CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BHXH Ở KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
I. Chính sách BHXH đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Với mục tiêu đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới bị giảm, mất thu nhập. BHXH trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền nhày 10/12/1948 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đó được đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người.”
Ở nước ta, việc thực hiện BHXH cho người lao động được triển khai từ rất sớm nhưng lại giới hạn cho bộ phận rất nhỏ công nhân viên chức của Nhà nước.
Và vào cuối những năm 80 và đầu 90, sự nghiệp BHXH của nước ta gặp nhiều khó khăn, chế độ chính sách về BHXH bị hạn chế và chứa đựng nhiều nhược điểm, đang kìm hãm gây cản trở cho sự nghiệp đổi mới, nhất là đổi mới trong lĩnh vực lao động xã hội. BHXH cần được đổi mới là một đòi hỏi cấp thiết mang tính tất yếu.
Đại hội VII đã xác định phát triển phát triển kinh tế nhiều thành phần là yêu cầu cấp thiết để giải phóng và phát huy các nguồn lực, tiềm năng của xã hội.
Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đánh dấu một bước đột phá quan trọng có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình đổi mới kinh tế của nước ta. Điều này có nghĩa các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng được khuyến khích phát triển và tạo các điều kiện để đảm bảo công bằng. Chính vì vậy mà đầu năm 1990 đã thực hiện thí điểm đối với năm địa phương Hà Nội, Hải Phòng,Thái
Bình,TP Hồ Chí Minh, Hoàng Liên Sơn về việc áp dụng dự thảo điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức khỏi Ngân sách Nhà nước và hình thành quỹ BHXH chung cho mọi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế”.
Ngày 22/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thời kỳ này bao gồm cả người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Như vậy, kể từ tháng 4/1993, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng các thành phần kinh tế, nhằm thống nhất BHXH vào một đầu mối áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế.
Đến Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của KVKTNQD có khả năng góp phần xây dựng đất nước. Do vậy, Nhà nước cần khuyến khích phát triển, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế, hướng dẫn KVKTNQD theo hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy,cần tiếp tục cụ thể hóa chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần bằnh cách hoàn thiện môi trường kinh dianh hợp pháp, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển và mở rộng hình thức hợp tác, liên kết. Như vậy, KVKTNQD được coi là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, góp phần làm giàu cho tổ quốc. Và việc tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH ở khu vực này càng được quan tâm theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 15/CT-TƯ Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã có những điều chỉnh căn bản về các chính sách xã hội trong đó có chính sách BHXH. Căn cứ Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX ngày 23/6/1994 và được
26/01/1995 ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với công chức, CNVC Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước.Và cùng với NĐ 19/CP, nguyên tắc bình đăng đối với mọi người lao động tham gia đóng BHXH được quán triệt, không có sự phân biệt theo khu vực và thành phần kinh tế, giữa trong và ngoài quốc doanh. Sự bình đẳng này được qui định và đảm bảo trong các văn bản pháp qui về BHXH. Theo đó, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà mình sử dụng. Người lao động sẽ được hưởng chi trả BHXH trên cơ sở mức đóng góp và thời gian đóng góp.
