SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật trồng hoa (Trang 100 - 110)

7.8.1. Bệnh hại lily

Đây là bệnh thường gặp khi trồng Lily, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều khi trồng lily ở ngoài trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Triệu chứng ban đầu là trên đầu lá xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành hình trứng dài tới 6mm, giữa đốm nâu có màu vàng, có khi xuất hiện vệt đốm vàng. Nguồn bệnh lây lan qua sự tiếp xúc nước, không khí, gió. Sau khi lá bị nhiễm bệnh 10 ngày thì hình thành bao tử nấm, gặp điều kiện không khí ẩm ướt bào tử phát triển nhanh phá hoại năng lá.

Phòng trừ bệnh: Tiêu huỷ tàn dư bị bệnh, nếu đồng trong nhà lưới cần phải thông gió, thay đổi không khí. Khi phát bệnh thì phun Boocđo 1%, hoặc Daconil: 20m/1 bình 10 lít nước, Champion 77wp: 20g/bình 10 lít nước, phun 2 - 3 bình/sào Bắc Bộ

- Bệnh mốc tro (Botrylis cinerea pers).

Bệnh này cũng khá phổ biến ở Lily. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây nên, chủ yếu là hại lá, cũng có khi hại cả thân và hoa. Triệu chứng của bệnh là trên lá xuất hiện những đốm hình tròn hoặc hình trứng, to nhỏ khác nhau, chỗ bị hại mọc ra những sợi màu tro. Nấm gây bệnh lan truyền qua gió hoặc qua nguồn nước. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ 22 - 250C, độ ẩm không khí cao (> 85%).

Phòng trừ bệnh: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

+ Rovral 50 WP, 10 - 20g/bình 10 lít

+ Score 250 EC, 5 -10ml/bình 10 lít

+ Acrylic acid 4% + Carvarol 1% - Bệnh đốm nâu (Pleospora Sp)

- Triệu chứng: Vết bệnh nhiều hình dạng tròn, bầu dục, màu nâu đen nằm rải rác ở mép lá, phiến lá. Gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng.

- Nguyên nhân: Do nấm Pleospora Sp. Sợi nấm đa bào, tản nấm phát triển, sinh sản vô tính bằng phân tử phân sinh, sinh sản hữu tính bằng quả thể. Nhiệt độ thích hợp 18 - 300C, ẩm độ 90%, trời mưa hoặc ẩm ướt bệnh phát triển mạnh.

- Biện pháp phòng trừ:

Không nên trồng lấy với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn Lily thông thoáng Khi bệnh xuất hiện có thể phun thay đổi các loại thuốc sau:

+ Champion 75 WP: 20 g/bình 10 lít

+ Kocide 61,4 OF: 1 0 - 20g/bình 10 là Phun 2 -3 bình/ sào Bắc Bộ.

- Bệnh thối rễ, củ (Fusarium, Rhizotonia)

Đầu tiên bệnh làm chết lá gần gốc, sau phát triển lên trên làm cho các lá phía trên bị chết héo xanh, sau đó chuyển sang màu vàng rồi chết. Bệnh chủ yếu do khuẩn hình lưõi liềm Fusarium oxysporum, khuẩn hạch tơ Rhizotonia Solani Rhizotonia pythium.

Triệu chứng bệnh: ở rễ có màu nâu gây thối rễ. Bệnh nặng thì hại cả củ, sau khi củ thối thì rễ cũng bị thối nát.

- Thối củ gốc do nấm Fusarium gây ra ở phần rễ, củ, gốc bị thâm đen, thường xuất hiện 1 lớp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ướt. Đó là giai đoạn hình thành bào tử phản sinh. Bào tử phân sinh có 2 dạng, dạng bào tử nhỏ hình trứng, đơn bào và dạng bào tử lớn hình cong lưỡi liềm, đa bào.

- Thối gốc, củ do nấm Rhizotonia thì có rễ cây thối nhũn, thâm đen, teo thắt lại và trên đó thường xuất hiện 1 lớp nấm màu trắng xám. Sợi nấm đa bào, phân nhánh thẳng góc.

Bệnh thối gốc, củ thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 - 250C hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.

Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng, chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.

- Nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng. - Biện pháp phòng trừ:

+ Tránh gây tổn thương củ khỉ thu hoạch, đóng gói. Chọn củ không bị bệnh để làm giống. Trước khi trồng xử lý Foocmalin 40% hoà loãng 100 lần để tiêu độc đất, dùng 5 - Nitrocloruabenzen 0,2 - 0,5% trộn vào củ hoặc trong ngâm trong Foocmalin 30 phút với nồng độ 1/50. Khi bệnh mới phát sinh thì dùng Viben C pha loãng 200 - 400 lần tưới vào gốc.

+ Luân canh với cây họ hoà thảo (lúa nước) giúp hạn chế nguồn bệnh trong đất.

+ Làm đất kỹ, để phơi ải khô, bón vôi, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh..

+ Phun thuốc khi bệnh xuất hiện dùng 1 trong các loại thuốc sau: Vicarben - S 75 BNT: 25g/bình 10 lít

Rhidomil MZ 72 WP, 25 - 30g/bình 10 lít Score 250 EC, 8 - 10ml/bình 10 lít nước. Phun 2 -3 bình/sào Bắc Bộ

Bệnh thán thư (Colletotriclum lilium)

Còn gọi là bệnh thối đen vảy, do nấm Colletotrichum lily gây nên. Bệnh này làm cho vảy phía ngoài bị đen và mầm củ bị thối. Nếu bệnh nặng thì hoa, cuống hoa, thân lá đều có vết bệnh.

Khi thu hoạch củ thấy trên vảy có nhiều vết lõm màu nâu, lúc cất giữ vết lõm to dần, vảy teo lại và đen. Hàm lượng nước trong củ quá nhiều hoặc khi gặp lạnh bệnh sẽ phát sinh mạnh.

- Phòng trừ: Chọn củ sạch bệnh để trồng, tránh để củ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, trước khi trồng dùng Foocmalin 40% hoà loãng 100 lần, tiêu độc đất. Cũng có thể ngâm củ vào dung dịch VibenC 1% trong 20 phút.

Bệnh tuyến trùng

Khi trồng ngoài trời vào vụ Xuân, trên lá non xuất hiện rất nhiều những đốm nâu tối hoặc màu vàng, có thể là tuyến trùng lá (Aphelenchoides jragariac) gây nên. Cây bị bệnh thì lá phía dưới bị rụng, lá phía trên có những vệt mọng nước. Tuyến trùng hạn rễ có triệu chứng đầu tiên là lá bị vàng, cây nhỏ đi do tuyến trùng gây hại. Dùng kính hiển vi có thể quan sát thấy tuyến trùng ở vết bệnh.

Phòng trừ: trước khi trồng vài ngày cần ngâm củ nhiễm bệnh vào nước nóng 500C trong 1 giờ rất có hiệu quả. Khi phát hiện bệnh, ngắt bỏ và tiêu huỷ lá, nụ, hoa và cả cây bị bệnh, dùng Foocmalin xông đất. Hoặc phun:

- Sincosin 0,56 SL, 5 - 10ml/bình 10 lít nước.

- Agrispon 0,56 SL, Mocap: phun theo khuyến cáo trên bao bì.

Bệnh do vi khuẩn

Vi khuẩn không phải là mối nguy hại nghiêm trọng đối với tay. Tuy nhiên, có một loại khuẩn que (Pseudomonas) gây hại bệnh trên tay làm cho đầu vảy bị thối; lá, thân cũng bị thối theo.

Phòng trừ: Không trồng lây trên đất đã có bệnh. Nếu phải trồng thì cần phải tiêu độc đất cố gắng ấy vết thương trên củ, thân cây, tiêu huỷ ngay cây bị bệnh và, xử lý thuốc tím 0,2% trước khi trồng Khi phát hiện bệnh phun Penicilin 100 - 500 đơn vị, Kasumin 2L, 10ml/bình 10 lít nước hoặc Validacin, Phytobacleriomixin.

Bệnh virus gây héo khô đậu (BMV)

Làm cho cây nhỏ đi, biến dạng. Virus này có hình cầu, truyền bệnh chủ yếu qua rệp bông, rệp nhảy.

Bệnh virus hoa lá dưa (CMV).

Trên lá có những vệt thôi màu và hoại tử, lá bị cong vênh, cây bị teo nhỏ lại, lá biến dạng. Ký chủ của loại virus này rất nhiều, thường lây lan qua bị nhảy.

Bệnh virus chụm lá lily (LRV)

Làm cho cây mọc như bụi rậm bị nhạt màu, hoặc màu vàng nhạt có đốm gãy, lá non cong xuống, cây thấp.

Nguyên tắc phòng trừ bệnh virus

Bệnh virus chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả. áp dụng những biện pháp sau để phòng là chính.

