5.1.An toàn vệ sinh.
5.1.1.Vệ sinh cá nhân
Sức khỏe, trang phục, vệ sinh của công nhân
- Công nhân phải đảm bảo điều kiện sức khỏe đủ khả năng làm việc, không mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống.
- Công nhân được phát đầy đủ đồ bảo hộ lao động sạch sẽ.
- Tất cả cán bộ, công nhân viên khi vào phân xưởng phải có mũ bao tóc, khẩu trang.
- Các loại trang phục của công nhân phải được mắc đúng nơi quy định. - Giầy, dép, nón phải được cất vào tủ cá nhân riêng.
- Ủng phải được máng lên theo nơi quy định.
- Yếm và găng tay sử dụng phải được sát trùng thường xuyên.
- Trước khi vào khu vực chế biến trong phân xưởng, công nhân phải rửa tay và
ủng bằng dung dịch xà phòng. Sau đó sấy khô tay
- Khi làm việc trong phân xưởng công nhân không được đeo đồ nữ trang, đồng hồ, không sơn, không để móng tay dài, không được hút thuốc, trò chuyện, đùa giỡn, ăn quà, tuyệt đối không khạc nhổ.
- Công nhân khâu thành phẩm phải sạch sẽ, kiểm tra lại không để lộ tóc ra ngoài, đeo khẩu trang và mang yếm.
Một số hình ảnh về trang phục của công nhân
Cách làm vệ sinh cá nhân đi ra khỏi phòng sản xuất ( đi vệ sinh, uống nước, ăn cơm…). Tuyệt đối phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Rửa tay và dụng cụ sản xuất cá nhân tại bồn rửa trong phòng chế biến - Đi ra khu vệ sinh chung, rửa yếm và treo đúng qui định.
- Cởi đồ bảo hộ lao động, ủng và đặt đúng nơi qui định.
- Khi trở lại phòng chế biến phải tuân thủ phải tuân thủ từ đầu thao tác vệ sinh cá nhân khi vô phòng chế biến .
- Rửa tay và dụng cụ sản xuất cá nhân và tay bằng nước sạch trước khi sản xuất lại.
Ks.phanquangthoai phanquangthoai@yahoo.com
Trang 27
5.1.2.Vệ sinh dụng cụ
Trước giờ sản xuất tòan bộ dụng cụ trong khu vực sản xuất phải được chà rửa qua các bước sau
- Rửa nước nóng/xà phòng. - Rửa lại bằng nước thường. - Lau khô
Vệ sinh dụng cụ giữa giờ sản xuất
Đối với dụng cụ tiếp xúc với dầu mỡ
- Tòan bộ dụng cụ được tráng cặn lớn. Sau đó dùng bàn chải chà sạch cặn bám cứng và cặn nhỏ.
- Rửa nước nóng/xà phòng. - Rửa lại bằng nước thường. - Lau khô
Đối với dụng cụ không tiếp xúc với dầu mỡ
Dùng vòi phun khí vào để thổi sạch bụi bẩn là chủ yếu
5.1.3.Vệ sinh phân xưởng
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng nhà xưởng. Bảo dưỡng tốt giảm được nguồn ô nhiễm vi sinh vật. Các bề mặt kim loại nên xem xét cạo sạch gỉ sét và sơn lại. Gạch lát phải được giữ sạch sẽ nếu bể phải thay mới. Các vết nứt trên sàn, tường đều được trát kín bằng xi măng.
- Kho lạnh phải có kế hoạch tu sửa.
- Sàn kho lạnh thường có hiện tượng đóng băng kèm chất bẩn và dễ gây trượt ngã, cần phải cạo sạch bằng phẳng mỗi tuần một lần.
- Thường xuyên lau sàn bằng nước ấm.
- Bóng đèn trong kho lạnh có bọc lưới bảo vệ đề phòng bóng vỡ, mảnh thủy tinh rơi vào thành phẩm.
- Các cửa nẻo của phân xưởng phải thường xuyên được lau chùi sạch bụi bặm tránh bụi thổi vào phân xưởng, đồng thời có màn chắn tránh côn trùng xâm nhập.
- Cống, rãnh thóat nước hàng ngày phải được khai thông, quét rác bẩn vướng víu ở góc kẹt
Ks.phanquangthoai phanquangthoai@yahoo.com
Trang 28
5.2.An toàn lao động 5.2.1.An toàn nơi làm việc
- Chỉ có người có phận sự mới được tự ý bấm nút kéo cầu dao điện khởi động máy. Khi máy đã hoạt động thì không được leo trèo để lau chùi trên máy. Trước khi vận hành máy, người trực tiếp vận hành phải kiểm tra lại các điều kiện bảo đảm an toàn khi làm việc. Sau khi máy đã hoạt động thì người có trách nhiệm phải luôn có mặt và theo dõi suốt quá trình làm việc.