Kể từ khi Chính phủ ban hành ND43/CP đến nay và đặc biệt là sau ND12/CP ra đời, Nhà nước đã thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với KVKTNQD, nhưng do quãng thời gian nghiên cứu thử nghiệm chủ trương này còn nhiều hạn chế, hơn nữa các yếu tố kinh tế xã hội cũng gây những tác động bất lợi cho việc ban hành các văn bản chính sách mang tính tập trung hoàn thiện. Bởi vậy đến trước tháng 1/2003 (chưa áp dụng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá X có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2003), việc mở rộng này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp có sử dụng 10 lao động trở lên, còn khoảng 90% lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, lao động theo mùa vụ... thì nhà nước chưa ban hành một nghị định nào cụ thể. Tuy nhiên theo luật lao động mới được áp dụng từ ngày 1/1/2003, đối tượng tham gia BHXH sẽ được mở rộng, doang nghiệp tham gia BHXH không quy định phải sử dụng từ 10 lao động trở lên tức là đã sử dụng lao động thì phải có trách nhiệm thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động. Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các doanh nghiệp,cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động dưới 3 tháng nhưng khi hết hạn lại tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó. Cũng theo bộ luật này, ngoài 5 chế độ bảo
hiểm đang được thực hiện có bổ sung thêm chế độ thất nghiệp. Mặt khác còn có sự sửa đổi bổ sung 5 chế độ BHXH bắt buộc hiện hành. Cụ thể như sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau: quy định điều kiện tham gia BHXH là 3 tháng mới đươc hưởng, nâng mức trợ cấp ốm đau bằng 85% mức lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Chế độ thai sản: điều kiện hưởng là người lao động có thời gian tham gia BHXH từ 3 tháng trở lên, không quy định hạn chế số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLD và BNN): Sửa đổi khung trợ cấp TNLD và BNN, mức trợ cấp được tính trên cơ sở lương bình quân đóng BHXH.
- Chế độ hưu trí: Nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ trong một số lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý và giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại.
- Chế độ tử tuất: Tăng mức hưởng trở cấp tử tuất một lần (mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp bằng 1,5 tháng mức tiền lương bình quân đóng BHXH).
Tuy nhiên, do đặc điểm lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khí hậu, quyền sở hữu đất đai và tài sản, điều kiện thông tin trình độ văn hóa,... lao động lại phân tán, thu nhập không ổn định, mức thu nhập khác biệt nhau, đặc biệt thu nhập trong sản xuất nông nghiệp thư- ờng là thất thường và thấp hơn nhiều so với thu nhập ở các khu vực khác, nên việc hình thành quỹ BHXH rất phức tạp. Chính vì vậy cần phải tìm ra cách thức đóng BHXH cho phù hợp với đặc điểm này. Và một khi thực hiện tốt chính sách BHXH trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như là yếu tố quyết định cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Qua việc ứng dụng vào thực tế đã bộc lộ rõ đối tượng tham gia BHXH thuộc diện mở rộng đối với khu vực ngoài quốc doanh rất đa dạng. Do vậy việc tổ chức thực hiện phải chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng. Hình
BHXH tự nguyện cho một số đối tượng chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc có thu nhập không ổn định như lao động giúp việc, nội trợ... nhưng cũng phải được thực hiện trên nguyên tắc chung của BHXH.
Nhằm đảm bảo thực hiện tốt điều lệ BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ thị số 15/ CT-TW ngày 26/5/1997 đã đề ra những yêu cầu:
- Thứ nhất: Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, trọng tâm là thu nộp BHXH, bảo đảm nguyên tắc có tham gia thì mới được hưởng chế độ BHXH.
- Thứ hai: Các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan Nhà nước tăng cường lãnh đạo, giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ BHXH đối với người lao động. Chống các biểu hiện tiêu cực thất thoát trong công tác này. Các cơ quan thanh tra phải kết luận, giải quyết dứt điểm những vi phạm đã được phát hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các chế độ BHXH, những trường hợp nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật.
- Thứ ba: Ban cán sự Đảng Bộ lao động –Thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam và các cơ nghành có liên quan tổ chức sơ kết hoạt động BHXH trong thời gian qua, có những kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các chế độ BHXH, tạo điều kiện mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế và sớm xây dựng luật BHXH.
- Thứ tư: Ban tư tưởng văn hoá Trung ương hướng dẫn báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền giáo dục cán bộ, Đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia công tác BHXH.
Như vậy, qua gần 20 năm đổi mới, nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước về thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã từng bước hoàn thiện.
Chính sách BHXH đối với KVKTNQD nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng đã thể hiện tính ưu việt của xã hội ta.