HỘI CHỨNG CHẢY MÁU DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Sự hiện diện của các vi khuẩn kị khí ở các bệnh nhân bị chảy máu dạ dày ở việt nam (Trang 20 - 24)

1. HỆ VI SINH VẬT MICROBIOTA CỦA NGƯỜI

1.4. HỘI CHỨNG CHẢY MÁU DẠ DÀY

Viêm dạ dày cấp tính chảy máu là hậu quả của các tổn thương viêm loét dạ dày cấp hoặc mãn tính không đƣợc điều trị triệt để. Y học hiện đại cho rằng, viêm dạ dày cấp tính chảy máu không phải là một bệnh mà là một hội chứng. Chảy máu ở đây thường khởi phát đột ngột, ồ ạt, diễn biến nhanh, có thể nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, do đó đòi hòi phải theo dõi kỹ càng để xử trí kịp thời [16].

1.4.1. Các dấu hiệu nhận biết chảy máu dạ dày [9], [16], [30]

* Triệu chứng lâm sàng

a, Xuất huyết tiêu hóa: Khi chảy máu dạ dày xảy ra, bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ hoặc màu cà phê, đi ngoài phân đen.

b, Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn.

c, Đau vùng thượng vị: Tùy trường hợp mà bệnh nhân có thể bị đau tức, cồn cào nóng rát đến đau bụng quặn thành cơn dữ dội.

d, Hiện tƣợng chóng mặt có thể xảy ra, bệnh nhân mệt mỏi và yếu, nhợt nhạt, thở ngắn, mạch nhanh và huyết áp giảm.

* Triệu chứng cận lâm sàng

Dịch dạ dày đục, niêm mạc phù nề, có các vùng trợt và xuất huyết. Xuất huyết có thể là những nốt hoặc đốm xảy ra riêng lẻ hoặc tập trung tạo thành những đám, mảng máu tụ đen hoặc hơi rỉ máu trên niêm mạc. Vị trí chảy máu phân bố lan tỏa khắp niêm mạc hoặc phân bố khƣ trú ở thân vị và hang vị. Hình 4 giới thiệu hình ảnh nội soi một số trường hợp chảy máu dạ dày của một số bệnh nhân Việt Nam (a, b, c) và nước ngoài (d, e, f).

a b c

d e f

Hình 4. Hình ảnh nội soi niêm mạc dạ dày xuất huyết của các bệnh nhân Việt nam (a,b,c) và nước ngoài (d,e,f)

1.4.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày có nhiều nguyên nhân, trong thực tế thường khó xác định chắc chắn vì trên một bệnh nhân có thể có sự phối hợp của nhiều yếu tố. Đó là:

a) Loét và viêm dạ dày

Loét và viêm dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân nhiễm H. pylori. Chảy máu do loét hoặc viêm dạ dày gây mất nhiều máu, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng. Các bệnh nhân mang hội chứng di truyền Zollinger-Ellison tiết quá nhiều acid dạ dày gây loét dẫn đến chảy máu dạ dày [30].

b) Ung thư dạ dày

Các bệnh nhân ung thƣ dạ dày có thể nôn máu đen, khối lƣợng máu ít nhƣng

nhiều lần. Chảy máu thường tiềm tàng, phân đen hay gặp hơn là nôn ra máu [9].

c) Do dùng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm, hay gặp nhất là aspirin thường gây chống đau, nhất là, khi dùng aspirin với liều 1g/24 giờ, có tới 50% bệnh nhân bị tổn thương dạ dày. Các thuốc chống viêm không steroid cũng gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng, theo cơ chế ức chế enzyme cylo-oxygenase và giảm sự tổng hợp prostaglandin [7], [31]. Khi dùng thuốc chống viêm không steroid phối hợp với các loại thuốc corticoid, thuốc chống đông thì tỷ lệ nguy cơ chảy máu tiêu hóa càng tăng, có thể gấp 2-3 lần.

d) Do các chất ăn mòn niêm mạc dạ dày như rượu, axit hoặc kiềm

Có 20% người nghiện rượu xuất huyết tiêu hóa là do viêm dạ dày xuất huyết do tăng thẩm thấu ở niêm mạc dạ dày [7]. Khi bệnh nhân uống phải dung dịch axit (nhƣ HCl, H2SO4) hoặc dung dịch kiềm đặc (như xà phòng giặt) cũng gây tổn thương dạ dày, thực quản, thậm chí gây thủng thực quản.

e) Stress

Trạng thái stress trong một số bệnh như suy hô hấp, bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn huyết, trụy tim mạch, suy gan, suy thận...có thể gây viêm dạ dày xuất huyết. Các stress tinh thần nhƣ lo âu, mất ngủ, làm việc căng thẳng, tình trạng trầm cảm kéo dài cũng là nguyên nhân. Tổn thương và xuất huyết dạ dày thường xảy ra trong vòng 18 giờ sau stress [6].

g) Viêm nhiễm

Nhiễm H. pylori hiện nay đƣợc coi là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày, trong đó có chảy máu dạ dày [9].

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Sự hiện diện của các vi khuẩn kị khí ở các bệnh nhân bị chảy máu dạ dày ở việt nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)