BOD/COD cao.
– Nước thải sinh hoạt của CBCNV có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
– Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo cát, đất, rác, rơi vãi xuống nguồn nước.
Trong các nguồn phát sinh nước thải do quá trình hoạt động của Dự án, nước thải từ các hoạt động khám và điều trị bệnh là nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều quá trình khác nhau trong hoạt động của bệnh viện : từ khâu xét nghiệm, giải phẫu, súc rửa các dụng cụ y khoa, các ống nghiệm, lọ hóa chất...
3.1.2.2.2. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt (1). Đặc trưng ô nhiễm nước:
Nước thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt trong Dự án như : ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, căn tin … Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh
dưỡng (N,P) và vi sinh.
Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) như đã đưa ra trong bảng sau:
Bảng 3.7. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5 45 – 54
COD (dicromate) 72 – 102
Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145
Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30
Tổng Nitơ (N) 6 – 12
Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8
Tổng Phospho 0,8 - 4,0
Nguồn : WHO 1993
Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm không qua xử lý(kg/ngày)
BOD5 9,90 – 11,88
COD (dicromate) 15,84 – 22,44
Chất rắn lơ lửng (SS) 15,40 – 31,90
Dầu mỡ phi khoáng 2,20 – 6,60
Tổng Nitơ (N) 1,32 – 2,64
Amoni (N-NH4) 5,28 – 10,56
Tổng Phospho 0,18 – 0,88
(2). Nồng độ các chất ô nhiễm nước.
Theo ước tính hệ số thải nước thải bình quân của cán bộ CNV Bệnh viện và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi (tính trong trường hợp công suất Bệnh viên đạt tối đa 100 giường) thì lượng nước thải sinh hoạt của Bệnh viện là 19,6 m3/ngày.đêm.
Bảng 3.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự
hoại
TCVN 6772 - 2000 Mức I
1 BOD5 505 - 606 100 - 200 30
2 COD 808 -1145 180 - 360 -
3 SS 786 -1628 80 - 160 50
4 Dầu mỡ 112 - 337 - 20
5 Tổng N 67 -135 20 - 40 -
1* Amôni 269- 539 5 - 15 -
6 Phosphat 9,2 – 36,8 - -
8 Tổng Coliform (MPN/100ml)
106 - 108 104 1000
Nhận xét: nước thải sinh hoạt của bệnh viện có hàm lượng chất ô nhiễm tương đối cao, đặc biệt là các chất hữu cơ và vi sinh. Sau khi qua hệ thống xử lý của hệ thống bể tự hoại 3 ngăn, thì
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đã giảm xuống rất nhiều. Do vậy, nước thải cần được đưa về trạm xử lý nước thải của bệnh viện để xử lý cho đạt mức I, TCVN 6772 - 2000 trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý tiếp tục.
3.1.2.2.3. Nước thải từ hoạt động vệ sinh, khám chữa bệnh, tẩy trùng,… của dự án (1). Đặc trưng ô nhiễm nước:
Thông thường nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống như nước thải sinh hoạt ngoại trừ hàm lượng vi sinh gây bệnh khá cao (pathogen). Đặc biệt một số khu vực có mức độ nhiễm cao như: khu mổ (nước thải chứa máu và các bệnh phẩm), khu xét nghiệm (nước thải chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh khác nhau). Giá trị COD của các khu này vào khoảng 400- 800mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng SS khoảng 150 - 400mg/l; hàm lượng Coliform khoảng 3x106 - 8x106 MPN/100ml.
(3). Nồng độ các chất ô nhiễm nước.
Nước thải khám và điều trị bệnh có mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi trùng gây bệnh cao nhất trong số các dòng nước thải của Bệnh viện. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong Bệnh viện : giặt tẩy áo quần bệnh nhân, chăn mền, draf cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc v.v…
3.1.2.2.4. Ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l
Phospho : 0,004 – 0,03 mg/l
Nhu cầu oxi hoá học (COD) : 10-20 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) : 10-20 mg/l
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn.
3.1.2.2.5. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải tới môi trường (1). Các chất hữu cơ (BOD/COD)
Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
Theo tiêu chuẩn nước chất lượng nước bề mặt của nhiều Quốc gia cho thấy : nguồn nước có giá trị BOD5 > 5mg/l được xem là đã bị ô nhiễm và trên 10mg/l là ô nhiễm nặng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772 - 2000 (mức I) quy định, nồng độ BOD trong nước thải được phép thải ra môi trường là 30 mg/l.
(2). Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra.
(3). Các chất dinh dưỡng (N, P)
Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nước.
(4). Tác hại của các loại vi khuẩn gây bệnh
Nước có nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, ly. Vi khuẩn thương hàn có thể sống 4 tuần trong giếng, 25 ngày trong nước hồ và nước sông. Vi khuẩn gây bệnh lỵ có thể sống từ 6 đến 7 ngày trong nước. Các nguồn nước thiên nhiên thường có một số loài vi khuẩn thường xuyên sống trong nước hoặc một số vi khuẩn của đất nhiễm vào.
Coliform là nhóm vi khuẩn hình que hiếu khí hoặc kị khí tuỳ nghi và đặc biệt là Escherichia Coli (E.coli). E. Coli là một loại vi khuẩn có nhiều trong phân người, phân động vật. Ngoài ra, E.Coli còn được tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân.
E.coli sinh nội độc tố gây bệnh thông qua sự sản sinh các nội độc tố kém chịu nhiệt (LT- Labile toxins), nội độc tố chịu nhiệt (ST-Stable toxin), sự xâm thực tế bào và tạo khuẩn lạc dày đặc trên niêm mạc ruột.