Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Hiểu biết được các thao tác vận hành hệ thống dẫn động cho thiết bị cơ khí thuỷ công trong nhà máy thuỷ điện;
- Nghiêm túc, chủ động trong học tập.
Nội dung:
1. Thao tác đưa nước về chạy máy
1.1 Được tiến hành từ đầu đập về bể áp lực
Cửa van vận hành cửa nhận nước được bố trí làm việc tại cửa nhận nước của công trình. Đó là cửa van phẳng dưới sâu có bánh xe được đóng trong trạng thái nước động và mở trong trạng thái nước tĩnh nhờ lực nâng, hạ của máy nâng thủy lực. Cửa van vận hành cửa nhận nước là cửa van thường mở. Khi không làm việc, cửa van được treo trong khe van vận hành nhờ chốt cơ khí. Khi đường ống dẫn nước hoặc nhà máy có sự cố hoặc đến thời gian bảo dưỡng sửa chữa nhà máy, cửa van vận hành sự cố được đóng lại để sửa chữa sự cố thông qua máy vít được vận hành bằng điều khiển điện.
Mô tả kết cấu cửa van.
Hình 2.1: Bố trí chung kết cấu cửa van vận hành cửa nhận nước.
Cửa van bao gồm 4 phần: thân cửa van (kết cấu thép), bộ phận gối tựa động dạng bánh xe lăn và bánh xe cữ, bộ phận gioăng chắn nước. Bánh xe lăn có đường kính 600 mm, chiều dày bánh xe tiếp xúc với đường lăn là 100mm. Chuyển dịch biên ngang của cửa van bị giới hạn bởi các bộ phận cữ dạng bánh xe cữ có đường kính bánh xe 250 mm.
1.2 Từ bể áp lực xuống đường ống tăng áp
Cửa van vận hành cửa nhận nước được đóng mở bằng một máy nâng thủy lực thông qua hệ thống điều khiển bằng điện (Phần cấu tạo của máy nâng thủy lực và thiết bị điều khiển, nguyên lý hoạt động cũng như hướng dẫn vận hành phần điện được trình bày cụ thể trong tập hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH).
1.3 Từ đường ống vào các tua bin Nhiệm vụ của người trực vận hành nhà van.
- Nhân viên trực vận hành cửa van phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt tại vị trí công tác liên tục trong khi vận hành cửa van. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh của người phụ trách vận hành nhà máy.
- Do cửa van được nâng hạ bằng máy nâng thủy lực nên người vần hành phải qua lớp đào tạo và được phép vận hành hệ thống điều khiển máy nâng thủy lực và hệ thống điện.
- Đảm bảo cung cấp nguồn điện 380V liên tục cho nhà van trong thời gian vận hành.
- Ap-tô-mát trong các tủ điện ở vị trí cắt điện trong các trường hợp sau đây:
+ Cửa van vận hành đang ở vị trí treo cố định trong khe bằng chốt treo cơ khí.
+ Cửa van vận hành đang ở vị trí đóng hoàn toàn.
2. Thao tác đóng nươc dừng máy
1.1 Đóng các phai đầu đường ống
Trước khi vận hành, phải xem lại và hiểu rõ quy trình nâng hạ cửa. Phải kiểm tra hệ thống điều khiển và máy nâng thủy lực xem có hỏng hóc gì không, nếu có phải sửa chữa hoàn thiện mới được bắt đầu nâng hạ cửa. Đọc kĩ tài liệu Hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH
Cửa van được nâng theo các bước sau:
- Nâng cửa van lên hết hành trình thì dừng lại .
- Vận hành chốt treo ra hết hành trình của vị trí nâng giữ để treo cửa .
- Hạ cửa van để trục treo cửa van nằm lên chốt treo thì dừng vận hành máy nâng.
Nhiệm vụ của người vận hành.
Nhân viên trực vận hành cửa van phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt tại vị trí công tác liên tục trong suốt thời gian vận hành. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh của người phụ trách vận hành nhà máy. Do Lưới chắn rác nâng hạ bằng cầu trục thông
qua cơ cấu dầm nâng nên người vận hành phải có qua đào tạo, được phép vận hành cầu trục và phải nắm rõ quy trình hoạt động của dầm nâng (chương 5 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác). Đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục cho cầu trục trong thời gian vận hành.
+ Nâng cửa van lên quá hành trình khoảng 50mm thì dừng lại + Vận hành chốt treo vào hết hành trình để chuẩn bị hạ cửa + Hạ cửa van tới vị trí yêu cầu
Với từng chế độ vận hành xem trong tài liệu Hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH
Chú ý:
- Khi nâng cửa van lên điểm treo van cần chú ý các chỉ số của máy nâng thủy lực và chỉ số hiển thị của bảng điện.
- Khi vặn chốt treo để treo van cần quan sát vị trí của chốt treo sao cho cửa van được treo hoàn toàn trên chốt.
1.2 Mở hết cửa xả của các bế
Cửa van sửa chữa cửa nhận nước được bố trí trước cửa van vận hành cửa nhận nước.
Cửa van sửa chữa được đóng khi cửa van vận hành gặp sự cố khi đang làm việc hoặc để bảo dưỡng, sửa chữa cửa van vận hành.
Mô tả kết cấu cửa van
Hình 3.1. Bố trí chung kết cấu cửa van sửa chữa cửa nhận nước.
Chi tiết kết cấu cửa van sửa chữa cửa nhận nước xem trong tập bản vẽ cửa van sửa chữa mã hiệu 2915.03.03.01.00
Cửa van được nâng theo các bước sau:
- Di chuyển cầu trục chân dê đến vị trí khe van sửa chữa.
- Điều chỉnh vị trí đối trọng dầm nâng sao cho hai móc nâng luôn có xu hướng khép lại chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng cửa van sửa chữa).
- Hạ dầm nâng xuống khe van đến khi dầm nâng chạm đỉnh cửa van (dây cáp móc treo cầu trục trùng xuống). Khi dầm nâng tỳ lên đỉnh khe van, cơ cấu đối trọng làm móc dầm nâng móc vào hai trục treo của cửa van.
- Dùng móc cầu trục nâng dầm nâng và cửa van lên 10cm sau đó dừng lại khoảng chừng 30 phút để van bypass có thể xả nước vào giữa khoang của 02 cửa van cân bằng áp lực.
- Dùng cầu trục nâng phân đoạn cửa van lên sao cho tai treo lưới nằm ngang mặt đỉnh khe van thì dừng lại.
- Chỉnh lại vị trí đối trọng dầm nâng sao cho móc nâng có xu hướng luôn mở.
- Nâng phân đoạn cửa van lên khỏi mặt khe, cẩu chuyển và hạ xuống vị trí cất giữ, đến khi thấy cáp móc cẩu chùng xuống. Lúc này hai móc dầm nâng tự động mở ra, giải phóng khỏi tai treo. Tiến hành nâng dầm nâng lên, đưa xuống khe cửa van để tiếp tục nâng các phân đoạn còn lại. Kết thúc hành trình nâng cửa van.
Chú ý:
- Phải đảm bảo cửa van vận hành đã đóng hoàn toàn mới bắt đầu nâng, hạ cửa.
2. Nâng hạ lưới chắn rác và thiết bị thu gom rác:
Thiết bị đóng mở
Lưới chắn rác cửa nhận nước được đóng mở bằng móc 2x7.5 tấn của cầu trục chân dê 2x7.5 tấn thông qua cơ cấu trung gian là dầm nâng 15 tấn.