Giá trị gia tăng thương mại

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Tỷ Giá Thực Hiệu Lực Tính Theo Giá Trị Gia Tăng Tại Việt Nam (Trang 22 - 37)

2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Giá trị gia tăng thương mại

Giá trị gia tăng thương mại

Theo định nghĩa của Hummels, Rapoport, and Yi (1998) về sự chuyên môn hóa theo chiều dọc của thương mại như sau:

 Sự sản xuất một sản phẩm theo một quy trình liên tục theo nhiều bước khác nhau;

 Ít nhất có hai quốc gia tham gia vào quy trình sản xuất;

 Ít nhất có một quốc gia nhập khẩu đầu vào để sản xuất hàng hóa mà một phần hàng hóa sẽ được xuất khẩu đi các quốc gia khác.

Dựa trên định nghĩa này, có hai cách để đo lường thương mại:

Thứ nhất, đó là thương mại thông thường mà chúng ta vẫn quen thuộc, đo lường dòng thương mại dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa khi hàng hóa được chuyển giao giữa các nước, gộp chung tất cả các hàng hóa trung gian trong sản phẩm. Trong trường hợp này, nếu hàng hóa xuất khẩu mà có đầu vào được nhập khẩu cao, giá trị thị trường của hàng hóa đó có thể rất cao khi so sánh với giá trị gia tăng được sản xuất nội địa, cách đo lường này có thể dẫn tới một tỷ lệ xuất khẩu rất cao trên GDP, đánh giá sai lầm về giá trị xuất khẩu thực của quốc gia.

Cách đo lường thứ hai, được gọi là giá trị gia tăng thương mại, đo lường dòng thương mại ròng. Cách này đo lường giá trị gia tăng được tạo ra ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất ở mỗi quốc gia và ngành công nghiệp.

Trong chuyên môn hóa thương mại theo chiều dọc, mỗi nước là một giai đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm. Chẳng hạn, VN sản xuất sản phẩm A, sản phẩm này được xuất khẩu sang TQ như là sản phẩm trung gian cần thiết để sản xuất sản phẩm B, sản phẩm B sau đó sẽ được xuất khẩu từ TQ qua Mỹ. Tại điểm cuối của tiến trình này, sản phẩm B được bán như là hàng hóa cuối cùng cho tiêu dùng hay đầu tư. Nếu đo lường theo cách thông thường, dòng thương mại sẽ bao gồm cả dòng thương mại xuất từ VN sang TQ, từ TQ sang Mỹ. Nhưng giá trị gia tăng thương mại sẽ chỉ đo lường dòng thương mại giữa nhà sản xuất và nhà sử dụng cuối cùng (tức VN và Mỹ).

Xem xét ví dụ này bằng sơ đồ để thấy rõ hơn:

Hình 2.1 Thương mại thông thường VN – sản xuất 10

chiếc áo sơ mi chưa có cúc áo

TQ

Nhập 10 chiếc áo sơ mi và gắn thêm cúc áo

Mỹ nhập 10 áo sơ mi từ TQ để tiêu

dùng

Xuất khẩu 10 chiếc áo chưa

có cúc áo

Xuất khẩu 10 chiếc áo sơ mi hoàn

chỉnh

Thương mại theo chiều dọc: Giá trị gia tăng thương mại:

Hình 2.2 Thương mại theo chiều dọc và giá trị gia tăng thương mại

Nếu tính theo thương mại thông thường, thì dòng thương mại sẽ bị trùng, vì đầu vào của TQ đã là 10 chiếc áo (chưa có cúc áo). Giá trị gia tăng thương mại chỉ tính phần gia tăng trên phần xuất khẩu. Bên cạnh đó, dòng giá trị gia tăng thương mại hàm ý rằng VN thực sự không có quan hệ thương mại với TQ, vì không có người sử dụng cuối cùng sử dụng hàng hóa của VN ở TQ. Tất cả người tiêu dùng hàng hóa của VN xuất khẩu là Mỹ. Thương mại theo chiều dọc được tính là 2 lần xuất khẩu áo sơ mi chưa có cúc áo: 1 lần khi VN xuất khẩu 10 áo sơ mi chưa có cúc áo qua TQ, và 1 lần khi 10 chiếc áo chưa có cúc này nằm trong hàng xuất khẩu của TQ qua Mỹ đã có cúc áo.

