Câu 1: Các giai đoạn phát triển e-commerce. Những xu hướng chính của e- commerce ngày nay. Trình bày các đặc điểm của công nghệ trong phát triển e-commerce ngày nay.
Trả lời:
● Các giai đoạn phát triển e-commerce:
Lịch sử phát triển của thương mại điện tử trải qua 3 giai đoạn chính: đổi mới, hợp nhất và tái tạo:
- Giai đoạn đổi mới: Thương mại điện tử khởi đầu với sự thành công về mặt công nghệ. Các kỹ thuật công nghệ được sử dụng có đủ khả năng cung ứng tốc độ phát triển trong vòng một thập kỷ. Trong giai đoạn này doanh thu và số lượng khách hàng là khả quan nhưng so với các ngành khác thì tỷ suất lợi nhuận vẫn còn thấp.
- Giai đoạn hợp nhất: Giai đoạn này bắt đầu từ năm 2001 kéo dài sang đến năm 2006.
- Giai đoạn tái tạo: Thương mại điện từ bước vào thời kỳ thay đổi toàn diện, tái tạo lại những gì vốn có của nó với sự xuất hiện của nền tảng kỹ thuật số di động, mạng xã hội và các ứng dụng web khác. Giai đoạn này bắt đầu vào năm 2007, thu hút nhiều người dùng và phát triển mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn.
● Những xu hướng chính của e-commerce ngày nay:
Theo nhận xét của chuyên gia, có 5 xu hướng đang và sẽ dẫn dắt thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới, đó là Chatbot AI (Trợ lý ảo), Apps (Ứng dụng điện thoại), Multi-Channel (Đa kênh), Customer Experience (Trải nghiệm người dùng) và D2C (Direct-to-Customer, hiểu là bán hàng trực tiếp thẳng từ người bán đến người tiêu dùng thông qua website, cửa hàng chính hãng mà không qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý,…)
Cốt lõi của 5 xu hướng nói trên đến từ 2 động lực: lấy công nghệ và lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Theo đó, công nghệ không chỉ còn là một câu chuyện bên lề, mà đã trở thành trọng tâm trong mọi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chatbot, AI: Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, Chatbot hay AI đã thực sự thâm nhập và được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả. Theo số
biết, 34% khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với Chatbot khi mua hàng.
- Bán hàng đa kênh (Multi - channel Selling): Xu hướng bán hàng đa kênh cho cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng, môi trường khác nhau từ online đến offline. Khi người dùng ngày càng yêu cầu cao hơn ở trải nghiệm và sự tiện lợi của dịch vụ thì Multi - channel Selling chắc chắn sẽ là xu hướng nổi bật trong giai đoạn sắp tới.
- Apps: Mobile đang là xu hướng dùng để mua hàng trực tuyến của người dùng.
Những lý do khiến doanh nghiệp thương mại điện tử cần coi App như là một xu hướng tất yếu:
+ 82% người dùng sử dụng điện thoại trước khi mua 1 thứ gì đó. + 90% thời gian sử dụng di động dành cho Apps.
+ 2/3 traffic của các nền tảng e-Commerce đến từ Mobile và Apps.
+ Năm 2018, doanh thu TMĐT từ App chạm mốc 206.53 tỷ USD, tăng trưởng 155%
- Trải nghiệm khách hàng: Mỗi trải nghiệm, đánh giá, phản hồi tích cực hay tiêu cực của người dùng đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt khi thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thương hiệu tầm cỡ.
- D2C (Direct to customer - Bán hàng trực tiếp): là hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua websie, cửa hàng chính hãng) mà không cần quảng cáo qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ,… Khi nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống nhà bán lẻ, họ gần như không can thiệp quá sâu vào cách bán hàng. Việc khách hàng rời đi một trang web với mức độ trải nghiệm tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà phân phối.
