Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rửa dacam/dioxin trong đất bằng dung dịch chất HĐBM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng rửa đất nhiễm chất độc dacam dioxin tại sân bay biên hòa bằng phương pháp sử dụng chất hoạt động bề mặt (Trang 59 - 68)

Hiê ̣u quả của viê ̣c rƣ̉a đất nhiễm bằng dung di ̣ch chất HĐBM phu ̣ thuô ̣c rất nhiều yếu tố nhƣ : các yếu tố liên quan đến hệ thống k ỹ thuật rƣ̉a đất nhiễm : tốc đô ̣ khuấy trô ̣n , thời gian tiếp xúc , kỹ thuật phân cấp hạt theo yêu cầu công nghệ , các yếu tố liên quan đến qui trình công nghê ̣ quá trình rửa đất ( pH, nồng đô ̣ chất HĐBM, các chất điện ly làm tăng hiệu quả quá trình rửa đất , tỷ lệ pha R :L) và các yếu tố về tài chính (chi phí cho đơn vi ̣ xử lý , gây ô nhiễm môi trường thứ cấp , có thể hoàn nguyên và thuâ ̣n tiê ̣n cho các bước xử lý tiếp theo ). Tất cả các yếu tố ảnh hưởng được xem xét kỹ lưỡng và lựa cho ̣n để xây dựng các thông số k ỹ thuật cho quá trình rửa đất nhiễm dacam /dioxin trong thƣ̣c tế . Các kết quả nghiên cƣ́u y ếu tố ảnh hưởng đến hiê ̣u suất rửa đất nhiễm được trình bày dưới đây:

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chất HĐBM

Khi nồng độ dung dịch chất HĐBM lớn hơn giá trị CMCcủa chất HĐBM thì khả năng rửa giải dacam/dioxin ra khỏi đất tốt hơn, khả năng hấp thụ chất HĐBM trên bề mặt đất và trầm tích cũng lớn nhất [27,29,30,31]. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm chỉ ra, trong khoảng nồng độ 0 < CHĐBM<1CMC của chất HĐBM theo chiều tăng của nồng độ, khả năng rửa dacam/dioxin khỏi đất và trầm tích tăng nhanh, đặc biệt tại khoảng nồng độ 0,5 CMC. Ngƣợc lại, ở khoảng nồng độ lớn hơn 1CMC theo chiều tăng của nồng độ chất HĐBM, khả năng rửa dacam/dioxin khỏi bề mặt đất nhiễm giảm nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp phụ trở lại của hạt keo đất và làm cho hiệu suất rửa giải của chất HĐBM giảm xuống.

Hình 3.5 biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ các chất HĐBM trong dung dịch rửa đến hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm lấy tại sân bay Biên Hòa. Dễ dàng nhận thấy ở khoảng nồng độ của dung dịch chất HĐBM lớn hơn 1CMC hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất giảm khi nồng độ các chất HĐBM tăng. Ngƣợc lại, ở khoảng nồng độ của chất HĐBM nhỏ hơn 1CMC, hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm tăng theo chiều tăng của nồng độ

52

các chất HĐBM, đạt giá trị cao nhất và ít thay đổi trong khoảng nồng độ 0,5CMC <

CHĐBM< 1CMC.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ chất HĐBM NP-8 đến hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm ở các nồng độ CMC khác nhau

( Vận tốc khuấy 300 v/p; thời gian khuấy: 120 phút, pH = 7 ÷ 9; khối lượng đất nhiễm là50gam; nhiệt độ dung dịch: 250C)

Như vậy, nồng độ chất HĐBM có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ chất dacam/dioxin, để quá trình hấp thụ các chất dacam/dioxin từ dung dịch sau rửa giải đất nhiễm cần phải tính toán nồng độ dung dịch chất HĐBM hợp lý cho quá trình rửa giải phù hợp với nồng độ chất dacam/dioxin trong dung dịch, hạn chế ảnh hưởng của chất HĐBM đến quá trình hấp thụ, làm tăng hiệu quả xử lý và làm sạch đất nhiễm. Do vậy, nồng độ chất HĐBM sử dụng trong kỹ thuật rửa đất nhiễm kiến nghị sử dụng trong khoảng nồng độ 0,5CMC.

