2.1 – Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam . Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của
kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
2.2 – Thực trạng dịch vụ xuất nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2008-2012.
VCB đã cung cấp nhiều dịch vụ riêng lẻ cho doanh nghiệp XNK từ việc mở tài khoản, tư vấn nội dung hợp đồng, thanh toán quốc tế, hướng dẫn lập bộ chứng từ, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng…Những sản phẩm riêng lẻ này vẫn đang được các doanh nghiệp XNK sử dụng để phục vụ cho hoạt động giao thương của mình ra thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, các sản phẩm này của VCB chưa được đóng gói và giới thiệu đến khách hàng. Do đó, dịch vụ XNKTG chưa thực sự được ứng dụng vào trong hoạt động ngân hàng của VCB. Việc phân tích thực trạng dịch vụ XNK tại VCB giai đoạn 2008 -2012 cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình cung ứng các sản phẩm dịch vụ của VCB cho các doanh nghiệp XNK, từ đó nêu lên những nhận xét đánh giá về thực trạng cung ứng dịch vụ XNK của VCB để làm cơ sở phân tích tính khả thi ứng dụng dịch vụ XNKTG vào VCB
2.2.1 – Các dịch vụ xuất nhập khẩu đƣợc cung ứng tại Vietcombank.
Các dịch vụ phục vụ cho hoạt động XNK của doanh nghiệp của VCB gồm ba nhóm dịch vụ chính: Các dịch vụ tài trợ XNK, các dịch vụ thanh toán XNK và các dịch vụ khác.
2.2.1.1 -Các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu
Nhìn chung, các dịch vụ tài trợ XNK của VCB chủ yếu tập trung vào việc giúp doanh nghiệp có đủ nguồn để tiếp tục quá trình kinh doanh của mình. Ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp XNK bằng cách cấp tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, các hình thức tài trợ nhập khẩu bao gồm: cho vay ký quỹ mở L/C, chấp nhận hối phiếu và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.
- Cho vay ký quỹ mở L/C: Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được VCB cấp một hạn mức phù hợp để cho phép khách hàng mở L/C và tiến hành thanh
toán theo L/C sau khi chứng từ về phù hợp với L/C. Ngoài nguồn vốn từ sản xuất kinh doanh, khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng dựa trên việc bán lô hàng nhập khẩu.
- chấp nhận hối phiếu: là hình thức cấp tín dụng trong đó VCB sẽ chấp nhận hối phiếu và thay mặt khách hàng thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu:là hình thức tài trợ thương mại phổ biến tại VCB. VCB sẽ cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp có thể dùng chính lô hàng nhập khẩu này để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, các hình thức tài trợ xuất khẩu bao gồm: tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ sau khi giao hàng. Trong đó tài trợ trước khi giao hàng gồm có tài trợ hàng lưu kho và thư tín dụng điều khoản đỏ; tài trợ sau khi giao hàng gồm có chiếc khấu bộ chứng từ theo L/C, ứng trước bộ chứng từ nhờ thu và bao thanh toán quốc tế
- Tài trợ hàng lưu kho: là một sản phẩm tài trợ thương mại, trong đó người xuất khẩu (chủ sở hữu lô hàng lưu kho) được VCB tài trợ từ khâu hàng được lưu vào kho chờ xuất khẩu cho đến giai đoạn sau giao hàng. Với sản phẩm này, người xuất khẩu có thể thế chấp chính lô hàng trong kho để được VCB tài trợ, nguồn trả nợ chính là số tiền bán lô hàng đó do người nhập khẩu ở nước ngoài thanh toán vào tài khoản của người xuất khẩu mở tại VCB.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ: là phương thức thanh toán đặc biệt được sử dụng với mục đích hỗ trợ vốn cho người bán hàng (người hưởng lợi). Theo đó, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định sẽ ứng trước một tỉ lệ nào đó trên tổng giá trị của L/C cho người hưởng lợi. Trước kia, L/C điều khoản đỏ được sử dụng ở một số nước trong một số ngành kinh doanh đặc thù như mua bán len, sợi, bông, trong đó người mua cần ứng trước cho người bán để người bán có đủ tiền thu mua hàng. Ngày nay, phương thức này vẫn được sử dụng trong một số ngành nghề kinh doanh và thương mại đặc thù, nơi vị thế của
người mua thấp hơn của người bán, hoặc do có mối quan hệ đặc biệt mà người mua muốn tạo điều kiện để người bán có vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Chiếc khấu bộ chứng từ theo L/C: VCB thực hiện thanh toán trước một phần trị giá bộ chứng từ hàng xuất đòi tiền theo L/C trả ngay hoặc trả chậm kì hạn dưới 360 ngày cho doanh nghiệp dưới hai hình thức chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi.
- Ứng trước bộ chứng từ nhờ thu: VCB thực hiện ứng trước vốn cho các bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khi bộ chứng từ được xuất trình tại VCB để nhờ thu.
- Bao thanh toán quốc tế: VCB thực hiện bao thanh toán trên cơ sở doanh nghiệp (bên bán hàng) chuyển nhượng cho VCB toàn bộ quyền và lợi ích của các khoản phải thu (phát sinh từ các hợp đồng mua bán trả chậm (trừ mua bán theo hình thức L/C trả chậm). Bao thanh toán là một gói sản phẩm gồm 4 dịch vụ cơ bản: Theo dõi khoản phải thu: VCB sẽ theo dõi khoản phải thu thay cho bên bán hàng; Ứng trước: VCB sẽ ứng trước cho bên bán hàng đến 90% giá trị khoản phải thu chuyển nhượng cho VCB; Thu nợ: VCB hoặc đại lí bao thanh toán của VCB sẽ thực hiện các biện pháp thu tiền từ bên mua hàng thay cho bên bán hàng; Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng: Trong trường hợp bên mua mất khả năng thanh toán, VCB hoặc đại lí bao thanh toán của VCB sẽ thanh toán cho bên bán hàng 100% giá trị khoản phải thu. Bao thanh toán quốc tế được cung cấp dựa trên hợp đồng thương mại quốc tế, khi đó, VCB kết hợp với đại lí bao thanh toán cung cấp cho doanh nghiệp 4 dịch vụ cơ bản như trên của bao thanh toán.
2.2.1.2 - Các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
Các dịch vụ thanh toán XNK gồm có thư tín dụng (L/C), nhờ thu và chuyển tiền. Tùy vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu mà VCB cung cấp sản phẩm phù hợp.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán mà VCB cung cấp gồm có: thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu và chuyển tiền đi nước ngoài.
- Thư tín dụng nhập khẩu: bao gồm việc phát hành L/C, sửa đổi nội dung L/C, ủy quyền nhận hàng/kí hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng và thanh toán L/C.
- Nhờ thu nhập khẩu: khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài, VCB sẽ thông báo với doanh nghiệp để yêu cầu thanh toán cho bộ chứng từ hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu khi đến hạn và giao bộ chứng từ để doanh nghiệp nhận hàng.
- Chuyển tiền đi: Đây là dịch vụ của VCB đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thanh toán các chi phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…
cho đối tác theo phương thức đơn giản nhất.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu, dịch vụ thanh toán xuất khẩu gồm có thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu và chuyển tiền đến.
- Thư tín dụng xuất khẩu: bao gồm Thông báo L/C và sửa đổi L/C, xác nhận L/C;
kiểm tra bộ chứng từ và gửi chứng từ đòi tiền theo L/C, chuyển nhượng L/C - Nhờ thu xuất khẩu: là việc VCB thực hiện tiếp nhận bộ chứng từ từ doanh
nghiệp (người xuất khẩu), kiểm tra và gửi bộ chứng từ và gửi ngân hàng nước ngoài để nhờ thu.
- Chuyển tiền đến : Đây là dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với điều khoản thanh toán T/T và nhận tiền từ đối tác nước ngoài chuyển về thông qua hệ thống chuyển tiền điện SWIFT giữa các ngân hàng nước ngoài với VCB.
2.2.1.3 - Các dịch vụ khác.
Tài khoản thanh toán: giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lí ngân quĩ hàng ngày một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Dựa vào tài khoản thanh toán, doanh
nghiệp sẽ biết được khi nào và số tiền bao nhiêu từ các khoản chi thanh toán tiền hàng hay các khoản tiền thu được nhờ xuất khẩu…
Ngoại hối và các sản phẩm phái sinh ngoại hối: bao gồm:
- Giao dịch hối đoái giao ngay: là giao dịch mà doanh nghiệp và VCB thực hiện mua hoặc bán một lượng ngoại tệ theo tỉ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán ngay trong ngày hoặc trong vòng hai (2) ngày làm việc tiếp theo.
- Giao dịch hối đoái kì hạn: là giao dịch mà doanh nghiệp và VCB thỏa thuận việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, trong đó tỉ giá được ấn định ngay tại thời điểm thỏa thuận, ngày giao/nhận là một ngày xác định trong tương lai (nhưng không quá 365 ngày kể từ ngày thỏa thuận). doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm giao dịch hối đoái kì hạn khi muốn phòng ngừa rủi ro tỉ giá biến động.
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, một giao dịch giao ngay để mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ và một giao dịch kì hạn để bán (hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.
Tỉ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và kì hạn thanh toán được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ: đây là giao dịch giữa bên mua quyền (doanh nghiệp) và bên bán quyền (VCB), trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định ở một mức tỉ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền thực hiện quyền chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỉ giá đã thoả thuận trước.
- Giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịch mua/bán ngoại tệ theo tỉ giá được xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào 1 thời điểm trong tương lai theo thoả thuận.
Bảo lãnh ngân hàng: Theo yêu cầu của doanh nghiệp, VCB sẽ phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh), theo đó, VCB sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Liên quan đến XNK có các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh thanh toán: VCB cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn, trên cơ sở bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ chứng từ phù hợp với qui định trong thư/hợp đồng bảo lãnh.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: VCB cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì VCB sẽ thực hiện thay trên cơ sở bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ chứng từ phù hợp với qui định trong thư/hợp đồng bảo lãnh.
- Bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: là sản phẩm bảo lãnh ngân hàng theo đó VCB cam kết thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sau khi hết thời hạn nộp thuế. Thông qua cổng giao dịch trực tuyến giữa VCB và Cơ quan Hải quan, ngay sau khi VCB phát hành bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, Cơ quan Hải quan sẽ nhận được thông điệp điện tử về bảo lãnh của VCB.
- Bảo lãnh tiền ứng trước: VCB cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước/tiền đặt cọc của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả
không đầy đủ thì VCB sẽ thực hiện thay, trên cơ sở bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ chứng từ phù hợp với qui định trong thư/hợp đồng bảo lãnh.
Ngoài những loại bảo lãnh nói trên, tùy theo nhu cầu bảo lãnh của doanh nghiệp, VCB có thể phát hành các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.2.2 - Thực trạng hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2008-2012.
2.2.2.1- Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank từ 2008- 2012
Các sản phẩm tài trợ XNK của VCB tương đối đa dạng và phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của các sản phẩm dịch vụ tài trợ này đều là cấp tín dụng cho doanh nghiệp để quá trình thương mại được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho VCB. Qua bảng 2.1, tổng doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, và tín dụng tài trợ XNK cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng tài trợ XNK so với tổng dư nợ có sự suy giảm.
Bảng 2.1: Thực trạng cho vay tài trợ XNK của Vietcombank Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Tổng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
Tín dụng tài trợ
XNK
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
tài trợ XNK
Tỷ trọng tín dụng tài trợ XNK/tổng
dư nợ
2008 112.793 15,65% 22.032 20,77% 19,53%
2009 141.621 25,56% 25.265 14,67% 17,84%
2010 176.814 24,85% 29.027 14,89% 16,42%
2011 209.418 18,44% 40.462 39,39% 19,32%
2012 241.163 15,16% 47.998 18,62% 19,90%
(theo nguồn báo cáo tín dụng hằng năm của Vietcombank)
Nhận thấy, tỷ trọng tín dụng tài trợ XNK so với tổng dư nợ trong giai đoạn này giảm nhiều hơn tăng. Năm 2008, trong phạm vi kiềm chế tín dụng, VCB cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Năm 2008, tỷ trọng tín dụng tài trợ XNK so với tổng dư nợ đạt 19,53%. Tỷ trọng tín dụng tài trợ XNK so với tổng dư nợ trong hai năm tiếp theo (2009 và 2010) có sự suy giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm này do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, làm cho hoạt động XNK của cả nước bị sụt giảm, hoạt động thanh toán XNK suy giảm nên hoạt động tín dụng tài trợ XNK tăng không đáng kể. Năm 2009, tín dụng tài trợ XNK đạt 25.265 tỷ đồng chiếm 17,84% so với tổng dư nợ. Năm 2010, tín dụng tài trợ XNK đạt 29,027 tỷ nhưng so với tổng dư nợ, con số này chỉ đạt 16,42%. Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có khả quan, hoạt động thanh toán XNK cũng trên đà tăng trở lại. Tuy vướng phải những khó khăn như: nhà nước quy định hạn chế đối với các đối tượng vay nhập khẩu, VCB vẫn triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu. Năm 2011, dư nợ tài trợ XNK đạt 40.462 tỷ đồng nhờ sự tăng lên của tín dụng tài trợ xuất khẩu (dư nợ tài trợ xuất khẩu đạt hơn 22.000 tỷ đồng. làm cho tỷ trọng của tín dụng tài trợ XNK so với tổng dư nợ trong năm 2011 tăng lên và đạt 19,32%. Năm 2012, dưới sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng và ngân hàng trong cả nước, thị phần thanh toán XNK có sự suy giảm dẫn đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK có sự chứng lại. Tín dụng tài trợ XNK trong năm 2012 đạt 47.998 tỷ đồng chiếm tỷ trọng so với tổng dư nợ là 19,9%.
Xét về tốc độ tăng trưởng, bảng 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng của tín dụng tài trợ XNK giai đoạn 2008-2012 không ổn định.