- Thường xuyên luân canh với cây trồng khác. - Diệt trừ côn trùng và môi giới truyền bệnh virus.

- Khi phát hiện thấy cây bị bệnh phải đào bỏ cả rễ phơi khô, đốm

7.8.2. Sâu hại lily

- Rệp bông (Aphis gossypii Glover)

Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá làm cho cây khô héo, hoa biến dạng, đồng thời rệp bông là môi giới truyền bệnh virus hoa lá dưa (CMV) gây hại cho lây.

Rệp con trưởng thành có mình dài 1,2 - 1,5mm; cánh dài 1,5 - 3mm, thân màu xanh vàng hoặc xanh thẫm, ấu trùng giống như trùng trưởng thành nhưng nhỏ hơn, không bóng, loại gây hại nặng. Mỗi năm rệp có 20 - 30 lứa. Khi thiếu thức ăn chúng có thể thay ký chủ, thường ký sinh trên các loại hoa, rau và cây ăn quả 9 trên 230 loại cây).

Phòng trừ: Làm sạch cỏ, vì cỏ là ký chủ chủ yếu của rệp, cắt bỏ lá, thân bị hại rồi đốt bỏ, phun thuốc. Có thể dùng các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ:

Pegasus 500SC, 7 - 10ml/bình 10 lít nước. Supracide 40 ND, 10 - 20 ml/bình 10 lít nước Phun 2 - 3 bình/ sào Bắc Bộ.

- Bọ nhảy

Bọ trưởng thành và ấu trùng ăn mặt lưng lá, làm cho lá cong về phía thân, đồng thời truyền dịch virus.

Phun thuốc phòng trừ

Success 25 SC, 10 - 20ml/ bình 10 lít nước. Subatox 75 EC, 17 - 20ml/ bình 10 lít nước. Visber 25 ND, 15 - 20ml/ bình 10 lít nước. Phun 2 bình/sào Bắc Bộ.

- Nhện (Tetrannychus sp)

Tập trung thành từng đàn ký sinh ở vảy, làm nát vảy, khô lá. Con trưởng thành dài 0,7mm, màu sữa, chân trước màu nâu đỏ, ấu trùng có 3 đôi chân. Trùng trưởng thành có 4 đôi chân, trứng dài khoảng 2mm màu trắng. Vòng đời của nhện gồm: Trứng -> trùng non đời 1 -> Trùng non đời 2 -> trùng trưởng thành. Khi môi trường bất thuận thì ngoài trùng non đời 1 và đời 2 còn xuất hiện đời thứ 3. Đời thứ 3 có sức chịu đựng rất khoẻ, tác hại lớn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là 22-250C, trong điều kiện thích hơn một năm có mười đời, một con cái đẻ nhiều nhất là 600 trứng. Ở đất cát pha, đất bazan phát sinh nhiều nhện, nhện gây hại chủ yếu ở hoa, lá, rễ, củ Lily...

- Phòng trừ: Trước khi trồng ngâm củ vào nước nóng 400C trong 2 giờ, dùng thuốc tước vào đất hoặc phun:

- Mitac 20%, pha loãng 0,1 - 0,2 % .

- Alfamite 15 EC, 6 - 10 mà bình 10 lít nước. Phun 2 - 3 bình/ sào Bắc Bộ

- Tạp kỳ, Soka phun 0,1 - 0,2%.

7.9 THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY 7.9.1. Thu hái, phân cấp và đóng gói

Thời gian thu cắt tốt nhất với tay là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. Thu cắt muộn khi hoa đã nở thì vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi ra làm hoa bẩn, giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên 1 cành có trên 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất.

- Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt quá thấp để cho củ lớn them. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 - 6 lá/ cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước.

- Phân cấp và buộc hoa: Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ để phân cấp. Nói chung phân làm 3 cấp theo tiêu chuẩn. Sau khi phân cấp thì bó lại, với các giống lai châu Á cứ 10 cành bó thành 1 bó, giống lai Phương Đông bó 5 cành bó thành một bó. Trước khi bó, cắt bỏ các lá sát gốc loạn, sau đó bó lại, dùng dao sắc cắt bằng gốc, tiếp tục ngâm trong nước.

Các giống lai Phương Đông và lily thơm, cuống hoa thường to hơn, dài hơn dòng lai châu Á, nên tiêu chuẩn phân cấp 2 dòng này có khác nhau.

