Để có thể phân tích, đánh giá một cách chính xác tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại Việt Nam, chúng ta chia diễn biến tỷ giá theo các giai đoạn sau.
BP2
BP1
LM2
r
r1
Y1
Y2
r2
LM1
IS1
r3
Y3
IS2
E2
E1
E3
Y
1. Liên hệ tỷ giá hối đoái cố định với Việt Nam
1.1. Giai đoạn trước 1989
Việt Nam sử dụng tỷ giá hối đoái cố định vào thời kỳ trước những năm 1989 khi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Lúc này, sự điều hành và quản lý kinh tế còn sơ khai, kinh nghiệm và kiến thức quản lý nền kinh tế còn ít. Tỷ giá hối đoái trong thời gian này trong thời gian này là tỷ giá hối đoái cố định nên thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường thế giới. Việc sử dụng tỷ giá hối đoái cố định này đã đem lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế.
Trong quan hệ với các nước thuộc khối XHCN trước đây, tỷ giá của Việt Nam được tính theo đồng Rúp clearing (sau này đổi là rúp chuyển khoản - transferable ruble) đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch giữa các nước thuộc khối XHCN tự quy định với nhau để làm sao cho tài khoản các bên, sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã quy định trong hiệp định kí kết vào đầu năm thì cuối năm không còn số dư. Từ ngày 25/11/1955, tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ của Trung Quốc là: 1NDT = 1,470 VND, 1 Rúp (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VND = 1 Rúp. Sau đổi tiền (1959) tỷ giá VND với Rúp và NDT thay đổi.
Đến năm 1977 các nước XHCN thỏa thuận thanh toàn với nhau bằng Rúp chuyển nhượng (RCN).
Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0.98712 gam. Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị thu chi ngoại tệ với Ngân hàng ngoại thương, tính thu chi ngân sách nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng Rúp và cấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại thương. Tỷ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau:
Năm 1958: 1 Rúp = 5,64 VND Năm 1986: 1 Rúp = 18 VND Năm 1987: 1 Rúp = 150 VND Năm 1988: 1 Rúp = 700 VND
Đến tháng 3/1989 hủy bỏ chế độ kết toán nội bộ. Đặc trưng trong chế độ tỷ giá của Việt Nam thời kì này là cố định, đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế trong một thời gian dài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong khoảng thời gian này nước ta sử dụng tỷ giá hối đoái cố định là hợp lý bởi vì cơ chế tỷ giá này sẽ tránh được những rủi ro kinh tế do sự biến động của tỷ giá gây ra, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do chúng ta áp dụng tỷ giá này quá lâu làm cho nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, chế độ tỷ giá hối đoái cố
định làm cho đồng tiền của Việt Nam tăng giá ảo, làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của nước ta với các nước khác, triệt tiêu lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội, là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với cơ chế quản lý độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, nhà nước Việt Nam can thiệp trực tiếp vào việc xác định giá ngoại tệ và tồn tại chế độ tỷ giá cố định. Các bạn hàng của nước ta chủ yếu là các nước xác hội chủ nghĩa trong hội đồng tương trợ kinh tế. Phương pháp xác định tỷ giá trong giai đoạn này là dựa trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền và sau đó được quy định thành mức tỷ giá được thỏa thuận trong các hiệp định song phương, đa phương giữa các nước XHCN. Tỷ giá hối đoái thường cố định trong một thời gian dài.
Thời kỳ này, đồng Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền khác gồm cả các đồng tiền của các nước XHCN và các đồng tiền tự do chuyển đổi. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định với cơ chế quản lý tập trung dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Tóm lại, chế độ tỷ giá cố định của Việt Nam trong giai đoạn này do nhà nước độc quyền xác định mà không tính đến các yếu tố cung cầu trên thị trường. Điều này đã làm triệt tiêu môi trường và điều kiện để hình thành, phát triển thị trường ngoại hối, nơi hình thành nên tỷ giá thị trường. Chế độ tỷ giá này đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
1.2. Giai đoạn từ năm 1989 – 1999
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1989 – 1993
Thời kỳ này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường ngoại hối Việt Nam khi NHNN thay đổi hoàn toàn cơ chế xác định tỷ giá, từ xác định tỷ giá một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang cơ chế xác đinh tỷ giá khách quan hơn trên cơ sở cung cầu của thị trường, cơ chế thả nổi có quản lý.
Trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế, quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt kết quả như mông
muốn, Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước.
Giai đoạn này, ngân hàng đã không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Trước tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái VND/USD.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1993 – 1999 Giai đoạn từ năm 1993 – 1996
Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời gian này không chênh lệch nhiều, nên lấy tỷ giá chính thức của nhà nước làm cơ sở, tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào các cụm nhân tố đối ngoại. Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài (1993- 1996) đã không khuyến khích được xuất khẩu làm cho ngoại thương kém phát triển
Tình trạng nhập siêu liên tục trong giai đoạn này đã tác động xấu đến xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương mại dẫn đến tình trạng hoặc phải tiêu giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, hoặc phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân kinh tế. Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi, tỷ trọng nhập máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tăng, nhưng nhập siêu vẫn kéo dài làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc gia.
Giai đoạn từ 1996 – 1999
Trước tình hình thâm hụt cán cân thương mại, từ năm 1997 nhà nước đã điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. Nhìn chung giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút.
Thực tế 6 tháng cuối năm 1997 nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường nhiều lúc bị ngưng trệ. Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với 6 tháng đầu năm 1997, doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD giảm 1% so với 6 tháng đầu năm 1997, nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột biến. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn VND do lãi suất thấp hơn và không chịu rủi ro về tỷ giá đã gây mất cân bằng đối với cung cầu VND trên thị trường. Nhà nước ta đã mở rộng liên độ giao dịch của các Ngân hàng thương mại từ 1%
đến 5% rồi đến 10%.
Kịp thời góp phần làm giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái của VND. Chính sách tỷ giá đã được nhà nước điều chỉnh từng bước linh hoạt, một mặt tạo điều kiện cho giá trị VND phản ánh tương đối xác thực cung cầu ngoại tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, một mặt đáp ứng khả năng hỗ trợ xuất khẩu.
Đầu năm 1998, tình hình tỷ giá hối đoái trong nước càng ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một tăng, thậm chí có ngày thay đổi giá vài lần điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội. Nhiều doanh nghiệp cố gắng giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá
để kiếm chênh lệch. Một số doanh nghiệp khác có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ nhưng lại không dám vay vì sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến sẽ không trả nợ được. Đồng ngoại tệ đóng băng. Ngân hàng không mua không bán và cho vay bằng ngoại tệ được.
Trước tình hình đó Chính phủ đã có một quyết định đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc ban hành quyết định “về một số biện pháp quản lý ngoại tệ”. Đây là một bước thành công lớn của nhà nước ta trong vấn đề kiểm soát và quản lý ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá ngoại tệ, làm giá USD ở thị trường tự do giảm xuống mức thấp.
2. Liên hệ tỷ giá hối đoái thả nổi vào Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, để phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
- Từ năm 2005 – 2009, ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ giá + Trong năm 2005 -2007: kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng nhảy vọt, đó là do khi mở cửa nền kinh tế, hàng nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam trong khi đó, hàng xuất khẩu vẫn loay hoay chưa tìm được thị trường đầu ra cho mình. Thâm hụt cán cân thương mại ở mức kỷ lục đạt 195,42% so với năm 2006. Tình hình này làm cho lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng.
+ Trong năm 2008 – 2009, do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường ngoại hối của Việt Nam đầy biến động, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Để giảm sức nóng trên thị trường ngoại hối, ngân hàng nhà nước đã có nhiều quyết định điều chỉnh tỷ giá (các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của ngân hàng nhà nước, VND vẫn bị đánh giá cao so với giá thực, gây khó khăn cho các doanh nhiệp xuất khẩu. Đó là do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam mất cân đối, hàm lượng chế biến trong hàng xuất khẩu thấp trong khi lại nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng mà chưa chú trọng đến việc nhập khẩu để sản xuất hàng hóa trong nước . Ngoài ra, để giải quyết trước mắt lượng ngoại tệ cho nhập khẩu đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu nên ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ để bán lại cho ngân hàng lấy VND để thu mua hàng hóa trong nước, nên khi đến hạn trả nợ, cũng tạo ra sức ép lớn lên thị trường ngoại tệ.
