CÁC KỸ THUẬT LẮP ĐẶT CÁP NGẦM

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thiết kế hệ thống cáp điện ngầm trung áp (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ CÁP NGẦM

2.4 CÁC KỸ THUẬT LẮP ĐẶT CÁP NGẦM

2.4.1 Giới thiệu chung:

Khi lắp đặt cáp chúng ta cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau đây:

Ngoài khía cạnh về điện và nhiệt trong thiết kế đường dây cáp, người ta cần phải cân nhắc đến ảnh hưởng về cơ khí và nhiệt trong quá trình kéo căng dây cáp và lắp đặt cũng như vận hành.

Sự ăn mòn dây cáp có thể đưa đến từ các nguồn như hóa học, điện hóa và từ các vi khuẩn. Vì vậy cần đặc biệt chú ý khi thiết kế cáp ngầm qua những vùng có độ ăn mòn cao như nhà máy hóa chất, nhà máy điện phân hay những vùng có nguồn ăn mòn cao.

2.4.2. Kỹ thuật lắp đặt cáp ngầm trực tiếp trong đất.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất vì các đặc điểm cơ bản sau:

- Thời gian lắp đặt nhanh

- Giá thành rẽ hơn so với các phương pháp lắp đặt khác.

- Kỹ thuật thi công tương đối đơn giản.

Đất tự nhiên

Cáp ngầm Cát đen

Gạch chỉ (hoặc tấm đan) bảo vệ cáp

Đất mịn

L-ới báo hiệu cáp ngầm

300 600

Đất tự nhiên

L-ới báo hiệu cáp ngầm

Đất mịn

Cát đen

Cáp ngầm

550 250 850

Gạch chỉ (hoặc tấm đan) bảo vệ cáp

Hình 2.2: Mặt cắt ngang của cáp ngầm chôn trực tiếp

Theo Quy phạm trang bị điện phần II Hệ thống đường dây dẫn điện 11TCN-19-2006 quy định đặt cáp trong đất như sau:

* Khi đặt trong đất, cáp cần đặt trong hào cáp. Phía dưới cáp phải có lớp đất mịn, trên cáp phủ lớp đất mịn không lẫn sỏi, đá, xỉ quặng hoặc rác.

Suốt chiều dài đường cáp phải có bảo vệ tránh tác động về cơ học, như:

- Đối với cáp điện áp 35kV trở lên, trên mặt hào cáp phải phủ các tấm đan bêtông với chiều dày không được nhỏ hơn 50mm.

- Đối với cáp điện áp dưới 35kV, trên mặt hào cáp lát bằng tấm đan hoặc phủ lớp gạch nằm ngang với đường cáp hoặc bằng vật liệu có độ cứng suốt tuyến cáp (không được dùng gạch silicát, gạch lỗ, gạch rỗng để lát).

Khi đặt cáp điện áp tới 22kV sâu dưới đất 1m hoặc sâu hơn thì không cần phải bảo vệ tránh tác động về cơ học, trừ trường hợp cáp của lưới điện đô thị, cáp chui qua đường sắt, đường xe điện và đường ôtô. Đối với cáp điện áp dưới 1kV, chỉ cần bảo vệ ở những đoạn có khả năng bị các tác động về cơ học.

* Độ sâu đặt cáp so với cốt chuẩn quy hoạch ít nhất là:

- 0,7m với cáp có điện áp đến 22kV.

- 1,0m với cáp có điện áp 35kV.

- 1,5m với cáp điện áp 110 - 220kV.

Cho phép giảm độ sâu còn 0,5m tại các đoạn có độ dài dưới 5m, ở những chỗ dẫn vào toà nhà hoặc giao cắt với công trình ngầm nhưng phải được bảo vệ tránh tác động cơ học.

* Khi đặt cáp song song với nhau, nếu không có hướng dẫn của nhà chế tạo thì khoảng cách giữa các cáp ít nhất phải là:

100mm: giữa các cáp lực điện áp tới 10kV với nhau hoặc giữa chúng với cáp nhị thứ.

250mm: giữa các cáp lực điện áp 22kV hoặc 35kV với nhau hoặc giữa chúng với loại cáp lực khác có điện áp thấp hơn.

500mm: giữa các cáp của các cơ quan khác nhau hoặc giữa cáp lực với cáp thông tin liên lạc.

500mm: giữa các cáp dầu áp lực điện áp 110kV - 220kV với nhau hoặc giữa cáp dầu áp lực với cáp khác, trong đó cáp dầu áp lực thấp phải đặt cách ly nhau và cách ly với cáp khác bằng tấm đan bêtông, ngoài ra cần phải tính đến ảnh hưởng điện từ trường của chúng đối với cáp thông tin liên lạc.

70

110 110

150 200 150

Bê tông M150, đá 2x4 Xây gạch chỉ VXM75

100250530

2.4.3 Kỹ thuật đặt cáp trong mương cáp.

Hình 2.3: Mặt cắt ngang của cáp ngầm lắp trong mương cáp

Phương pháp này thường được dùng trong các TBA 110 kV hoặc các TBA phân phối và các khu vực đô thị, cơ quan xí nghiệp vì nó có đặc điểm là có cấu trúc cơ khí tốt, bảo vệ tốt cho cáp đối với những tác động cơ khí.

Độ sâu của mương cáp đặt cáp phụ thuộc vào từng loại cáp và từng cấp điện áp khác nhau, khi tính toán độ sâu của mương cáp ngoài những yếu tố ảnh hưởng của tác động cơ học từ mặt đất đến cáp thì phải lưu ý trường hợp khi mương cáp không thể chôn sâu được cần phải đặc biệt chú ý tác động của lực điện động khi có xảy ra ngắn mạch.

Kết luận: Theo các nội dung phân tích ở trên việc lựa chọn giải pháp lắp đặt cáp ngầm phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng dự án, mỗi cách đặt cáp đều có các ưu, nhược điểm khác nhau cần tính toán chi tiết để so sánh và lựa chọn. Phương án đặt cáp trực tiếp trong đất chỉ sử dụng với các tuyến cáp ngầm đi ngoài đường còn phương pháp đi trong mương cáp chỉ áp dụng cho cáp đi trong nhà và trong các TBA....

Về phương án thi công, điều kiện vận hành; kiểm tra bảo dưỡng thì phương án đặt cáp trong mương cáp là phương án tốt nhất nhưng trên thực tế vì lý do kinh tế các tuyến cáp ngầm tại Việt Nam hiện nay đều lựa chọn phương án đặt cáp chôn trực tiếp trong đất trừ những đoạn cáp phải đi qua địa hình đặc biệt thì sẽ có các giải pháp kỹ thuật riêng được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa hình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thiết kế hệ thống cáp điện ngầm trung áp (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)