7.9.2. Bảo quản

Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng, nhưng cành hoa vãn phải tiếp tục hô hấp và thoát hơi nước, Protein và tinh bột vẫn bị phân giải. Vì vậy, nếu không được tiếp tục bổ sung nước và chất dinh dưỡng hoa sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi bao gồm các việc xử lý hoa, cất giữ hoa, kích thích nở hoa, bảo quản hoa khi cắm vào bình cho tươi lâu.

- Xử lý lạnh dùng nước lạnh, kho lạnh. Cho hoa vào kho sau đó có thể bơm chân không làm lạnh...để giảm nhiệt độ, từ đó giảm quá trình hô hấp của cành hoa

- Xử lý bằng hoá chất: Ngâm 1/4 cuống hoa vào trong dung dịch hoá học: Các dung dịch hoá học. Các dung dịch thường dùng là đường sacaroza nồng độ cao (5- 10%) +

dung dịch nitrat bạc 100mg/l hoặc sunfit bạc 4 mol/l. Ở nước ngoài người ta thường dùng chủ yếu là STS. Các giống lai châu Á rất mẫn cảm với etylen nên phải dùng STS xử lý ở nhiệt độ bình thường dùng STS nồng độ 4mol/l ngâm 20 phút.

- Cất trữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa tay vào kho lạnh ở nhiệt độ 2 - 30C từ 4 - 48 giờ. Bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. Bảo quản dưới 4 giờ hay trên 48 giờ đều ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Sau khi bảo quản được hơn 4 giờ thì có thể mang để bán, cũng có thể thêm STS 1 mol/l vào nước trong kho lạnh, xử lý 18giờ cũng có hiệu quả tốt. Nowals (1985) dùng giống Prama nghiên cứu bảo quản, cất giữ trong kho lạnh lọc trong 4 tuần kết quả cho thấy về cơ bản không ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của hoa. Nếu cắt hoa khi nụ thứ nhất có màu, đúng 0,2 mol/l STS + 10% đường sacaro, xử lý 24 giờ rồi cho vào dung dịch AgNO

3 50mg/l, sau đó dùng túi PE bọc lại, bảo quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần. Sau đó ngâm vào dung dịch 3% đường sacaroza + 8 hydroxyl giuniril thì hoa nở hết đồng thời tuổi thọ hoa dài hơn khi chưa xử lý. Phương pháp này có nhược điểm là làm cho hoa bị vàng nhưng nếu thêm vào dung dịch nước đường một lượng GA

3 với nồng độ 100ppm thì có thể khắc phục được hiện tượng này. Nhìn chung thời gian cất giữ hoa càng kéo dài thì tuổi thọ hoa khi đem ra sử dụng càng giảm.

- Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian thì hoa khó nở, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở. Chất kích thích hoa nở là 8 - hydroxypuril 200mg/l + đường Sacaroza 3%.

- Bảo quản hoa tươi khi cắm bình: Dung dịch giữ hoa lily tươi thường là đường sacaroza 3% + STS 1mol + 8 hydroxypuril 200mg/1. Với các giống thuộc nhóm Lily thơm, dùng dung dịch bảo quản tốt nhất là nitơrát bạc AgNO

3 4mol/l + đường sacaroza 10%. Dung dịch bảo quản này còn có tác dụng làm giảm số vi khuẩn ở gốc cành rất nhiều, chứng tỏ nó có sức sát khuẩn lớn. Cần chú ý là phần lớn nhuỵ hoa lily khi rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhụy, để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và nơi khác.

7.9.3. Bao gói vận chuyển

Vận chuyển gần thì dùng thùng nhỏ khoảng 10 bó (mỗi bó 5 - 10 cành), vận chuyển xa thì dùng thùng to, mỗi thùng chứa 100 bó, mỗi bó 5 cành. Thùng vận chuyển bằng giấy carton có quy cách 100 x 30 x 40 cm khoan lỗ hai bên để thông khí.

Khi vận chuyển xa tốt nhất là dùng xe lạnh chuyên dụng, nhiệt độ trong quá trình vận chuyển giữ ở mức 5 - 100C. Khi vận chuyển bằng tàu hoả hoặc máy bay cũng phải đảm bảo thông gió, hạ nhiệt, tránh phơi ra nắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Văn Đông; 2005; Luận án tiến sĩ khoa học: "Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp) ở đồng bằng Bắc Bộ.

2. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu nhập cao - Hoa cúc, NXB Lao động - xã hội

3. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật trồng hoa (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)