Theo Hummels, Rapoport, and Yi (1998), giá trị gia tăng thương mại có thể đo lường bằng ba bước: thứ nhất, loại bỏ thương mại theo chiều dọc ra khỏi thương mại thông thường; thứ hai sắp xếp lại dòng thương mại theo

VN Xuất khẩu 10 áo sơ mi TQ chưa có cúc áo

Xuất khẩu 10 áo sơ mi chưa có cúc áo Mỹ

VN 12

Mỹ Xuất khẩu 10 áo sơ

mi chưa có cúc áo Xuất khẩu cúc áo

chiều dọc theo cặp nhà sản xuất/ nhà tiêu dùng; thứ ba là sắp xếp lại dòng thương mại theo ngành công nghiệp mà thực sự sản xuất “giá trị gia tăng”.

Để tách giá trị gia tăng thương mại ra khỏi dòng tổng thưong mại, Robert C. Johnson và Guillermo Noguera (2012 a) đã xây dựng một hệ thống đầu vào – đầu ra toàn cầu, mà hệ thống này định rõ làm thế nào mà sản phẩm của mỗi quốc gia được sử dụng như là hàng trung gian và sản phẩm cuối cùng ở thị trường nước ngoài.

Hummels, Ishii, and Yi (2001), Robert C. Johnson và Guillermo Noguera (2012 a) đã xây dựng một ma trận đầu vào – đầu ra toàn cầu để tính toán giá trị gia tăng thương mại. Giá trị gia tăng thương mại sẽ được tính toán, bắt đầu bằng trường hợp đơn giản 02 quốc gia, sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas. Sau đó, tổng quát hóa với trường hợp cho nhiều quốc gia – nhiều hàng hóa. Riêng trường hợp 03 quốc gia với 03 hàng hóa, trường hợp đặc biệt để nói lên rằng cán cân giá trị gia tăng thương mại khác so với cán cân thương mại thông thường. Bên cạnh đó, nếu lấy tỷ lệ giữa giá trị gia tăng trên tổng xuất khẩu của mỗi quốc gia, sẽ được một trọng số mới – được gọi là trọng số giá trị gia tăng, là một thành phần quan trọng của việc tính toán tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng.

Hai quốc gia, mỗi quốc gia một hàng hóa

- Bắt đầu với 2 quốc gia (ký hiệu là 1 và 2), mỗi quốc gia sản xuất một hàng hóa khác nhau và có thể trao đổi ngoại thương. Và cả hai đều được sử dụng để tiêu dùng và làm đầu vào như một hàng hóa trung gian trong sản xuất. Sản phẩm ở mỗi quốc gia được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào với hàng hóa trung gian từ cả hai quốc gia, ta có hàm sản xuất như sau (Robert C. Johnson và Guillermo Noguera (2012 a)):

(4) Trong đó:

- : Là nhân tố đầu vào từ quốc gia i (nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ) - : Là lượng đầu vào trung gian được sử dụng trong sản xuất ở quốc

gia i nhập từ quốc gia j

- : là thị phần đầu vào sản xuất (hàng trung gian)

Nếu gọi giá sản phẩm đầu ra của quốc gia i là , và giả định quy luật một giá giữa 2 quốc gia. Như vậy giá trị tổng sản phẩm ở mỗi quốc gia sẽ là: và giá trị trung gian được sử dụng trong sản xuất là:

, khi đó:

Đặt tiêu dùng sản phẩm cuối cùng của quốc gia j từ quốc gia i là , khi đó:

(5)

Tổng xuất khẩu, ký hiệu là , bao gồm xuất khẩu cho tiêu dùng và xuất khẩu cho sử dụng làm đầu vào trung gian ở nước ngoài: . Khi đó, công thức số (5) sẽ cho thấy sản phẩm quốc gia bao gồm tiêu dùng nội địa, sử dụng hàng trung gian nội địa, và tổng xuất khẩu. Khi đó:

( ) (

) ( ) (

) (

) (6)

Từ (6) ta có thể suy ra cầu cuối cùng cho các hàng hóa:

( ) * (

)+ (

) (7)

Phương trình (7) mô tả tổng sản phẩm mỗi quốc gia hàm chứa tiêu dùng cuối cùng ở hai quốc gia.

Đặt là giá trị của sản phẩm của quốc gia i được sử dụng để sản xuất sản phẩm tiêu dùng ở quốc gia j:

Với:

(

*

(

*

(8)

Trong đó:

- (

) là số nhân hàng trung gian trong sản xuất.

- : là tổng sản phẩm của quốc gia 1 được sản xuất hàng cuối cùng được tiêu dùng ở quốc gia 1. Bao gồm ( là tiêu dùng của quốc gia 1 từ sản phẩm của quốc gia 1 và ( là tiêu dùng của quốc gia 1 từ sản phẩm của quốc gia 2.