- Từ năm 2010 – 2016: ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn, phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Trong năm 2010- 2011: v iệc khống chế biên độ và các cam kết về biên độ biến động thường bị giới kinh doanh bóp méo thị trường và vẫn có thể dẫn đến các hoạt động đầu cơ.
+ 2011 – 2015: nhà nước ngân hàng đã linh hoạt và thành công trong sử dụng tín phiếu để can thiếp chống hiệu ứng lạm phát, đồng thời duy trì được giá trị VND và tăng dự trữ ngoại hối.
- Từ năm 2017 đến nay:
+ Trong năm 2017 – 2018: tỷ giá của đồng USD tăng làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong khi các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu có lợi , tỷ giá tăng mang lại nhiều hoạt động tốt, sản xuất nhiều hơn, doanh thu tốt hơn, tạo nguồn hàng hóa dồi dào cung cấp ra thế giới hơn. Nước ta với lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ đó tạo cho nông dân có nhiều thuận lợi trong vấn đề trồng trọt, canh tác và sản xuất. Ngược lại với các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu lại là một khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên mua nguyên vật liệu từ nước ngoài và thanh toán bằng đồng đô la. Khi đồng đô la tiếp tục tăng giá, làm cho sức mua của thị trường giảm, cá doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu, từ đó làm năng suất giảm đi.
+ Trong năm 2019, tình hình cung – cầu ngoại tệ có nhiều thuận lợi cho việc duy trì tỷ giá ổn định. Trong năm 2019, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại đáng kể so với năm 2018 nhưng vẫn đạt mức 7,8% trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt mức 7,4%. Tính chung năm 1019, cả nước xuất siêu trên 9,1 tỷ USD - mức kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh thặng dư thương mại lớn, tình hình cung - cầu ngoại tệ còn được hộ trợ bởi các vỗn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp). Trên thực tế, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài liên tục tăng trong những năm trở lại đây, và điều đó khiến cho cán cân thanh toán tổng thể luôn đạt ở mức thặng dư. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, ngân hàng nhà nước có thể mua một lượng ngoại tệ lớn, ước tính khoảng 6,6 tỷ USD kể từ tháng 7/2019, từ đó nâng tổng dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức 73 tỷ USD.
+ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm 2019, khiến cho đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá trị trung bình gần 5% só với đồng USD, tuy nhiên giá mua – bán USD tại các ngân hàng thương mại của nước ta vào cuối năm 2019 gần như không thay đổi so với cùng thời điểm năm 2018, dao động quanh mức 23.100 VND/USD (mua vào) và 23.250 VND/USD (bán ra).
Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với những năm trước đây, khi tỷ giá VND/USD luôn theo sát những diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là đồng CNY.
+ Kỳ vọng VND mất giá suy giảm do các chủ thể kinh tế ngày càng nhận thấy rằng, cán cân thương mại của Việt Nam những năm gần đây ít phụ thuộc vào vào những biến động của tỷ giá, trong đó có biến động của đồng nhân dân tệ ( từ năm 2015 trở lại đây, bất chấp việc đồng tiền CNY có những giai đoạn giảm giá rất mạnh nhưng đồng VND vẫn duy trì ổn định so với USD, cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam vẫn tương đối cân bằng, thậm chí còn thặng dư tương đối lớn trong những năm gần đây. Năm 2016, VND trung bình lên giá khoảng 5% so với CNY nhưng cán cân thương mại tổng thể của nước ta vẫn thặng dư 1,6 tỷ USD).
Từ đó ta có thể thấy rằng, việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi không những không khiến quốc gia bị tác động mạnh bởi các cú sốc thị trường tiền tệ bên ngoài, mà còn giúp ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường tiền tệ hàng hóa quốc tế.
Như vậy, điều hành chính sách tỷ giá hiện tại với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện tại cần chú ý một số giải pháp sau:
Về mục tiêu dài hạn: Cần kiên trì các giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, mà trước hết là duy trì mức lạm phát thấp. Việc kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng sẽ góp phần đưa tỷ lệ lạm phát xuống thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, cần hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giúp Nhà nước có biện pháp can thiệp khi cần thiết.
Về cơ chế điều hành tỷ giá: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND theo USD. Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai đoạn chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới.