Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên viettel bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo động lực làm việc được trình bày trong Bảng 4.2.

Bảng 4. 2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Tiền lương và phúc lợi: = 0,892 TLPL1

TLPL2 TLPL3 TLPL4 TLPL5

Đào tạo và thăng tiến: = 0,877 DTTT1

DTTT2 DTTT3 DTTT4

Đánh giá thành tích: = 0,856 DGTT1

DGTT2 DGTT3 DGTT4

Điều kiện làm việc: = 0,880 DKVL1

DKVL2 DKVL3

Quan hệ công việc: = 0,942

QHCV1 QHCV2 QHCV3 QHCV4 QHCV5

Động lực làm việc: = 0,880 DLLV1

DLLV2 DLLV3 DLLV4 DLLV5

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Thang đo “Tiền lương và phúc lợi” gồm có 5 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,892 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo này dao động từ 0,647 đến 0,851, tất cả đều lớn hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo tiền lương và phúc lợi đáp ứng độ tin cậy.

Thang đo “Đào tạo và thăng tiến” gồm có 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,877 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo đào tạo và thăng tiến nằm trong khoảng từ 0,717 đến 0,768, và đều lớn hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Thang đo “Đánh giá thành tích” gồm có 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,856 > 0,6. Các biến quan sát đo lường thang đo này có hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,646 đến 0,792, và đều > 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo đánh giá thành tích đạt yêu cầu.

Thang đo “Điều kiện làm việc” gồm có 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,880 > 0,6. Các biến quan sát đo lường thang đo này có hệ số tương quan

biến tổng biến thiên từ 0,719 đến 0,805, và đều > 0,3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy.

Thang đo “Quan hệ công việc” gồm có 5 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,942 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,826 đến 0,858, tất cả lớn hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo quan hệ công việc đạt độ tin cậy.

Thang đo “Động lực làm việc” gồm có 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,880 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng biến thiên từ 0,639 đến 0,756, và đều > 0,3 nên thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích ở bước tiếp theo.

4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA

Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

4.2.2.1. Phân tích EFA cho các thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc

Kết quả EFA cho các thang đo thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc được trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4. 3. Kết quả EFA của thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc

Biến quan sát TLPL1

TLPL2 TLPL3 TLPL4 TLPL5 DTTT1 DTTT2

DTTT3 DTTT4 DGTT1 DGTT2 DGTT3 DGTT4 DKVL1 DKVL2 DKVL3 QHCV1 QHCV2 QHCV3 QHCV4 QHCV5 Eigenvalue

% phương sai trích Phương sai trích lũy kế Giá trị KMO

Kiểm định Barlett

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Bảng 4.3 cho thấy giá trị KMO = 0,885 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 5 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,262 >1 và phương sai trích lũy kế 75,713% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (> 0,5).

Như vậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.

4.2.2.2. Phân tích EFA cho thang đo động lực làm việc của nhân viên

Bảng 4.4 cho thấy giá trị KMO = 0,813 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 1 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 3,384 >1 và phương sai trích lũy kế 67,675% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát đo lường thang đo động lực làm việc có trọng số tải đạt yêu cầu (>

0,5). Như vậy, thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 4. 4. Kết quả EFA của thang đo động lực làm việc của nhân viên Biến quan sát

DLLV1 DLLV2 DLLV3 DLLV4 DLLV5

Eigenvalues

% phương sai trích Phương sai lũy kế

Giá trị KMO Kiểm định Barlett

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá sơ bộ thang đo:

Sau khi kiểm định mẫu là 160 nhân viên với phần mềm SPSS 23, hầu hết các thang đo đề cập trong mô hình lý thuyết đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Vì vậy, các biến quan sát này được sử dụng trong kiểm định CFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên viettel bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w