- Không được đùa giỡn trong quá trình làm việc, không được làm trái chức năng
được giao hoặc gây trở ngại cho người bên cạnh.
- Phải hết sức cẩn thận khi bốc xếp hàng trên cao, các loại hóa chất phải cột ràng chắc chắn tránh để bị sút đổ gây hại đến người và môi trường. Trước khi sử dụng hóa chất để sản xuất ta phải được trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ cơ thể.
- Khi sửa chữa các thiết bị trên cao, kiểm tra điện ta phải đeo dây an toàn, phải có bảng hiệu để đề phòng tại những nơi có thể xảy ra tai nạn cháy nổ, điện….Cấm thao tác dưới lưới điện 15 kw trong xí nghiệp (khoảng 3m). Trong khi sửa chữa điện phải có ít nhất 2÷3 người.
- Tất cả các phương tiện xe cộ chuyên chở của xí nghiệp phải được kiểm tra kỹ về máy nóc, thiết bị…trước khi đưa vào sử dụng.
5.2.2.An toàn về điện và cháy nổ
- Các công nhân vận hành các thiết bị điện và khí tụ điện phải chấp hành nghiêm túc các biện pháp an toàn sau:
- Trước khi cho máy khởi động phải kiểm tra vỏ bọc, dây dẫn cách điện, dây nối
đất bảo vệ.
- Cấm để các vật khác đè lên dây điện và thiết bị điện, không để nước, kim loại, bong, rác dính vào dây dẫn điện. Cũng như không được treo quần áo hay bất cứ vật dụng gì trên áy, thiết bị và tủ điện…
- Khi dùng máy chỉ được dùng cầu dao hay aptơmác bố trí ngay trên máy, nghiêm cấm dùng dây điện không có phích cắm vào ổ cắm. Các thiết bị di động khi mắc vào nguồn phải có phích cắm chắc chắn, tiếp xúc tốt, tránh câu móc điện tạm bợ, lỏng lẽo dễ gây cháy nổ, hư hỏng, tai nạn.
- Chỉ được phép sử dụng các thiết bị và khí tụ điện đã được nối đất an toàn, công nhân phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng hộ và phải qua một khóa
Ks.phanquangthoai phanquangthoai@yahoo.com
Trang 29
học để nắm vững cách phòng tránh và cấp cứu khi xảy ra tai nạn điện hay cháy nổ.
- Khi phát hiện những hiện tượng bất thường như khi vận hành máy có khói hoặc lửa tỏa ra trong máy, đóng điện động cơ không quay, số vòng quay giảm, động cơ máy nóng…phải cắt ngay điện và nhanh chóng báo ngay và sửa chữa.
- Không được làm hư hỏng hoặc tháo gỡ các thiết bị an toàn như dây nối đất, thiết bị bảo vệ cầu chì, cầu dao, công tắc…Những nơi thường xảy ra tai nạn về điện, cháy nổ phải có biển báo cho công nhân biết, tuyệt đối không được sử dụng hay tháo gỡ máy.
- Khi xảy ra tai nạn phải nhanh chóng tắc cầu dao điện, dùng cây gậy khô tách khỏi nạn nhân ra nguồn điện, tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa tách nguồn điện, cấp cứu ngay tại chỗ và đưa đến ngay bệnh viện.
- Chỉ có nhân viên cơ điện mới được phép sửa chữa các loại máy, thiết bị dụng cụ, sử dụng bằng điện khi cần thiết. Chỉ có người chuyên trách mới được phép đóng mở các mạch điện. Sau khi sử dụng xong phải ngắt điện, đem bảo quản máy móc thiết bị điện và phải thường xuyên kiểm tra.
5.2.3.Ánh sáng và tiếng ồn
- Ánh sáng trong phân xưởng được bố trí đầy đủ tại những công đoạn lựa hàng,
kiểm tạp chất nếu có thể bố trí dàn đèn di động để tăng cường độ ánh sáng. Nếu bong đèn hư phải thay ngay.
- Các thiết bị máy móc ồn ào được tập trung tại phòng máy, còn những máy móc đặt trong phân xưởng thì phải đặt những nơi có ít công nhân qua lại và ít công nhân làm việc. Chỉ có những người chuyên trách mới được làm việc tại khu vực này.
Ks.phanquangthoai phanquangthoai@yahoo.com
Trang 30
Hình 6: Máy trộn thùng quay
Hình 7: Máy ép đùn trục đơn
Ks.phanquangthoai phanquangthoai@yahoo.com
Trang 31