Theo niên giám thông kê tỉnh Hải Dương thì tình nằm trong tọa độ địa lý từ 20o36’’ đến 21o15’’vĩ độ Bắc và từ 106o06’’ đến 106o36’’độ kinh Đông thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong bẩy tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, và tiếp giáp với 6 tỉnh thành là:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang - Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh - Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình
- Phía Đông giáp với Hải Phòng - Phía Tây giáp với tỉnh Hưng Yên
Hiện nay toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm
dân số năm 2010 là 1.712.841 người, mật độ dân số bình quân là 1031 người/km2.Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng bao gồm: quốc lộ 5A nối Hà Nội – Hải Phòng đi qua Hải Dương, quốc lộ 38 nối Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh, đường sắt nối Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua Hải Dương đang xây dựng… và các tuyến đường nội tỉnh khác.
Là một tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Cầu, có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc. Đây là một lợi thế không nhỏ của tỉnh đối với phát triển công nghiệp, nông ngư nghiệp và giao thông vận tải.
Như vậy với vị thế của tỉnh Hải Dương nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc, gần các trục đường giao thông liên tỉnh thuận tiện cho tỉnh giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, đón nhận sự đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở rộng giao lưu thương mại với các tỉnh khác trong vùng và trong cả nước, đẩy nhanh tiến trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Hải Dương nói riêng và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực nói chung.
Lưu vực sông Cầu tình Hải Dương
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thị xã Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng
nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên- Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình. Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.
Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa:
- Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m.