BÀI 8 PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NHGIỆP
4. Quản lý các phơi nhiễm nghề nghiệp với một số bệnh lây truyền qua đường máu thường gặp
4.1. Quản lý phơi nhiễm viêm gan B
- Xử lý vết thương: rửa sạch ngay vết thương bằng xà phòng và nước. Màng niêm mạc cần xả nhiều bằng nước sạch hoặc rửa sạch bằng nước muối. Tránh sử dụng thuốc tẩy hoặc tác nhân khác gây hại cho da hay màng niêm mạc.
- Thông báo cho lãnh đạo đơn vị đang công tác, y tế cơ quan hoặc khoa CNK
Lấy bệnh phẩm bệnh nhân nguồn làm xét nghiệm chẩn đoán, nếu âm tính không cần phải theo dõi tiếp nhân viên y tế bị tai nạn, nếu dương tính cần:
- Làm xét nghiện tìm kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B hoặc kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B đối với nhân viên y tế bị phơi nhiễm
- Nếu xét nghiệm kết quả âm tính và người phơi nhiễm chưa tiêm vaccin viêm gan B thi khuyên họ nên đi tiêm ngay.
- Tiêm Globulin miễn dịch viêm gan B ngay sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi phơi nhiễm. Giá trị của dự phòng sau phơi nhiễm 7 ngày là không rõ ràng
- Dự phòng sau phơi nhiễm HBV không cần phải xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi ngoại trừ trường hợp người bị phơi nhiễm có các dấu hiệu gợi ý bệnh.
- Nhân viên y tế bị phơi nhiễm và được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thì không có khả năng bị nhiễm HBV hay lây truyền vì vậy không cần áp dụng các biện pháp dự phòng khác.
4.2. Quản lý phơi nhiễm HIV
Khi nhân viên y tế tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể có nguy cơ nhiễm HIV cần tuân thủ một số quy trình sau:
- Rửa ngay vết thương dính máu, dịch tiết bằng xà phòng
Nếu bị máu, dịch tiết bắn vào niêm mạc cần rửa liên tục dưới vòi nước chảy hoặc nước muối sinh lý
- Thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị đang công tác để được dự phòng cần thiết.
- Lấy bệnh phẩm bệnh nhân nguồn làm xét nghiệm chẩn đoán HIV. Nếu âm tính và không có bằng chứng lâm sàng chứng tỏ đang nhiễm HIV thì không phải theo dõi.
- Nếu xét nghiệm dương tính hoặc không có điều kiện xét nghiệm thì phải:
Giải thích cho nhân viên có nguy cơ nhiễm HIV.
+ Điều trị dự phòng cho nhân viên y tế bằng thuốc chống virus được bắt đầu 2-3 giờ sau khi phơi nhiễm, muộn nhất không quá 7 ngày
+ Tiến hành xét nghiệm máu toàn phần, đánh giá chức năng gan, thận đồng thời với những xét nghiệm theo dõi HIV ở đối tượng phơi nhiễm bằng những xét nghiệm chuẩn càng sớm càng tốt ngay sau phơi nhiễm + Yêu cầu họ thông báo ngay khi có sốt trong khoảng 12 tuần kể từ khi phơi nhiễm.
+ Tiến hành làm xét nghiệm cho nhân viên ngay sau khi bị tai nạn.Sau khi bị tai nạn 6 tuần, 12 tuần, 6 tháng, 12 tháng.
+ Áp dụng các biện pháp phòng lây truyền bệnh như quan hệ tình dục an toàn, không hiến máu, dịch, mô cơ thể trong thời gian theo dõi.
4.3. Quản lý phơi nhiễm với viêm gan C
- Xử lý vết thương: rửa sạch ngay vết thương bằng xà phòng và nước. Màng niêm mạc cần xả nhiều bằng nước sạch hoặc rửa sạch bằng nước muối. Tránh sử dụng thuốc tẩy hoặc tác nhân khác gây hại cho da hay màng niêm mạc.