● Các đặc điểm của công nghệ trong phát triển e-commerce ngày nay:
- Tính phổ biến: có sẵn ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có internet và thiết bị truy cập
- Phạm vi toàn cầu: giao dịch thương mại giữa các quốc gia diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn so với thương mại truyền thống
- Các tiêu chuẩn chung: các tiêu chuẩn chung trên sàn giao dịch điện tử phổ biến giữa các quốc gia thay vì là các tiêu chuẩn riêng như thương mại truyền thống
- Sự phong phú: cách đưa ra tiếp thị cho các sản phẩm của người bán phong phú hơn các công nghệ thương mại cũ
- Tính tương tác: sự tương tác trao đổi hai chiều giữ người bán và người mua diễn ra thuận tiện, dễ dàng với phạm vi trao đổi rộng rãi, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý
- Mật độ thông tin: tổng số lượng và chất lượng thông tin sẵn có cho những người tham gia thị trường. Internet giúp giảm chi phí thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đồng thời làm tăng độ chính xác và tính kịp thời của thông tin
- Cá nhân hóa và tùy chỉnh: gia tăng lượng thông tin và tốc độ xử lý giúp người bán có thể nắm bắt và điểu chỉnh các mục tiêu tiếp thị của mình đến các đối tượng cụ thể. Đó chính là sự cá nhân hóa trong chiến lược tiếp thị mà thương mại điện tử mang đến
- Công nghệ xã hội: sự truyền bá của người dùng được đề cao. Mỗi người đều có thể trở thành một đại sứ tuyên truyền tới những người xung quanh, từ đó tạo nên mạng lưới phổ biến rộng rãi
Câu 2: So sánh e-business và e-commerce (giống nhau và khác nhau). Trình bày các kiểu (types) e-commerce và đặc trưng của từng kiểu. Cho ví dụ.
Trả lời:
● So sánh e-business và e-commerce:
- Giống nhau: thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, ứng dụng dẫn đầu các tiến bộ công nghệ kỹ thuật số và giao dịch không được thực hiện trực tiếp giữa hai
E - commerce Thương mại điện tử
Là các hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng internet
Là một phần của e-business
Bao gồm các hoạt động liên quan đến tiền
Tiếp cận bên ngoài như liên quan đến khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp
Hoạt động cần một trang web thương mại điện tử nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp
Sử dụng internet để kết nối ra bên ngoài
E - business
Kinh doanh điện tử
Là sự hiện diện điện tử trong các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức
Bao gồm e-commerce
Bao gồm các hoạt động liên quan đến tiền tệ và hợp tác của doanh nghiệp
Tiếp cận sâu vào quy trình nội bộ của doanh nghiệp cũng như bên ngoài
Cũng cần một trang web đại diện đáp ứng chuẩn chỉnh các công cụ có thể Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP), có hệ thống quản lý Quan hệ khách hàng (CRM) để điều hành kinh doanh qua internet
Sử dụng cả intranet, internet và extranet để kết nối với các bên
● Các loại e-commerce và đặc trưng của từng loại:
- B2C - Business-to-Customer:
Doanh nghiệp tới khách hàng. Các doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ của họ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng vào trang web của
hình ảnh, đọc các nhận xét, sau đó đặt hàng và công ty vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến họ.
42
VD: Amazon, Flipkart, Jabong,…
- B2B (Business to Business): Doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Các công ty giao dịch với nhau, người tiêu dùng cuối cùng không tham gia. Vì vậy, các giao dịch trực tuyến chỉ liên quan đến các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ,…
VD: Lazada, Tiki, Foody, Hotdeal, …
- C2C (Consumer to Consumer): Người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không có công ty liên quan đến. Nó giúp mọi người bán hàng hóa và tài sản cá nhân của họ trực tiếp cho một bên quan tâm.
Thông thường, hàng hóa được giao dịch là ô tô, xe đạp, đồ điện tử, vv OLX, Quikr, v.v ... theo mô hình này.
VD: ebay, Ubid, Targetbarter, PayPal,…
- C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng tới doanh nghiệp. Đây là mô hình hoàn toàn trái ngược với B2C, ở đây người kinh doanh lại là người tiêu dùng.
Họ cung cấp một dịch vụ tốt hoặc sản phẩm cho công ty.
VD: Một người làm việc tự do CNTT đã lập trình và bán phần mềm của mình cho một công ty
- B2G (Business to Government): Doanh nghiệp tới chính phủ. Các doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hoặc loại hình hành chính công.
VD: Synergetics Inc,…
Câu 3: Lấy một công ty thương mại điện tử làm ví dụ cho 8 đặc điểm công nghệ của e-commerce và đánh giá nó. Có ý tưởng gì cải tiến không?