3.2.2. Ảnh hưởng của pH

pH của dung dịch rửa ảnh hưởng tới hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm. Ảnh hưởng của pH được đánh giá thông qua việc tiến hành rửa đất nhiễm ở các điều kiện pH khác nhau, qua đó xác định pH tối ƣu cho quá trình rửa dacam/dioxin khỏi đất nhiễm. Các thí nghiệm đƣợc thực hiện trong một bình phản ứng riêng biệt (bình 1 trong sơ đồ hệ thống hình 2.3). Các kết quả nghiên cứu, đánh

53

giá hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM ở các điều kiện pH khác nhau đƣợc trình bày trên hình 3.6.

Hình 3.5. Hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM NP-8 ở điều kiện pH khác nhau

(Nồng độ chất HĐBM:0,5CMC; thời gian khuấy120phút; vận tốc khuấy 300v/p;

khối lượng đất nhiễm 50g, nhiệt độ dung dịch là 250C)

Từ hình 3.5 cho thấy hiệu suất rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm phụ thuộc vào pH của dung dịch rửa, khi pH tăng khả năng rửa giải của dung dịch các chất HĐBM NP-8 tăng lên, hiệu suất quá trình rửa các chất ô nhiễm trong đất nhiễm hầu như không thay đối khi pH của các dung dịch rửa lớn hơn 9. Các đường cong biểu diễn sự phụ thuộc pH của dung dịch rửa đến hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm có giá trị lớn nhất trong khoảng pH = 7 ÷ 9 và ít ảnh hưởng đến các kỹ thuật kết hợp tiếp theo. Ở khoảng pH thấp (pH < 5) khả năng rửa dacam/dioxin khỏi bề mặt đất nhiễm của các chất HĐBM hầu nhƣ không đáng kể. Có thể giải thích điều này nhƣ sau:

Khi pH tăng, khả năng phân tán của keo đất tốt hơn, số hạt keo đất cũng nhiều hơn, khả năng tiếp xúc của hạt keo đất với các hạt mixen cũng lớn hơn và khả năng bị rửa cũng vì thế tăng lên. Chính vì vậy khi tăng pH khả năng rửa dacam/dioxin trong đất bằng dung dịch chất HĐBM cũng tốt hơn. Tuy nhiên, khi pH tăng cũng dẫn tới khả năng hấp phụ của keo đất tốt hơn, khả năng giữ dacam/dioxin trên bề

54

mặt keo cũng vì đó tăng lên và quá trình rửa đạt cân bằng, do đó pH tăng không làm tăng khả năng rửa dacam/dioxin khỏi bề mặt đất nhiễm.

Vì vậy, trong thực tế áp dụng, để phù hợp với điều kiện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với dung dịch rửa cho tái sử dụng và xả thải vào môi trường, chúng tôi chọn khoảng pH = 7 ÷ 9.

3.2.3 Ảnh hưởng của vận tốc khuấy

Ảnh hưởng của vận tốc khuấy tới quá trình rửa giải được đánh giá thông qua việc tiến hành rửa giải đất nhiễm trong điều kiện thay đổi vận tốc khuấy đất nhiễm trong dung dịch chất HĐBM. Vận tốc khuấy trên hệ thống thiết bị nghiên cứu phòng thí nghiệm (2.3.2.3 Chương 2) được khảo sát gồm: V = 50; 100, 200, 300 và 400 vòng/phút. Từ các số liệu nghiêm cứu, thực nghiệm lựa chọn vận tốc khuấy tối ƣu cho quá trình rửa đất nhiễm. Các kết quả nghiên cứu đƣợc nêu rõ trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sự phụ thuộc của vận tốc khuấy đến hiệu suất rửa dacam/dioxin khỏi đất nhiễm

(Nồng độ chất HĐBM NP-8 là 0,5CMC; thời gian khuấy120phút; pH dung dịch rửa

= 7 ; khối lượng đất nhiễm 50gam; nhiệt độ dung dịch 250C)

