- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển thế mạnh công nghiệp từng vùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố KTXH đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Thời gian: 15 phút - Mục tiêu:
- Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu 8 nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trong thời gian 5 phút:
Dân cư và lao động
Cơ sở vật chất, kĩ thuật Chính sách Thị trường 1. Ảnh hưởng
của dân cư và lao động tới sự phát triển và
1. Hiện trạng cơ sở VCKT trong CN của nước ta hiện nay?
2. Tình hình sử dụng
1. Chính sách phát triển CN nước ta hiện nay được định hướng ra sao?
1. Tác động của thị trường tới sự phát triển CN?
2. Các sản phẩm CN
GVTH: Ngô Thị Luyến 67 phân bố công
nghiệp?
2. Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
CSVCKT trong CN?
3. Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển CN?
2. Ảnh hưởng của các chính sách đó tới sự phát triển CN?
nước ta đang phải đối đầu với những khó khăn gì?
3. Vai trò của các nhân tố KTXH đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?
* Cụm 1- Nhóm 1+5: Tìm hiểu vai trò của dân cư và lao động
Ảnh hưởng của dân cư và lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? ví dụ cụ thể?
* Cụm 2- Nhóm 2+6: Tìm hiểu về cơ sở vật chất, kĩ thuật trong công nghiệp
Hiện trạng cơ sở VCKT trong CN của nước ta hiện nay? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển CN?
(Việc cải thiện hệ thống giao thông giúp cho công nghiệp có thể phát triển nhanh hơn do việc đi lại, vận chuyển giữa các vùng và lãnh thổ thuận tiện hơn)
* Cụm 3- Nhóm 3+7: Tìm hiểu chính sách phát triển CN
Chính sách phát triển CN nước ta hiện nay được định hướng ra sao? Ảnh hưởng của các chính sách đó tới sự phát triển CN?
(Chính sách phát triển CN hiện nay phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đó là sự chuyển hướng phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư cả trong và ngoài nước cùng với đổi mới cơ chế quản lí….. Chính sách đó thúc đẩy CN trong nước phát triển đồng thời có sự giao lưu với nước ngoài)
* Cụm 4- Nhóm 4+8: Tìm hiểu về thị trường
Tác động của thị trường tới sự phát triển CN? Các sản phẩm CN nước ta đang phải đối đầu với những khó khăn gì?
(Hàng ngoại nhập cạnh tranh Sức ép trên thị trường xuất khẩu Chất lượng hàng hóa chưa cao)
(Là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp)
Bước 2: Đếm số từ 1 đế 4, các bạn số 1 về cụm, số 2 về cụm 2, số 3 về cụm 3, số 4 về cụm 4.
Trao đổi chéo thông tin, hoàn thành nốt phiếu học tập.
GV: Vai trò của các nhân tố KTXH đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, hs nhận xét và Gv chốt:
I.2. Nhân tố KTXH a. Dân cư và lao động
- Lao động dồi dào thị trường tiêu thụ lớn.
- Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Hiện trạng: CSVC – KT thiếu đồng bộ giữa các vùng, miền; đang từng bước được cải thiện.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
- Thực hiện chính sách công nghiệp hóa và đầu tư phát triển
- Chính sách công nghiệp với phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác.
d. Thị trường
- Thị trường ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt....
Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố KTXH
Tiết 14.
Chủ đề: CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (tiết 2)
Hoạt động 4: Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp - Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được: cơ cấu đa ngành với một số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước; thực hiện công nghiệp hoá.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào Át lát trang công nghiệp, nhận xét tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ở nước ta?
2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Dựa vào H12.1 cho biết các ngành CN trọng điểm nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?
Là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng CN, được phát triển dựa trên những thế mạnh về TNTN, nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn xuất khẩu chủ lực.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tìm câu trả lời.
Bước 3: Đại diện HS trình bày, hs nhận xét.
Bước 4: Gv chốt kiến thức:
II. Sự phát triển và phân bố 1. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Cơ cấu ngành đa dạng dựa vào thế mạnh về tài nguyên.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm - Thời gian: 24 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu 8 nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trong thời gian 4 phút:
GVTH: Ngô Thị Luyến 69 Phiếu học tập: Tìm hiểu CN khai thác nhiên liệu và CN điện; tìm hiểu CN chế biến LTTP và CN dệt may.
* Nhóm1+2+3+4: Tìm hiểu CN khai thác nhiên liệu và CN điện
1. Xác định nơi khai thác nhiều trên bản đồ?
2. Sản lượng khai thác?
3. Xác định trên bản đồ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện?
* Nhóm 5+6+7+8: Tìm hiểu CN chế biến LTTP và CN dệt may
1. Giá trị ngành CN CBLTTP và CN dệt may qua các năm?
2. Các trung tâm lớn về CBLTTP và dệt may?
3. Những thế mạnh để phát triển?
HS thảo luận Lưu ý:
Khai thác than chủ yếu là khai thác lộ thiên > 40 triệu tấn Trữ lượng dầu khí: 17,4 triệu tấn (xếp thứ 31/85 nước có dầu) Nhà máy:
+ Thủy điện: phân bố ở các dòng sông có trữ năng thủy điện lớn + Nhiệt điện: ở ĐNB gần thềm lục địa
Sản lượng điện theo đầu người là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển văn minh của mỗi quốc gia.
