NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại và bước đầu xác định giá trị bảo tồn các loài thuộc chi mộc hương aristolochia l ở việt nam (Trang 22 - 25)

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này bao gồm:

a) Các loài thuộc chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam

b) Các mẫu tiêu bản thuộc chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam đang được lưu giữ tại các phòng tiêu bản trong và ngoài nước.

c). Các mẫu tiêu bản của chi Mộc hương (Aristolochia L.) được thu thập trong các đợt điều tra và khảo sát ngoài thực địa.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp cho việc sắp xếp các taxon của chi Mộc hương (Aristolochia L.), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) ở Việt Nam.

- Phân tích đặc điểm hình thái của chi Mộc hương qua các đại diện ở Việt Nam, bao gồm các đặc điểm: dạng sống; hình thái lá; cụm hoa và hoa; quả và hạt.

- Xây dựng khóa định loại các taxon (phân chi và loài) trong chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam.

- Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái các taxon trong chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam.

- Bước đầu xác định giá trị bảo tồn các loài thuộc chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp hình thái so sánh

Để nghiên cứu phân loại chi Mộc hương ở Việt Nam, chúng tôi dùng phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu do trang thiết bị không phức tạp, dễ sử dụng, và về mặt khoa học vẫn cho những kết quả đáng tin cậy. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài. Dựa vào phương pháp hình thái so sánh, nhiều tác giả đã xây dựng thành công các hệ thống phân loại cũng như các hệ thống phát sinh của thực vật.

13

Trong so sánh hình thái của các mẫu vật, chúng tôi tuân theo nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau, là những cơ quan có chung nguồn gốc, tuy có thể có sự sai khác chút ít trong cấu tạo và chức phận. Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, chúng tôi chỉ so sánh các cơ quan tương ứng trong cùng một giai đoạn phát triển. Đôi khi, các dấu hiệu về hình thái rất phức tạp, vì hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan để thích nghi với điều kiện bên ngoài, nên có thể phải sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ nếu cần thiết.

Như vậy việc nghiên cứu phân loại chi Mộc hương ở Việt Nam được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tập hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về nghiên cứu hệ thống học và phân loại chi Mộc hương ở Việt Nam và vùng lân cận. Qua đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc sắp xếp các taxon chi Mộc hương ở Việt Nam.

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích và định loại các mẫu vật của chi Mộc hương, hiện đang lưu giữ tại các phòng tiêu bản trong và ngoài nước. Các đặc điểm hình thái sẽ được quan sát bằng kính lúp soi nổi, một số đặc điểm vi cấu trúc có thể quan sát trên kính hiển vi điện tử quét (SEM - Scanning Electronic Microscopy). Trong quá trình phân tích, so sánh và định loại, chúng tôi chủ yếu dựa vào các bản mô tả gốc, mẫu chuẩn và các sách chuyên khảo, các bộ thực vật chí của Việt Nam và các nước lân cận.

Bước 3: Tổ chức các chuyến nghiên cứu ngoài thực địa nhằm thu thập mẫu vật; quan sát, ghi chép và đo đếm các đặc điểm hình thái của mẫu vật (dạng sống, hình dạng, kích thước và màu sắc hoa, quả) mà ở trạng thái khô không quan sát và đo đếm được; các thông tin về phân bố, môi trường sống và giá trị sử dụng cũng được ghi nhận.

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh các nội dung khoa học của luận văn.

- Sắp xếp các taxon chi Mộc hương ở Việt Nam theo hệ thống phân loại thích hợp.

- Xây dựng khóa định loại các phân chi và loài ở Việt Nam. Khóa định loại xây dựng theo kiểu lưỡng phân. Để xây dựng khóa này, chúng tôi đã sử dụng những

14

đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Mô tả các phân chi và loài ở Việt Nam

 Mô tả các phân chi theo trình tự: Danh pháp, Đặc điểm và Typus của phân chi.

 Mô tả loài gồm: Danh pháp (Tên khoa học, Tác giả, Năm công bố, Tài liệu dẫn, Tên Việt Nam); Đặc điểm hình thái của loài (Dạng sống, Thân, Lá, Cụm hoa, Lá Bắc, Hoa, Quả, Hạt); Typus; Sinh học và sinh thái; Phân bố;

Mẫu nghiên cứu; Giá trị sử dụng (nếu có), Ảnh minh họa (ảnh vẽ mẫu và ảnh chụp những đặc điểm hình thái đặc trưng).

2.3.2. Phương pháp đánh giá giá trị bảo tồn

Sử dụng thang đánh giá mức độ nguy cấp của IUCN (2007), kết hợp kết quả điều tra thực tế và các nghiên cứu của các tác giả để đánh giá giá trị bảo tồn của một số loài thuộc chi Mộc hương (Aristolochia L.) ở Việt Nam.

15

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại và bước đầu xác định giá trị bảo tồn các loài thuộc chi mộc hương aristolochia l ở việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)