Một số bất cập trong quy định pháp luật
Thứ nhất,Theo khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp: “Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã
hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này”. Như vậy, để hợp đồng lao động chấm dứt theo khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động cần phải đáp ứng được cả hai điều kiện: đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đủ độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động chưa đủ một trong hai điều kiện, đương nhiên người sử dụng lao động và người lao động sẽ không được áp dụng quy định này để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trên thực tế, quy định này còn tồn tại một số vướng mắc, gây ảnh hưởng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Về phía doanh nghiệp, khi có người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội và người lao động không đồng ý việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, phía doanh nghiệp trong trường hợp này dù không có nhu cầu sử dụng nhưng do không có căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động nên phải tiếp tục sử dụng người lao động này. Việc tiếp tục sử dụng người lao động cao tuổi sẽ tạo ra rất nhiều áp lực và khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề quản lý, điều hành, giải quyết các chế độ đối với người lao động, cùng với đó là nguy cơ gây tai nạn lao động cũng tăng lên do người lao động không đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện công việc. Về phía người lao động lớn tuổi cũng gặp nhiều trở ngại khi đi xin việc. Ví dụ, một lao động nam 50 tuổi mới vào làm việc tại doanh nghiệp và khi đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi) thì nhân viên này mới đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, trong khi đó để đủ điều kiện 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp buộc phải nhận lao động này làm việc đến năm 70 tuổi. Do đó, trên thực tế để tránh những khó khăn khi phải tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động khi tuyển dụng thường nhận người lao động trẻ tuổi chứ không nhận người lao động lớn tuổi mặc dù người lao động lớn tuổi thường có trình độ, chuyên môn cao hơn.
Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Vân Thứ hai, bất cập Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 “ Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động” nội dung với tiêu đề không phù hợp, vì nội dung quy định gộp chung phần trách nhiệm của người lao động trong trách nghiệm của người sử dụng lao động.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.
Phương án thứ nhất, sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 theo hướng mở rộng khả năng chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa là người lao động chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện về độ tuổi hoặc thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì các bên có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể là: “ Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động.”
Phương án thứ hai, Giữ nguyên quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 nhưng bổ sung tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Vấn đề này tại Điều 169 Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (Lần 7) theo đó tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo hai phương án:
Phương án 1:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ
Phương án 2:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.
Trang 36 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Vân Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.
Theo hai phương án dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động người viết ủng hộ phương án 2 tùy theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường lao động và điều kiện lao động mà có lộ trình điều chỉnh tuổi hưu của người lao động.
Trường hợp trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012.
Theo quy định pháp luật tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 nếu có điều luật quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động thì phải có điều luật quy định trách nhiệm của người lao động hoặc sửa đổi tên điều luật “ trách nhiệm khi chấm dứt hợp hợp lao động”, không cần phân biệt tên điều luật quy định trách nhiệm của hai chủ thể chung.