- : là tiêu dùng của quốc gia 2 ( và ).

Gọi là giá trị gia tăng ở quốc gia i, khi đó là giá trị sản phẩm đầu ra không bao gồm hàng trung gian:

[ ] (9) Kết hợp (8) và (9):

] ] (10) Trong đó là giá trị gia tăng của quốc gia i được tiêu dùng ở quốc gia j.

Khi đó, tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị xuất khẩu (the ratio value added exports to gross exports – VAX ratio) sẽ là:

(11)

[

]

Trong đó:

-

- , hay ].

- : là phần sản phẩm của quốc gia 1 được sử dụng như là hàng trung gian trong sản xuất sản phẩm của quốc gia 2, mà sản phẩm này được tiêu dùng ở quốc gia 1.

- ]: là sản phẩm của quốc gia 1 được tiêu dùng ở quốc gia 2 ( và ). Do vậy, là phần xuất khẩu phản ánh hàng trung gian, hay bằng xuất khẩu được tiêu dùng ở nước ngoài.

Cán cân giá trị gia tăng (value added balance – vab): là giá trị gia tăng xuất khẩu – giá trị gia tăng nhập khẩu. Ta xét cán cân thương mại (trade balance – tb):

= (12)

= ]

]

= =

Như vậy, cán cân thương mại và cán cân giá trị gia tăng bằng nhau ở trường hợp này. Trong trường hợp tổng quát, điều này sẽ không còn đúng nữa, mà ≠ .

Trường hợp ba quốc gia, mỗi quốc gia một hàng hóa

Mở rộng từ trường hợp 2 quốc gia, mỗi quốc gia một hàng hóa. Tuy nhiên, không tập trung vào trường hợp tổng quát, mà tập trung vào trường hợp đặc biệt. Lấy ví dụ cho trường hợp sản xuất iPod.

Ipod là sản phẩm của hãng Apple (Mỹ), với các bộ phận được lắp ráp từ nhiều nước: màn hình từ Nhật, một ổ đĩa từ Nhật (sản xuất bởi TQ), và các bộ phận kém giá trị hơn từ Đài Loan, TQ, Hàn Quốc, … Những bộ phận này được lắp ráp ở TQ và sản phẩm iPod sau khi hoàn tất sẽ được chuyển sang Mỹ, và từ đó chuyển sang các kênh phân phối và bán lẻ.

Xem xét ví dụ này rõ hơn, giả định Mỹ là quốc gia 1, quốc gia 2 là TQ và quốc gia 3 là Nhật Bản. Giả định thêm là TQ nhập hàng trung gian từ Mỹ, Nhật Bản và chỉ xuất khẩu hàng tiêu dùng cuối cùng cho Mỹ. Để đơn giản, giả định rằng Mỹ và Nhật Bản không có xuất khẩu bất kỳ một hàng hóa cuối cùng nào và chỉ xuất khẩu hàng trung gian sang TQ. Như vậy, có thể viết lại hàm sản xuất như sau:

( + (

+ ( + (

+ (13)

Từ đây ta có tổng sản phẩm ở mỗi quốc gia sẽ là:

*

+

(14)

Công thức (14) cho thấy tổng sản phẩm mỗi quốc gia hàm chứa giá trị gia tăng và sản phẩm trung gian.

Có hai vấn đề cần lưu ý đối với trường hợp ba quốc gia ba hàng hóa:

Thứ nhất, trường hợp 2 quốc gia, Mỹ tiêu dùng cả hàng của Mỹ

và một phần gián tiếp của quốc gia thức hai

(tiêu dùng sản phẩm cuối cùng được nhập khẩu từ TQ mà sản phẩm đó bao hàm cả hàng của Mỹ ở trong đó. Như vậy, một lượng lớn sản phẩm của Mỹ được tiêu dùng tại chính quốc gia này hơn là theo giá trị thương mại song phương giữa Mỹ và TQ được thống kê hàng năm. Tương tự, thương mại của TQ đã đo lường lớn hơn giá trị hàng hóa của TQ xuất khẩu qua Mỹ.

Hay hàng hóa trung gian đã làm “méo mó” đo lường thương mại song phương giữa các nước.

Thứ hai, mặc dù Nhật Bản không xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, nhưng Mỹ nhập khẩu hàng của Nhật Bản gián tiếp qua hàng của TQ (TQ nhập khẩu đầu vào trung gian từ Mỹ), hay

. Để thấy rõ hơn, phân tích hàm xuất khẩu của Nhật Bản như sau:

(15)

Công thức (15) gồm 02 thành phần:

 Thành phần thứ nhất:

: là hàng của Nhật Bản xuất khẩu hàm chứa trong tiêu dùng của TQ.