Trả lời:
● Công ty thương mại điện tử đánh giá: Shopee
● Đánh giá Shopee theo 8 đặc điểm công nghệ của e-commerce:
- Tính phổ biến: độ phổ biến của Shopee trên các nền tảng xã hội và trong đời sống hằng ngày là rất lớn. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó chỉ qua ví dụ đơn giản:
khi một người dùng Facebook lướt newfeed thấy mặt hàng nào đó yêu thích, họ thường hỏi “Món này có shopee không?” hay vào những dịp sale lớn trong năm, mọi người thường đùa nhau rằng “Tối có săn sale shopee không?” Những ví dụ trên cho thấy mức độ phổ biến và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động mua sắm của Shopee đối với người tiêu dùng.
- Phạm vi tiếp cận toàn cầu: phạm vi tiếp cận của Shopee hoàn toàn đã đạt tới toàn cầu. Các giao dịch, các nhà cung cấp, các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng đến từ khắp nơi trên thế giới mà không bị ảnh hưởng, giới hạn bởi không gian vật lý.
- Các tiêu chuẩn chung: tiêu chuẩn để đăng bài bán hàng hay online mua hàng của Shopee đối với người mua và người bán ở khắp mọi nơi trên thế giới là như nhau. Đáp ứng đủ yêu cầu về độ tin cậy, lượng hàng cung ứng,… thì được kinh doanh hoặc mua sắm và ngược lại.
- Sự phong phú: người bán trên Shopee có thể đưa ra nhiều hình thức tiếp thị tới công chúng phong phú hơn hẳn so với buôn bán truyền thống. Họ có thể bổ sung thêm video, hình ảnh, các loại khuyến mãi hay tham gia các đợt flase sale, treo thưởng trên hệ thống với mục đích tăng độ nhận diện và phổ biến cho thương hiệu, sản phẩm của mình.
- Tính tương tác: tương tác hai chiều giữa người mua và người bán trên Shopee rất đa dạng, tiện ích. Livestream là một ví dụ điển hình. Trong các buổi livestream, người mua yêu cầu các loại sản phẩm sẽ lên sóng, người bán qua comment điều chỉnh các loại hàng theo phản ứng của người theo dõi live. Họ cũng có thể đưa ra những khuyến mãi tức thời, các mặt hàng tham gia bán trong live một cách linh hoạt, không bị ràng buộc bởi kịch bản có trước. Tính năng comment đánh giá về
- Mật độ thông tin: số lượng và chất lượng thông tin cho cả bên mua và bán khi tham gia Shopee luôn đảm bảo được tính chính xác và hợp thời. Về số lượng, lượng giao dịch khổng lồ mang đến nhiều giá trị phân tích cho những nhà chiến lược của doanh nghiệp. Việc chia sẻ thông tin về các mặt hàng, người bán của người mua này cho người mua khác cũng đơn giản, do đó số lượng thông tin là khả quan. Về chất lượng, khi một người mua hàng xác nhận mua và đã nhận một sản phẩm, họ sẽ được chuyển tới giao diện đánh giá sản phẩm. Tại đây, người mua chụp ảnh, quay video và đánh giá sản phẩm với số lượng text theo yêu cầu. Khi đăng chúng lên trang của người bán, Shopee hiển thị đánh giá kèm phân loại, thời gian mua hàng. Điều đó tăng độ tin cậy và tham khảo cho những người mua kế tiếp, đây là một ví dụ cho tính đảm bảo về chất lượng của thông tin trên Shopee.
- Cá nhân hóa và tùy chỉnh: mật độ thông tin gia tăng cho phép người bán trên Shopee đưa ra chiến lược tập trung vào từng đối tượng khách hàng. Các loại voucher cho khách hàng thân quen, tin nhắn riêng thông báo về những đợt sale sắp tới hay hoạt động nổi bật của thương hiệu tăng độ hiện diện với khách hàng, tạo sự thân thiết và góp phần tăng doanh thu cho người bán.
- Công nghệ xã hội: sự chia sẻ thông tin đến xung quanh của người dùng trên Shopee diễn ra đơn giản, dễ dàng. Người dùng Shopee có thể chia sẻ các sản phẩm họ bán hoặc các các chương trình khuyến mãi, shop yêu thích tới những người khác trên mạng xã hội khác, gắn các đường link dẫn thẳng đến giao diện mong muốn. Người xem theo đường link xem xét, đánh giá và có thể mua chúng cũng như tiếp tục giới thiệu cho những người khác. Ngay trên nền tảng Shopee cũng hỗ trợ các tính năng như review sản phẩm, các shop yêu thích cũng như chế độ bạn bè để người dùng có thể lan tỏa xa hơn.