- Thông báo cho lãnh đạo đơn vị đang công tác, y tế cơ quan hoặc khoa CNK - Lấy bệnh phẩm bệnh nhân nguồn làm xét nghiệm chẩn đoán, nếu âm tính không cần phải theo dõi tiếp nhân viên y tế bị tai nạn, nếu dương tính hay không có điều kiện xét nghiệm cần:
+ Làm xét nghiện tìm kháng thể cơ bản phát hiện viêm gan C và xét nghiệm men gan càng sớm càng tốt ngay sau khi phơi nhiễm. Xét nghiệm theo dõi cần được tiến hành sau từ 4 - 6 tháng nếu cần thiết
+ Không có liệu pháp điều trị dự phòng có hiệu quả sau phơi nhiễm với virus viêm gan C.
+ Nguy cơ nhiễm trùng và sự truyền bệnh xảy ra sau phơi nhiễm thấp nên không có dự phòng nào được khuyến cáo để áp dụng ngăn ngừa sự lan truyền nhiễm trùng HCV cho người khác.
5. Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể
a) Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm
Tổn thương hoặc phơi nhiễm Xử lý
Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn
1. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
2. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương
3. Băng vết thương lại Bắn máu và/hoặc dịch
cơ thể lên da bị tổn thương
1. Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy.
2. Băng vết thương lại
3. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn
4. KHÔNG cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương
Bắn máu hoặc
dịch cơ thể lên mắt
1. Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9%
vô khuẩn trong ít nhất 5 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.
2. Không dụi mắt Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên
miệng hoặc mũi
1. Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần 2. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn.
3. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn 4. KHÔNG đánh răng
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn
1. Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
2. KHÔNG chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch
b) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:
Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
c) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm - Có nguy cơ:
+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.
- Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
d) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
- Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.
- Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.
- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).
e) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm - Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.
- Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.
- Nếu HIV (-): Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
- Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2- 4 tuần.
- Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng - Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
f) Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm
Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ KSNK hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. Sau đây là phác đồ điều trị dự phòng như theo bảng 1, 2 và 3
Bảng 1: Xử trí phơi nhiễm HBV sau khi tiếp xúc với nguồn máu có (hay có thể) HBsAg
Người bị phơi
nhiễm KHI NGUỒN MÁU TIẾP XÚC CÓ
HBsAg+ HBsAg- Không rõ hoặc
không xét nghiệm.
Chưa tiêm chủng
HBV HBIG §, chủng
ngừa liều viêm gan B đầu tiên.
chủng ngừa liều viêm gan B đầu tiên.
chủng ngừa liều viêm gan B đầu tiên.
Đã có chủng ngừa HBV
Không cần điều trị. Không cần điều trị.
Không cần điều trị.
Biết có đáp ứng kháng thể Anti HBs+ £
HBIG 2 liều hoặc HBIG 1 liều và tái chủng lại.
Không cần điều trị.
Nếu biết nguồn nhiểm có nguy cơ cao điều trị như HBsAg+.
Biết không đáp ứng kháng thể Anti HBs- Hoặc Không biết
Xét nghiệm tìm Anti HBs người bị phơi nhiễm.
Nếu nồng độ Anti HBs không đủ: 1 liều HBIG§, và tái chủng lại.
Nếu nồng độ Anti HBs đủ: không cần điều trị.
Không cần điều trị.
Xét nghiệm tìm Anti HBs người bị phơi nhiễm £.
Nếu nồng độ Anti HBs không đủ: tái chủng lại.
Nếu nồng độ Anti HBs đủ: không cần điều trị.
§
Liều HBIG 0,06 ml/Kg TB
£ Có đáp ứng kháng thể >100 IU/ml Nguồn:
ACIP - Advisory Committee on Immunization Practices
Bảng 2. Phác đồ điều trị sau phơi nhiễm (DTSPN) đối với tổn thương n da
Tình trạng nhiễm khuẩn của nguồn Loại
phơi nhiễm
HIV dương tính Nhóm 1 (*)
HIV dương tính Nhóm 2 (**)
HIV không xác định (1)
Nguồn HIV không rõ (2)
HIV âm tính
Ít trầm trọng(3)
Khuyến cáo phác đồ 2 thuốc
Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn người bệnh nhiễm HIV.
Không cần DTSPN
Trầm trọng hơn (4)
Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc.
Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc.
Nhìn chung không cần DTSPN, tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn người bệnh nhiễm HIV.