Năm 2003 sản lượng điện bình quân đầu người:
+ Thế giới: 2156 kWh
+ Nước phát triển: 7336 kWh
+ Nước đang phát triển: 810 kWh
+ Việt Nam: 510 kWh (đứng thư 131 thế giới)
Đến năm 2014 đạt tổng sản lượng điện 141,3 tỉ KW/năm
Những thế mạnh để phát triển CN nặng: đội ngũ thợ lành nghề, khả năng liên doanh với nước ngoài, thị trường, nguồn nguyên liệu tại chỗ, chính sách phát triển CN,….
Ngành chế biến LTTP: giá trị xuất khẩu tăng nhanh chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu Ngành dệt may phát triển do nhu cầu may mặc, ưu thế máy móc và nhân công rẻ.
Bước 2: Đổi nhiệm vụ, các bạn có số chẵn ngồi về 1 phía, số lẻ về 1 phía trao đổi, hoàn thành nốt phiếu học tập.
Bước 3: Sau khi các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét và bổ xung, GV chốt bằng bảng kiến thức:
2.Các ngành công nghiệp trọng điểm STT Ngành CN Đặc điểm
Khai thác nhiên liệu
- Khai thác than (Quảng Ninh) với sản lượng khoảng 40 triệu tấn/năm
- Khai thác dầu khí (thềm lục địa phía Nam) với sản lượng năm 2016 đạt 17.230 nghìn tấn dầu và 10.610 triệu m3 khí 2 Điện
- Gồm các nhà máy:
+ Thủy điện: Hòa Bình, Trị An, Ialy,…
+ Nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại,…
- Sản lượng: 175.745triệu kWh/năm (năm 2016) 4 Chế biến
TTP
- Chiếm tỉ trọng cao khoảng 20% trong toàn ngành công nghiệp (năm 2016)
- Cơ cấu ngành đa dạng: chế biến các sản phẩm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp
- Trung tâm lớn: TpHCM, HN, Hp, Đà Nẵng
5 CN dệt
may
- Phát triển nhờ ưu thế lao động rẻ
- Các trung tâm lớn: TpHCM, HN, Nam Định,……
Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp - Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu:
+ Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp.
- Năng lực: Thể hiện bản thân, tổng hợp kiến thức; làm việc nhóm - cặp……
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
- Hình thức: cá nhân, cặp.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu 8 nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trong thời gian 4 phút:
- Học sinh trả lời câu hỏi sau:
Xác định trên bản đồ 12.3 hai khu vực tập trung CN lớn nhất cả nước? Kể tên một số trung tâm CN tiêu biểu cho hai khu vực CN nói trên?
GVTH: Ngô Thị Luyến 71 Bước 2: Sau khi các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét và bổ xung, GV chốt bằng bảng kiến thức:
3. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Hai khu vực tập trung CN: ĐBSH và Đông Nam Bộ.
- Hai trung tâm CN lớn: HN và Tp HCM.
3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút) - Phát phiếu bài tập trắc nghiệm.
3.4. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút)
- Hướng dẫn làm bài trong vở “Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9”.
PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Truyền thống sản xuất lâu đời.
B. Hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn.
C. Sử dụng nhiều lao động.
D. Tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác.
Câu 2. Cơ sở nhiên liệu và năng lượng nào giúp công nghiệp điện ở các tỉnh phía Bắc phát triển ổn định và vững chắc?
A. Than đá, dầu mỏ.
B. Thủy năng, than đá.
C. Than đá, dầu mỏ, thủy năng.
D. Điện từ tuabin khí và sức gió.
Câu 3. Đường dây tải điện 500kV xuyên Việt được xây dựng nhằm mục đích A. cung cấp năng lượng từ Bắc vào miền Trung và Nam Bộ.
B. điều hòa nguồn năng lượng giữa ba miền.
C. tải điện từ các tỉnh phía Nam ra các tỉnh phía Bắc.
D. giúp các nhà máy điện hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Câu 4. Ngành công nghiệp nào phân bố rộng khắp cả nước, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp?
A. Công nghiệp dệt may.
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
D. Công nghiệp điện.
Câu 5. Ngành công nghiệp nào phát triển dựa trên thế mạnh nguồn lao động đông và giá rẻ?
A. Công nghiệp dệt may.
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
D. Công nghiệp điện.
Đáp án
Câu 1. 2. 3. 4. 5.
Đáp án A B b b a