 Thành phần thứ hai:

là hàng xuất khẩu của Nhật Bản hàm chứa trong thương mại song phương giữa Mỹ và TQ (TQ xuất hàng qua Mỹ).

Để làm rõ hơn xuất khẩu của TQ qua Mỹ, bao hàm cả hàng của TQ, Nhật Bản và Mỹ, ta có thể viết xuất khẩu từ TQ qua Mỹ như sau:

(16)

Hay là, xuất khẩu từ TQ qua Mỹ bao gồm giá trị gia tăng của TQ, giá trị gia tăng của Nhật Bản, và hàng hóa trung gian của Mỹ (bao hàm giá trị gia tăng của Mỹ).

Để làm rõ hơn việc hàng hóa trung gian đã làm “méo mó” đo lường thương mại song phương giữa các nước. Xem xét tiếp cán cân song phương, ta có cán cân thương mại song phương và cán cân giá trị gia tăng song phương giữa Mỹ - TQ như sau:

và (17) Kết hợp (16) và (17) ta có:

(18)

Điều này trái ngược với kết quả trong trường hợp chỉ có 02 quốc gia, 02 hàng hóa ( . Ở trường hợp này, , hay cán cân

thương mại nhỏ hơn giá trị gia tăng thương mại (cán cân thương mại giữa Mỹ và TQ bằng giá trị gia tăng của Mỹ - TQ trừ đi giá trị của hàng hóa Nhật Bản ( ).

Nhiều quốc gia, nhiều hàng hóa

Chúng ta sẽ mở rộng cho trường hợp tổng quát nhiều quốc gia và nhiều hàng hóa. Giả định có S ngành sản xuất và có N quốc gia. Ta có hàm sản xuất của mỗi quốc gia như sau:

∏ ∏[ ] (19)

Trong đó:

∑ ∑ và { } là thị phần chi phí ở quốc gia i, s ngành và quốc gia j, t ngành.

Khi đó, sẽ là vector một dòng, s ngành (S x 1), được phân phối cho tiêu dùng và sử dụng như hàng hóa trung gian. Ký hiệu tiêu dùng của quốc gia i từ sản phẩm của chính nó là , và cũng là vectơ 1 dòng s ngành (S x 1).

là sản phẩm của quốc gia i được sử dụng như sản phẩm đầu vào trung gian của quốc gia j. là ma trận vuông input – output (S x S). Phần tử của ma trận được ký hiệu là , trong đó là giá trị của hàng hóa trung gian từ ngành s ở quốc gia i được sử dụng trong ngành t của quốc gia j và là giá trị của sản phẩm của ngành t ở quốc gia j. Tổng sản phẩm xuất khẩu từ i sang j (i ≠ j) khi đó sẽ là:

Ta có:

(

, ( ,

(

,

Khi đó, tổng sản phẩm sẽ được viết lại như sau .

Tương tự như phần trên, ta sẽ có giá trị gia tăng ] , trong đó: ∑ là tổng nhập khẩu đầu vào trung gian của quốc gia i, và là ký hiệu của véctơ có 1 cột và S dòng (1 x S).

Ta có tỷ lệ giá trị gia tăng song phương ( được tính như sau:

=

]

(20)

Như vậy, tỷ lệ giá trị gia tăng song phương có được nhờ kết hợp cả thông tin của quốc gia sản xuất hàng hóa (quốc gia nguồn) và quốc gia có hàng hóa được tiêu dùng (quốc gia đến). Nói cách khác, giá trị gia tăng thì phụ thuộc vào hàng hóa được sử dụng như thế nào ở quốc gia đến (sử dụng là sản phẩm cuối cùng hay sản phẩm đầu vào trung gian; để tái xuất khẩu hay sử dụng tiêu dùng trong nước) hơn là hàng hóa được sản xuất như thế nào ở quốc gia nguồn. Cách tính này tương tự như Hummels-Ishii-Yi (2001)

– tính toán tỷ lệ giá trị nhập khẩu trong hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, công thức (20) là công thức tổng quát hóa cho nghiên cứu của Hummels-Ishii-Yi (2001). Hummels-Ishii-Yi (2001) chỉ tính toán trên giả định rằng mỗi quốc gia chỉ nhập khẩu hàng hóa trung gian. Trường hợp tổng quát cho phép mỗi quốc gia vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu hàng hóa trung gian.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Tỷ Giá Thực Hiệu Lực Tính Theo Giá Trị Gia Tăng Tại Việt Nam (Trang 22 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)