STT Vận tốc khuấy (vòng/phút)

Hiệu suất rửa dacam/dioxin khỏi đất nhiễm (%)

2,4-D 2,4,5-T Dioxin

NP-8 NP-8 NP-8

1 50 15,95 30,62 21,72

2 100 69,42 42,25 45,16

3 200 76,71 71,68 64,72

4 300 90,55 85,59 83,66

5 400 92,38 86,36 84,27

55

Từ bảng 3.6 nhận thấy hiệu suất rửa giải dacam/dioxin trong đất nhiễm phụ thuộc nhiều vào vận tốc khuấy. Khi tăng vận tốc khuấy thì khả năng rửa của dung dịch chất HĐBM NP-8 tăng, nồng độ 2,4-D; 2,4,5-T và dioxin còn lại trong đất sau xử lý giảm mạnh.

Hình 3.6. Ảnh hưởng của vận tốc khuấy đến hiệu suất rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng dung dịch các chất HĐBM NP-8

(Nồng độ chất HĐBM 0,5CMC; thời gian khuấy 120phút; pH dung dịch rửa = 7 khối lượng đất nhiễm là 50gam; nhiệt độ dung dịch là250C)

Tuy nhiên, khi vận tốc khuấy tăng lớn hơn 300 vòng/phút thì hiệu suất rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm thay đổi rất ít hoặc hầu nhƣ không thay đổi. Vận tốc khuấy phải đảm bảo khuấy trộn đều hệ, khi vận tốc khuấy còn nhỏ hệ không đƣợc khuấy trộn đều, không đủ khả năng phá vỡ các kết cấu trong đất đặc biệt với đất có chứa nhiều hạt sét dẫn tới khả năng rửa dacam bị hấp thụ trên keo đất giảm. Khi vận tốc khuấy tăng mạnh, thì vận tốc của hỗn hợp keo đất và hạt mixen trong hệ tăng, sự va chạm giữa chúng không chỉ dẫn tới việc giải hấp phụ mà thậm chí là phá vỡ cấu trúc hạt mixen, gây ra hiện tƣợng hấp thụ trở lại của dacam/dioxin vào đất. Khi vận tốc hấp phụ dacam/dioxin lên hạt mixen cân bằng với vận tốc giải hấp phụ chất dacam/dioxin khỏi hạt mixen thì nồng độ các chất ô nhiễm còn lại trong đất không thay đổi nữa.

56

Hình 3.7. Sắc đồ phân tích mẫu đất sau rửa giải trên HPLC trong điều kiện vận tốc khuấy thay đổi

Nhƣ vậy, vận tốc khuấy tối ƣu để rửa dacam/dioxin ra khỏi đất nhiễm là 300

÷ 400 vòng/phút.

3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc

Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu suất quá trình rửa đất nhiễm được đánh giá thông qua việc tiến hành rửa đất nhiễm bằng hệ thống thiết bị nghiên cứu phòng thí nghiệm trên đối tƣợng chất HĐBM là NP-8 và thời gian tiếp xúc thay đổi khác nhau 30, 60, 90;120;200 và 240 phút để xác định thời gian khuấy tối ƣu cho quá trình rửa đất nhiễm dacam/dioxin. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc giữa thời gian khuấy đến hiệu suất rửa đất nhiễm bằng dung dịch các chất HĐBM NP-8 đƣợc trình bày trên hình 3.9.

57

Hình 3.8. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến hiệu suất rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng dung dịch các chất HĐBM NP-8

( Nồng độ chất HĐBM là 0,5CMC; nhiệt độ 250C, pH= 7 ÷ 9; khối lượng đất nhiễm là 50gam; tốc độ khuấy 300 vòng/phút)

Từ hình 3.9 dễ dàng nhận thấy khi tăng thời gian tiếp xúc của dung dịch các chất HĐBM với đất nhiễm, hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm tăng. Khi thời gian tiếp xúc tăng lớn hơn 120 phút thì hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm gần nhƣ không thay đổi, hiệu suất quá trình rửa đạt giá trị lớn nhất.

