Hiệu lực gây chết của tuyến trùng S-DL13 đối với ấu trùng BSL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử của một số chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng ở hệ sinh thái nông nghiệp tây nguyên (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số đặc điểm sinh học của tuyến trùng

3.3.3. Hiệu lực gây chết của tuyến trùng S-DL13 đối với ấu trùng BSL

là số lượng tuyến trùng gây chết 50% vật chủ. Một chủng tuyến trùng có có chỉ số LC50 càng thấp chứng tỏ độc tính của chúng càng cao và càng có tiềm năng trở thành tác nhân sinh học trong phòng trừ loài sâu hại đó.

Hiệu lực của chủng S-DL13 trên vật chủ là ấu trùng BSL được trình bày ở Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm cho thấy mỗi tương quan chặt chẽ giữa số lượng gây nhiễm ban đầu và tỷ lệ sâu chết thể hiện qua xử lý thống kê PROBIT (Hình 3.9). Số lượng gây nhiễm ban đầu càng cao thì tỷ lệ sâu chết càng lớn. Ở số lượng gây nhiễm ban đầu là 5 ấu trùng cảm nhiễm, tỷ lệ chết đã đạt 42,22 %. Tỷ lệ chết tăng dần khi tăng số lượng gây nhiễm ban đầu. Và ở số lượng gây nhiễm ban đầu là 40 ấu trùng cảm nhiễm, tỷ lệ chết của chủng S-DL13 đạt 100%.

Bảng 3: Hiệu lực gây chết ấu trùng BSL của chủng S-DL13 Số lượng IJs gây

nhiễm ban đầu Số sâu thí nghiệm Số sâu chết Tỷ lệ chết (%)

0 45 0 0,00

5 45 19 42,22

10 45 27 60,00

20 45 35 77,78

30 45 43 95,56

40 45 45 100,00

50 45 45 100,00

49

60 45 45 100,00

70 45 45 100,00

80 45 45 100,00

90 45 45 100,00

LC50 = 7; LC90 = 22

Giá trị số lượng ấu trùng cảm nhiễm gây chết 50% ấu trùng BSL của chủng S-DL13 là 7 (LC50 = 7). Như vậy, chỉ số LC50 = 7 của chủng S-DL13 khá thấp, điều này cho thấy khả năng gây chết ấu trùng BSL của chủng S-DL13 là khá cao. Như vậy chủng S-DL13 thể hiện độc tính khá cao đối với ấu trùng BSL. Cũng tương tự thí nghiệm đối của De Doucet et al. (1999) cho thấy LC50 của S. rarum = 6, S.

feltiae = 9, H. bacteriophora = 3 trên ấu trùng G. mellonella. Lại Phú Hoàng (2006) [6] đã thử nghiệm hiệu lực gây chết của các chủng EPN khác nhau với các loại sâu hại khác nhau, cho thấy chỉ số LC50 biến động rất lớn tùy theo chủng tuyến trùng cũng như tùy theo các loài sâu hại

Hình 3.9: Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ ấu trùng BSL chết và số lượng gây nhiễm ban đầu của chủng S-DL13

50

Như vậy để thể hiện được độc lực cho phòng trừ các loài sâu hại khác nhau cần thử nghiệm trên nhiều phổ ký chủ để khẳng định chủng tuyến trùng nào có độc lực với loài sâu nào. De Doucet et al. (1999) vẫn gợi ý tính độc lực của các chủng tuyến trùng dựa trên khả năng sinh sản cũng như gây chết trên ấu trùng BSL trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm với các loài sâu hại khác.

51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣

KẾT LUẬN

1. Đã phân lập được chủng tuyến trùngS-DL13 ký sinh gây bệnh côn trùng từ các vùng cà phê thuộc xã Ea Sin, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tỷ lệ của tuyến trùng trong các mẫu là 0,95 %.

2. Về hình thái chủng tuyến trùng S-DL13 giống loài Steinernema siamkayai Stock, Somsook & Reid, 1998. Đặc điểm hình thái và hình thái lượng chủng tuyến trùng S-DL13 không có sự biến động nhiều so với mô tả gốc từ mẫu vật Thái Lan nhưng có sự đa dạng về số đo của con cái trưởng thành. Đây là ghi nhận mới đối với Việt Nam.

3. Đặc điểm trình tự 2 đoạn gene 18S-rDNA và D2-D3 của chủng tuyến trùng S-DL13 phân lập ở Việt Nam có sự tương đồng rất cao với trình tự của các chủng khác của loài S. siamkayai,phân lập ở Thái Lan với độ tương đồng là 97-99%.

4. Thời gian để hoàn thành chu kỳ phát triển của ấu trùng cảm nhiễm của tuyến trùng S-DL13 trong cơ thể vật chủ là 8-10 ngày. Tỷ lệ gây chết ấu trùng bướm sáp lớn (G. mellonella) tỷ lệ thuận với số lượng ấu trùng cảm nhiễm gây nhiễm ban đầu. Giá trị LC50 của chủng tuyến trùng S-DL13 đồi với ấu trùng bướm sáp lớn là 7, khá thấp cho thấy độc lực của cả chủng tuyến trùng S-DL13 là tương đối mạnh.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu về sinh học chủng tuyến trùng S-DL13, chúng tôi đề nghị:

 Tiếp tục triển khai nghiên cứu về khả năng nhân nuôi chủng tuyến trùng S- DL13 trên môi trường nhân tạo trong điều kiện in vitro nhằm xác định khả năng sản xuất sinh khối chủng tuyến trùng S-DL13 ở qui mô pilot.

 Triển khai thử nghiêm quy mô đồng ruộng đối với chế phẩm sinh học tuyến

52

trùng S-DL13 nhằm xác định hiệu lực phòng trừ và khả năng áp dụng PTSH các đối tương sâu hại ở Việt Nam.

53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử của một số chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng ở hệ sinh thái nông nghiệp tây nguyên (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)