CHƯƠNG 3 47 MÔ PHỎNG GIẢI TÍCH LƯỚI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN HÀNH HIỆU QUẢ LỘ 472,
3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng điện áp bằng nguồn phát điện turbine gió WTG
3.4.2 Chế độ vận hành 6b: WTG vận hành trong điều kiện tốc độ gió 55% định mức
Tương tự như trên, các WTG được cài đặt lại:
- Tốc độ gió vận hành: 55%.10m/s = 5,5m/s
- WTG phát CSPK: điều chỉnh tăng từ 400 kVAr lên 500 kVAr
Dữ liệu tóm tắt kết quả phân bố công suất và điện áp bus-tải trong bảng 3.14 Bảng 3. 14 Dữ liệu kết quả phân bố công suất và điện áp bus-tải chế dộ 6b
Số tải có U% >105 : 0,00 Số tải có U% >100: 22,00
Số tải có U% < =100 : 95,00 104,64
Số tải có U% < 90 : 0,00 Số tải: 117 95,73
KẾT QUẢ DỮ LIỆU MÔ PHỎNG ĐIỆN ÁP TRÊN BUS-TẢI VÀ CÔNG SUẤT TẢI NHẬN ĐƯỢC Chế độ vận hành 4: Smax _ 12WTG500kVAr tốc độ gió55%
MaxVoltage (%) MinVoltage (%)
83
Từ dữ liệu kết quả cho thấy, khi tốc độ gió giảm, lượng CSTD của WTG giảm đi khá nhiều. Mặt khác, so sánh WTG làm việc ở 2 tốc độ gió khác nhau cho thấy CSTD do WTG phát ra có ảnh hưởng rất lớn đến tổn thất công suất và điện áp lưới, hình 3.10
Hình 3. 10 So sánh WTG phát công suất ở 2 tốc độ gió khác nhau
84 Nhận xét chế độ vận hành 6a,b:
Từ kết quả nghiên cứu chế độ vận hành 6a và 6b, kết hợp với các phân tích đánh giá tác dụng của WTGtrong lộ 472, 476 Mộc Châu cho thấy cần thiết phát triển WTG đối với lưới điện 22 kV Mộc Châu nói riềng và toàn bộ lưới phân phối trong huyện Mộc Châu nói chung. WTG vừa có tính năng bù CSPK nhàm ổn định điện áp lưới vừa có khả năng phát CSTD nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng địa phương, giảm được công suất mà hệ thống phải truyền tải từ xa đến.
Mặc dù nghiên cứu về WTG chỉ thông qua 2 chế độ vận hành 6a và 6b, nhưng cũng đủ cơ sở để xây dựng được các phương thức vận hành cho nhiều tình huống khác nhau về điều kiện tóc độ gió, sự đa dạng về cấu trúc lưới phân phối, lựa chọn vị trí kết nối, tính chọn công suất và tổ hợp trạm WTG...VV.
Ưu điểm vượt trội của WTG là nguồn năng lượng tái tạo sạch, các WTG thế hệ mới còn góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan môi trường, thu hút đầu tư du lịch và phát triển kinh tế địa phương.
Kết luận chương 3
Với hơn 6 chế độ vận hành điển hình được nghiên cứu trong chương 3 cho thấy được đặc điểm hiện hiện trạng, những tồn tại và giải pháp khắc phục tương ứng của một hệ thống điện phân phối trong thực tế mà cụ thể là lộ 472, 476 lưới điện 22 kV Mộc Châu. Đồng thời chỉ ra:
- Hệ thống các các trạm bù tụ điện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
- Cần thiết phát triển nguồn điện phân tán, ví dụ như các trạm WTG .
85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung thực hiện trong đồ án tốt nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề tài, cụ thể là:
- Đã trực tiếp thu thập đầy đủ dữ liệu lộ 472, 476 lưới điện 22 kV tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đảm bảo đủ cơ sở cho các nghiên cứu theo yêu cầu của đề tài.
- Mô hình hóa thành công lộ 472,476 lưới điện 22 kV huyện Mộc Châu bằng phần mềm Etap với khối lượng rất lớn các phần tử có trong một lưới điện thực tế như thể hiện trong bảng kết quả giải tích lưới bằng Etap.
- Kết quả mô phỏng hoạt động của lưới điện đã chứng tỏ trạng thái vận hành lưới điện thể hiện qua những thông số kỹ thuật chính, đó là: Phân bố công suất trên đường dây; điện áp tại các bus chính và bus-tải làm cơ sở cho đánh giá độ sai lệch điện áp để có giải pháp khắc phục hợp lý.
- Hiểu rõ nguyên tắc và sự ảnh hưởng của điều chỉnh điện áp nguồn (điều chỉnh đầu phân áp MBA trạm biến áp trung gian) đến ổn định và nâng cao chất lượng điện áp lưới trung thế cũng như điện áp tại các bus-tải trong lưới.
- Trên cơ sở nghiên cứu nguyên lý và tính năng của tụ bù ngang đã áp dụng cho giải pháp ổn định điện áp lưới thông qua việc điều khiển điều chỉnh chế độ vận hành (dung lượng) của các tụ bù ngang trong trạm bù. Kết quả đạt được như mong muốn, đáp ứng mục tiêu của đề tài.
- Nắm được cấu trúc cơ bản và khả năng ứng dụng thực tế của nguồn điện turbine gió, trong đó dạng tiến bộ nhất là DFIG. Thông qua phần mềm Etap, luận văn đã sơ bộ thiết kế được các trạm DFIG công suất nhỏ như một dạng nguồn phân tán nhằm đáp ứng mục tiêu của đề tài.
Tổng thể luận văn đã nghiên cứu một nội dung khá lớn, gồm nhiều vấn đề có tính thời sự, khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, do bước đầu làm một đề tài thực tế có khối lượng dữ liệu lớn, thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của các thầy cô Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Sơn La cùng toàn thể các đồng nghiệp.