Hình 3.9. Sắc đồ phân tích mẫu đất sau rửa giải trên HPLC trong khoảng thời gian tiếp xúc khác nhau

58

Nhƣ vậy thời gian tiếp xúc tối ƣu cho quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng các dung dịch chất HĐBM NP-8 là khoảng 120 phút.

3.2.5. Ảnh hưởng của dung dịch các chất điện ly

Sự có mặt của chất điện ly NaHCO3trong thành phần dung di ̣ch ch ất HĐBM sử dụng để rửa đất nhiễm cũng đã được nhóm đ ề tài đề cập nghiên cứu. Ngoài khả năng làm thay đổi các tính chất bề mặt của đất nhiễm, chất điện ly NaHCO3 còn thể hiện khả năng chất tẩy rửa tốt các chất ô nhiễm hữu cơ không hòa tan và ổn định pH cho suất quá trình rửa đất nhiễm bằng chất HĐBM. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điện ly NaHCO3 và thành phần chất điện ly NaHCO3 đến hiệu suất quá trình rửa chất dacam/dioxin trong mẫu đất nhiễm bằng các dung dịch chất HĐBM khác nhau đƣa ra trên các bảng 3.7 và 3.8.

Bảng 3.7. Sự ảnh hưởng của chất điện ly NaHCO3 đến hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong đất nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM

và nước

D.d Chất HĐBM (0.5CMC)

Hiê ̣u suất rửa dacam/dioxin trong mẫu đất (%)

Không có mă ̣t của NaHCO3 Có mặt của 0.1% NaHCO3

2,4-D 2,4,5-T Dioxin 2,4-D 2,4,5-T Dioxin

NP-8 72,72 85,79 85,91 83,63 91,80 98,80

H2O 29,21 28,96 30,33 33,59 33,89 36,09

(nồng độ chất HĐBM là 0,5CMC; nhiệt độ 250C, pH= 7 ÷ 9; khối lượng đất nhiễm 50gam; tốc độ khuấy 300 vòng/phút)

59

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thành phần chất điện ly NaHCO3 đến hiệu suất quá trình rửa đất ô nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM NP -8 ở

các nồng độ khác nhau

Thành phần NaHCO3

trong dung dịch rửa (%)

Hiệu suất quá trình rửa dacam/dioxin trong mẫu đất nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM NP-8 (%)

Chất HĐBM NP-8- 1CMC Chất HĐBM NP-8- 0.5CMC 2,4-D 2,4,5-T Dioxin 2,4-D 2,4,5-T Dioxin

0,02 31,79 75,15 84,78 13,51 83,88 90,82

0,05 43,76 85,74 91,77 66,17 88,98 93,65

0,1 78,98 89,53 92,22 89,34 91,13 94,86

H2O 22,17 24,29 28,36 29,21 28,96 30,33

Sự lựa cho ̣n các ch ất điện ly có nồng độ phù hợp s ẽ loại bỏ sƣ̣ cần thiết tác đô ̣ng vào quy trình k ỹ thuật xƣ̉ lý và gi ảm đáng kể các chi phí điều chỉnh môi trường cho phù hợp với quá trình xử lý dacam/dioxin trong các công đoạn tiếp theo.

Hình 3.10. Ảnh hưởng của thành phần chất điện ly NaHCO3 đến hiệu suất quá trình rửa đất ô nhiễm bằng dung dịch chất HĐBM NP-8 ở các nồng độ khác nhau

Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng: các điều kiện tối ưu cho kỹ thuật rửa đất bằng dung dịch chất HĐBM là: nồng độ chất HĐBM 0,5CMC; pH = 7 ÷ 9; vận tốc

60

khuấy 300 ÷ 400 vòng/phút; thời gian tiếp xúc 120 phút và chất điện ly NaHCO3

trong dung dịch bằng 0,1%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng rửa đất nhiễm chất độc dacam dioxin tại sân bay biên hòa bằng phương pháp sử dụng chất hoạt động bề mặt (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)