Không cần DTSPN
* HIV dương tính nhóm 1: nhiễm HIV chưa có triệu chứng hoặc tải vi rút thấp (<1500 RNA/ ml)
** HIV dương tính nhóm 2: nhiễm HIV có triệu chứng, AIDS, chuyển huyết thanh cấp, tải vi rút cao hoặc không rõ.
(1) HIV không xác định: ví dụ không thử được HIV cho nguồn
(2) Nguồn HIV không rõ: ví dụ kim ở thùng đựng vật sắc nhọn
(4) Trầm trọng hơn: ví dụ kim rỗng, đâm sâu, dụng cụ váy máu rõ, kim chích động tĩnh mạch.
Bảng 3: Phác đồ điều trị sau phơi nhiễm ở niêm mạc hay da không lành lặn
Tình trạng nhiễm khuẩn của nguồn Loại
phơi nhiễm
HIV dương tính
Nhóm 1 *
HIV dương tính
Nhóm 2 *
HIV không xác định §
Nguồn HIV không rõ ¥
HIV âm tính Thể
tích ít
ả
Xem xét phác đồ 2 thuốc
Khuyến cáo phác đồ 2 thuốc.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn người bệnh nhiễm HIV.
Không cần DTSPN
Thể tích nhiều
£
Khuyến cáo phác đồ 2 thuốc
Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc.
Nhìn chung không cần DTSPN, tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV.
Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn người bệnh nhiễm HIV.
Không cần DTSPN
** Đối với tiếp xúc qua da, theo dõi chỉ khi có bằng chứng da không lành lặn (viêm da, có vết thương).
* HIV dương tính nhóm 1: nhiễm HIV chưa có triệu chứng hoặc tải vi rút thấp (<1500 RNA/ ml)
* HIV dương tính nhóm 2: nhiễm HIV có triệu chứng, AIDS, chuyển huyết thanh cấp, tải vi rút cao hoặc không rõ.
§ HIV không xác định: ví dụ không thử được HIV cho nguồn.
¥ Nguồn HIV không rõ: ví dụ bắn máu đã thải không thích hợp.
ả Thể tớch ớt: vớ dụ bắn một vài giọt mỏu.
£ Thể tích nhiều: ví dụ bắn cả mảng máu.
Câu hỏi lượng giá
Câu 1: Trình bày định nghĩa NKBV, các đường lây truyền của NKBV?
Câu 2: Trình bày căn nguyên, nguyên nhân , hậu quả của NKBV?
Câu 3: Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV thường gặp?
Câu 4: Trình bày các bệnh NKBV thường gặp ?
Câu 5: Trình bày chỉ định, những lưu ý trong thực hành vệ sinh tay?
Câu 6: Trình bày bằng chứng về sự lây truyền của vi khuẩn thông qua bàn tay?
Câu 7: Nêu mục đích của việc mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn?
Câu 8: Trình bày lưu ý mang găng tay vô khuẩn ?
Câu 9: Trình bày mục đích, nguyên tắc chung về cách sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN)?
Câu 10: Trình bày những điều cần ghi nhớ khi lựa chọn và sử dụng áo choàng, tạp dề ?
Câu 11: Trình bày định nghĩa khử khuẩn, tiệt khuẩn, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn?
Câu12: Trình bày các nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn?
Câu 13: Trình bày phương pháp tiệt khuẩn thường được chọn lựa trong các cơ sở khám chữa bệnh?
Câu 14: Trình bày cách lưu giữ và bảo quản DC sau khi được KK- TK?
Câu 15: Trình bày mục đích, nguyên tắc phân loại, thu gom đồ vải?
Câu 16: Trình bày các nguyên tắc bố trí nhà giặt và danh sách các phương tiện tối thiểu cho xử lý đồ vải tại nhà giặt?
Câu 18: Trình bày mục đích và nội dung vệ sinh trong các cơ sở y tế?
Câu 19: Trình bày nguyên tắc làm vệ sinh, những quy định chung và cách phân vùng vệ sinh đúng?
Câu 20: Liệt kê các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác vệ sinh và tần suất vệ sinh tại các bề mặt trong bệnh viện?