● Ý tưởng cải tiến:
Mật độ thông tin trên Shopee cao nhưng độ tin cậy của thông tin là chưa hoàn toàn chắc chắn đối với người dùng. Vẫn có tình trạng review ảo cho sản phẩm khiến người mua không thể phân biệt đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm có vấn
đề. Bộ lọc comment và xác thực thông tin của Shopee nên cải tiến để tránh mất lòng tin của người dùng, vì xét cho cùng, thương mại điện tử có một đặc điểm khó vượt qua thương mại truyền thống, ít nhất ở thời điểm hiện tại, đó là tính chân thực. Người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi được cầm, nắm, xem xét cụ thể một sản phẩm, được thử chúng, được nhìn chúng bằng mắt thường, với các sản phẩm ăn uống lại càng hơn thế, người tiêu dùng còn cần đánh giá hoàn cảnh nấu các món ăn có sạch sẽ, hợp vệ sinh hay không. Các hàng điện tử cần được chạy thử để kiểm nghiệm các tính năng cũng như độ bền. Nhiều khách hàng cảm thấy chán nản và phiền phức với việc phải đổi trả các sản phẩm, không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà còn khiến họ sinh ra cảm giác “đúng là đồ mua trên mạng”. Shopee có thể nghĩ đến việc tạo các mô hình 3D cho sản phẩm để tăng tính chân thực cho sản phẩm được rao bán.
Câu 4: Trình bày các yếu tố chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model). Những mô hình kinh doanh B2C và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. Những mô hình kinh doanh B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này.
Trả lời:
● Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model) có 8 yếu tố chính:
- Giá trị kinh doanh: là lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem đến cho khách hàng. Để giá trị kinh doanh cao trước tiên cần xác định các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì phải ngày càng nâng cao giá trị kinh doanh tức là càng ngày càng làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm mà mình cung cấp. Đây chính là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty đối thủ.
Xác định doanh thu: đây là việc mà người làm chủ doanh nghiệp phải tính toán
phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển lớn mạnh. Một phần doanh thu cũng chính là vốn để doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành đầu tư một chu trình mới. Doanh thu càng cao, chi phí đầu tư càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Vì thế, cần tính toán và xác định doanh thu làm sao ở mức cao nhất có thể. Mức doanh thu này phải đi kèm với số vốn đầu tư càng thấp càng tốt. Nếu doanh thu cao, nhưng vốn đầu tư cũng cao thì lợi nhuận vẫn sẽ ít. Mà lợi nhuận mới chính là số lãi mà doanh nghiệp được hưởng.
- Cơ hội thị trường: là một quá trình để xác định các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời tìm ra được ý tưởng kinh doanh chắc thắng. Thông thường, người chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát thị trường xem sản phẩm mà mình đưa ra thị trường sẽ như thế nào? Khách hàng có hưởng ứng hay không? Từ đó biết được ý tưởng kinh doanh sản phẩm này có khả thi hay không rồi mới đầu tư.
- Môi trường cạnh tranh: để xác định mô hình kinh doanh là gì cần hiểu rõ môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì càng chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, hiện nay là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, do đó có quá nhiều doanh nghiệp và các sản phẩm công nghệ cao ra đời. Để tồn tại trong thời cuộc đó và vượt qua đối thủ chúng ta cần biết kinh doanh thời đại 4.0 có gì mới? Đồng thời cần tập trung phát triển, cải tiến kỹ thuật sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần tìm ra đáp án của các câu hỏi: Cùng là sản phẩm đó, có bao nhiêu đối thủ đang cạnh tranh? Họ hoạt động như thế nào? Họ đã có đối tượng khách hàng trung thành hay chưa? Ưu điểm và nhược điểm của họ là gì?
- Lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh thể hiện ở việc với cùng một sản phẩm/dịch vụ cung cấp, doanh nghiệp của chúng ta có gì vượt trội hơn đối thủ khác. Đó có thể là giá cả rẻ hơn, hình thức bắt mắt hơn, chúng được đưa ra thị trường sớm hơn, số lượng nhiều hơn, dễ mua sắm và sử dụng hơn, mô hình kinh doanh mới hơn,… Càng tranh thủ được nhiều lợi thế cạnh tranh chúng ta sẽ