CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phương pháp hồi quy hai giai đoạn ( khi xem xét ảnh hưởng của biến công cụ đến mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tư)
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động mạnh mẽ đối với đầu tư bằng hai thước đo thay thế của đòn bẩy tài chính (LEVno và LEVtong). Nhưng ngược lại, đòn bẩy cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các cơ hội đầu tư. Việc tiếp cận mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư thông qua biến Tobin’s Q có thể không giải thích hết được ý nghĩa sự tác động này vì: Tobin’s Q
chỉ phản ánh các thông tin công chúng trong khi đòn bẩy của công ty có thể phản ánh thông tin nội bộ công ty.
Do đó, để tiếp cận và tháo gỡ vấn đề này tác giả sẽ kiểm tra sự khác biệt về tác động của đòn bẩy tài chính đối với lĩnh vực kinh doanh chính và lĩnh vực kinh doanh phụ của công ty. Ý tưởng là đòn bẩy tài chính đối với lĩnh vực kinh doanh chính của công ty sẽ bị ảnh hưởng hơn so với lĩnh vực kinh doanh phụ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có những hạn chế của nó:
+ Thứ nhất: rất khó để phân biệt đâu là lĩnh vực kinh doanh chính, đâu là lĩnh vực kinh doanh phụ.
+ Thứ hai: có thể thiên vị mẫu trong quá trình chia nhỏ dữ liệu phân tích khiến cho kết quả nghiên cứu thiếu chính xác.
Để khắc phục các hạn chế trên, tác giả sử dụng biến công cụ để giải quyết các vấn đề nội sinh liên quan đến mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tư. Biến công cụ tác giả sử dụng là Tỷ lệ tài sản hữu hình chia cho tổng tài sản. Lý do sử dụng biến này được lý giải dựa trên các luận cứ sau: thứ nhất, chi phí phá sản là một nhân tố quan trọng quyết định mức độ đòn bẩy tài chính của công ty và tài sản hữu hình có xu hướng giảm chi phí phá sản, gia tăng việc sử dụng đòn bẩy. Do đó, tài sản hữu hình sẽ có liên quan chặt chẽ với mức độ đòn bẩy của công ty. Thứ hai, tài sản hữu hình không có mối quan hệ với cơ hội đầu tư của công ty. Tác giả đo lường tỷ lệ tài sản hữu hình này như sau: bao gồm giá trị tài sản, nhà máy, thiết bị, cộng với giá trị của hàng tồn kho chia cho tổng tài sản.
Để tiến hành thực nghiệm theo phương pháp trên,đầu tiên tôi hồi quy đòn bẩy theo tỷ lệ tài sản hữu hình, sau đó sử dụng mô hình hồi quy này để hồi quy giai đoạn thứ hai cho phương trình đầu tư. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng
Bảng 4.7 : Ước tính biến thể của phương trình đầu tư
LEVtong=(Total liabilities/Total assets) t-1
Pooling Random effect Fixed Effect
constant -3.681 -2.148 206.912
-(0.93) -(0.19) (0.03)
Cash Flow 0.911*** 0.923*** 0.5980
(11.25) (40.92) (0.06)
Tobin's Q 0.076 0.161 -7.778
(0.10) (0.36) (-0.03)
IVLeverage 5.227 -0.831 -426.306
(0.68) -(0.04) -(0.03)
D*IVLeverage -3.665 -6.305*** 23.643
(-1.60) (-3.91) (0.02)
Sale 0.165*** 0.298*** 0.2190
(9.06) (52.70) (0.08)
R2 0.336 0.363 -6.608
Hausman test Chi2(04) =0.006
Bảng 4.7 trình bày kết quả thực nghiệm về tác động đòn bẩy đầu tư, sử dụng phương pháp biến công cụ. Dữ liệu là toàn bộ công ty trong mẫu. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn và đã được điều chỉnh cho hiện tượng phương sai thay đổi. Kiểm định Hausman (Hausman test) kiểm tra độ phù hợp giữa phương pháp random effect và fixed effect.
* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy: biến D*IVLEVtong không hề có ý nghĩa thống kê khi hồi quy theo phương pháp: pooling, Fixed effect. Như vậy, tôi không tìm thấy cơ sở khi sử dụng biến công cụ tỷ lệ tài sản hữu hình chia cho tổng tài sản để giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng giữa đòn bẩy và quyết định đầu tư của công ty.
Nguyên nhân là do tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản hữu hình là 0.251, trong khi tương quan giữa đầu tư và tài sản hữu hình là -0.124; điều
này trái với giả thiết của tác giả đề ra: tài sản hữu hình không có mối quan hệ với cơ hội đầu tư của công ty.
Tôi cho rằng vấn đề tài sản hữu hình có mối quan hệ với cơ hội đầu tư xuất phát từ việc các công ty sử dụng vốn vay để đầu tư vào các tài sản hữu hình. Thực tế cho thấy, việc sử dụng vốn vay để đầu tư tài sản hữu hình mặc dù khiến các công ty này đối mặt với áp lực trả nợ, nhưng nếu sử dụng những tài sản gia tăng này một cách hợp lý sẽ làm tăng khả năng sinh lợi và khả năng cạnh tranh cho công ty. Giai đoạn 2009-2012, với những chính sách tích cực từ gói kích thích kinh tế của chính phủ nhằm kích cầu và phục hồi khả năng sản xuất – kinh doanh; thì việc các công ty quyết định gia tăng đầu tư tài sản hữu hình để mở rộng quy mô và tối đa hoá lợi nhuận là phù hợp với bối cảnh chung nền kinh tế.